Hoa mộc

loài thực vật
(Đổi hướng từ Osmanthus fragrans)

Hoa mộc hay cây mộc, mộc tê, quế hoa (tên khoa học: Osmanthus fragrans) là loài thực vật bản địa của châu Á, từ tây và đông dãy núi Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, miền nam Nhật Bản (Kyushu).[2][3]

Hoa mộc
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Oleaceae
Tông (tribus)Oleeae
Phân tông (subtribus)Oleinae
Chi (genus)Osmanthus
Loài (species)O. fragrans
Danh pháp hai phần
Osmanthus fragrans
Lour., 1790[1]
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
  • Cho O. fragrans var. aurantiacus
  • Osmanthus aurantiacus (Makino) Nakai, 1922
  • Osmanthus fragrans f. aurantiacus (Makino) P.S.Green, 1958
  • Olea fragrans Thunb., 1784
  • Osmanthus aurantiacus var. thunbergii (Makino) Honda, 1939
  • Osmanthus fragrans (Thunb.) Siebold, 1830 nom. illeg.
  • Osmanthus fragrans f. leucanthus T.Yamaz., 1991
  • Osmanthus fragrans var. thunbergii Makino, 1927
  • Osmanthus fragrans f. thunbergii (Makino) T.Yamaz., 1991
  • Osmanthus longibracteatus H.T.Chang, 1982
  • Cho O. fragrans var. fragrans
  • Notelaea posua D.Don, 1825
  • Olea acuminata Wall. ex G.Don, 1837
  • Olea acuminata var. longifolia DC., 1844
  • Olea buchananii Lamb. ex D.Don, 1825
  • Olea fragrans var. acuminata (Wall. ex G.Don) Blume, 1851
  • Olea fragrans var. alba N.N.Dai, 1895
  • Olea fragrans var. longifolia (DC.) Blume, 1851
  • Olea fragrans var. lutea N.N.Dai, 1895
  • Olea ovalis Miq., 1861
  • Olea posua Buch.-Ham. ex D.Don, 1825 nom. nud.
  • Osmanthus acuminatus (Wall. ex G.Don) Nakai, 1930
  • Osmanthus asiaticus Nakai, 1922
  • Osmanthus asiaticus var. latifolius Makino, 1902
  • Osmanthus aurantiacus var. cremeus Nakai, 1949
  • Osmanthus fragrans var. latifolius Makino, 1902
  • Osmanthus fragrans f. latifolius (Makino) Makino, 1909
  • Osmanthus fragrans var. longifolius (DC.) H.Hara, 1966
  • Osmanthus intermedius Nakai, 1949
  • Osmanthus latifolius (Makino) Koidz., 1926
  • Osmanthus macrocarpus P.Y.Pai, 1979

Lịch sử phân loại

sửa

Loài này được nhà tự nhiên học người Thụy Điển Carl Peter Thunberg mô tả lần đầu tiên dưới danh pháp Olea fragans năm 1784 theo mẫu thu thập tại tỉnh Nagasaki, Nhật Bản.[4][5][6] Tên gọi thông thường tại Nhật Bản theo Thunberg là moksei (= mộc tê).[5]

Năm 1790, nhà thực vật học người Bồ Đào Nha João de Loureiro thiết lập chi Osmanthus,[7][8] với loài được ông mô tả Osmanthus fragans sinh sống trong vườn tại Nam Kỳ.[1] Tên gọi thông thường mà Loureiro ghi nhận là α) Hoa mouc tây (= hoa mộc tê). β) Mŏ sī hōa (= mộc tê hoa), Guéi hōa (= quế hoa).[1] Ông cũng cho rằng nó là cùng một loại cây như Thunberg gọi là moksei.[1]

Từ nguyên

sửa

Osmanthus có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ ὀσμή (osmḗ, “mùi”) và ἄνθος (ánthos, "hoa").[8] Tính từ định danh fragans là tiếng Latinh nghĩa là hương, hương thơm.

Các thứ

sửa

Bao gồm 2 thứ là:

Tại Trung Quốc người ta chia thành các thứ như sau:

  • Đan quế (O. fragrans var. aurantiacus): Hoa màu vàng cam, mùi thơm nồng, phiến lá dầy, sẫm màu.
  • Kim quế (O. fragrans var. thunbergii): Hoa màu vàng kim, mùi thơm nồng, phiến lá khá dầy.
  • Ngân quế hay mộc tê (O. fragrans var. latifolius): Hoa màu trắng hơi ánh vàng, mùi ít thơm, phiến lá hơi mỏng.
  • Tứ quý quế hay nguyệt nguyệt quế (O. fragrans var. semperflorens): Hoa màu hơi trắng hoặc ánh vàng, mùi ít thơm, phiến lá mỏng. Ra hoa quanh năm.

Sinh trưởng

sửa
 
Hoa mộc nở rộ ở Tĩnh Giang, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Hoa mộc là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường xanh, có thể cao 3–12 m. Lá dài 7–15 cm và rộng 2,6–5 cm. Hoa có thể có các màu bao gồm màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, dài khoảng 1 cm, mùi từ thơm nhẹ tới thơm nồng. Ở Việt Nam thường gặp hoa màu trắng. Quả màu tím đen, dài 10–15 mm, chín vào mùa xuân, khoảng sáu tháng sau khi hoa nở.[2][3][11][12]

Sử dụng

sửa
 
Trà ướp hoa mộc

Cây hoa mộc được trồng làm cảnh tại châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, do hoa có mùi thơm giống mùi đào chín hoặc mơ chín.[12]

Tại Việt Nam, loài hoa này mọc hoang ở Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương), Kon Tum và được trồng ở nhiều nơi.[13]

Hoa mộc dùng để ướp trà, dùng làm nguyên liệu chính cho món bánh quế hoa, một số bộ phận khác của cây cũng được dùng làm các vị thuốc trong đông y.[13]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d João de Loureiro, 1790. Osmanthus fragrans. Flora cochinchinensis 1: 29.
  2. ^ a b Flora of China: Osmanthus fragrans
  3. ^ a b Flora of Pakistan: Osmanthus fragrans
  4. ^ Carl Peter Thunberg, 1784. Olea fragans. Nova Acta Regiae Societatis Scientiarum Upsaliensis series 2, vol. 4: 39.
  5. ^ a b Carl Peter Thunberg, 1784. Olea fragans. Flora Japonica 18-19, tab. 2.
  6. ^ Carl Peter Thunberg, 1784. Olea fragans. Trong J. A. Murray, 1784. Systema Vegetabilium (ấn bản 14): 57.
  7. ^ João de Loureiro, 1790. Osmanthus. Flora cochinchinensis 1: 17.
  8. ^ a b João de Loureiro, 1790. Osmanthus. Flora cochinchinensis 1: 28.
  9. ^ Osmanthus fragrans var. aurantiacus trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 9-1-2023.
  10. ^ Osmanthus fragrans var. fragrans trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 9-1-2023.
  11. ^ Mitomori: Osmanthus fragrans (in Japanese; google translation)
  12. ^ a b Huxley, A., ed. (1992). New RHS Dictionary of Gardening. Macmillan ISBN 0-333-47494-5.
  13. ^ a b Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 1172.

Liên kết ngoài

sửa