Nai (cây)

loài thực vật
(Đổi hướng từ Oreocnide frutescens)

Cây Nai (danh pháp khoa học: Oreocnide frutescens)[1] là loài thực vật có hoa trong họ Tầm ma. Loài này được (Thunb.) Miq. mô tả khoa học đầu tiên năm 1867.[2]

Oreocnide frutescens
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Urticaceae
Chi (genus)Oreocnide
Loài (species)O. frutescens
Danh pháp hai phần
Oreocnide frutescens
(Thunb.) Miq., 1867
Danh pháp đồng nghĩa
  • Boehmeria frutescens (Thunb.) Thunb.
  • Morocarpus microcephalus Benth.
  • Oreocnide frutescens subsp. frutescens
  • Oreocnide fruticosa (Gaudich.) Hand.-Mazz.
  • Urtica frutescens Thunb.
  • Villebrunea frutescens (Thunb.) Blume
  • Villebrunea frutescens var. hirsuta Pamp.
  • Villebrunea fruticosa (Gaudich.) Nakai
  • Villebrunea microcephala (Benth.) Nakai

Sinh học

sửa

Cây bụi nhỏ, cao từ 1–3 m. Thân cành tròn, lá đơn, mọc cách. Cuống lá hơi tím nâu. Phiến lá hình trái xoan hoặc hơi mũi mác, mặt trên phiến lá có phủ lớp lông thưa đen. Phiến lá dài từ 3–15 cm, rộng từ 1,5 – 6 cm. Hệ gân lông chim có 2-3 cặp gân thứ cấp, cặp gân thứ cấp dưới cùng tạo với gân sơ cấp trông gần như hệ 3 gân gốc. Hoa gần như không cuống, mọc thành cụm từ nách của các lá già đã rụng trước khi ra chồi lá non. Mùa hoa từ tháng 2 đến tháng 4, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 10.

Sinh thái và phân bổ

sửa

Loài cây Nai phân bổ sinh thái chủ yếu ở các rừng hỗn giao, trảng cỏ, nương rẫy hoang hóa, ven đường. Đai cao phân bổ từ 300–2500 m. Khu vực địa lý xuất hiện ở các nước Bhutan, Campuchia, Bắc Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Sirilanka, Thái Lan, Việt Nam, Nam Trung Quốc.[3]

Sử dụng

sửa

Vỏ thân cho sợi dai, thường dùng làm thừng bện. Lá được sử dụng làm thảo dược Đông y.[4]

Chú thích

sửa
  1. ^ Mục 2697, Tên cây rừng Việt Nam; Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Nhà xuất bản Nông nghiệp -2 000
  2. ^ The Plant List (2010). Oreocnide frutescens. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ “Oreocnide frutescens (Thunberg) Miquel, Ann. Mus. Bot. Lugduno-Batavi. 3: 131. 1867” (bằng tiếng anh). Flora of China @ efloras.org. Truy cập 17 tháng 9 năm 2015.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  4. ^ Mục 6418, Cây cỏ Việt Nam; Giáo sư Phạm Hoàng Hộ; Nhà xuất bản Trẻ - 2000

Liên kết ngoài

sửa