Cá bống mang gai

loài cá
(Đổi hướng từ Oplopomus caninoides)

Cá bống mang gai,[2][3] tên khoa họcOplopomus caninoides, là một loài cá biển thuộc chi Oplopomus trong họ Cá bống trắng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1852.

Cá bống mang gai
Oplopomus caninoides
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Gobiiformes
Họ: Gobiidae
Chi: Oplopomus
Loài:
O. caninoides
Danh pháp hai phần
Oplopomus caninoides
(Bleeker, 1852)
Các đồng nghĩa
  • Gobius caninoides Bleeker, 1852
  • Oplopomus vergens Jordan & Seale, 1907

Từ nguyên

sửa

Từ định danh caninoides được ghép từ danh pháp Acentrogobius caninus và hậu tố eidḗs (bắt nguồn từ ειδής trong tiếng Hy Lạp cổ đại nghĩa là “giống”), vì cả hai loài cá này đều có hai răng nanh nhỏ ở hàm dưới.[4]

Phân bố và môi trường sống

sửa

Cá bống mang gai có phân bố trải dài trên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gồm cả Biển Đỏvịnh Ba Tư, từ Đông Phi về phía đông đến quần đảo Solomon, giới hạn phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), phía nam đến bờ bắc ÚcNouvelle-Calédonie.[1] Cá bống mang gai cũng xuất hiện ở vùng biển Singapore.[5]

Cá bống mang gai sống trên nền đáy mềm (bùn, cát), được tìm thấy trong các đầm phá, bãi triều, vũng vịnh, cửa sông và trên cả rạn san hô, độ sâu đến ít nhất 66 m.[6]

Mô tả

sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở Cá bống mang gai là 7,5 cm.[6] Đầu và thân có màu trắng xám/nâu nhạt, nhạt màu hơn ở phần bụng. Có 5 đốm tròn màu nâu đen ở hai bên thân, nhiều chấm nhỏ màu cam đến nâu cam ở hai bên thân và gáy. Hai bên đầu lốm đốm nâu. Vây lưng có các sọc ngang màu nâu sẫm và các hàng đốm xanh lam hoặc cam. Vây đuôi có các vạch xiên màu nâu và xanh lam, hoặc có các hàng đốm chủ yếu ở nửa dưới của vây.

Số gai vây lưng: 7; Số tia vây lưng: 10; Số gai vây hậu môn: 1; Số tia vây hậu môn: 10; Số gai vây bụng: 1; Số tia vây bụng: 5; Số tia vây ngực: ~18.[7]

Thương mại

sửa

Cá bống mang gai được xem là sản phẩm đánh bắt ngoài ý muốn trong nghề cá thương mại, và cũng được bán trên các trang web cá cảnh.[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Stiefel, K. M. (2024). Oplopomus caninoides. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2024: e.T193049A2188741. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Nguyễn Nhật Thi (1978). “Bộ phụ Cá bống (Gobioidei) vịnh Bắc Bộ” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 1 (1): 239–247.
  3. ^ Biện Văn Quyền; Võ Văn Phú (2019). “Đa dạng thành phần loài cá ở hạ lưu Cửa Sót, Hà Tĩnh”. Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 128 (1C): 43–53. doi:10.26459/hueuni-jns.v128i1C.5300. ISSN 1859-1388.
  4. ^ Christopher Scharpf biên tập (2024). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (i-p)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  5. ^ Larson, H.; Jaafar, Z.; Lim, K. (2008). “An updated checklist of the gobioid fishes of Singapore” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. 34: 744–757.
  6. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Oplopomus caninoides trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Helen K. Larson (2022). “Gobiidae”. Trong Phillip C. Heemstra; E. Heemstra; David A. Ebert; W. Holleman; John E. Randall (biên tập). Coastal fishes of the western Indian Ocean (tập 5) (PDF). South African Institute for Aquatic Biodiversity. tr. 117.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)