Olga Boznańska (15 tháng 4 năm 1865 - 26 tháng 10 năm 1940) là một họa sĩ người Ba Lan trong giai đoạn chuyển giao của thế kỷ 20. Bà là một họa sĩ nổi tiếng ở Ba Lan và châu Âu, và có phong cách gắn liền với trường phái ấn tượng của Pháp, mặc dù bà đã phủ nhận điều này.[1]

Olga Boznańska
Olga Boznańska, 1930
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1865-04-15)15 tháng 4 năm 1865
Nơi sinh
Kraków, Đế quốc Áo
Mất
Ngày mất
tháng 10 1940 (1940 -10) (75 tuổi)
Nơi mất
Paris, Pháp bị Đức chiếm đóng
An nghỉNghĩa trang Champeaux, Montmorency
Giới tínhnữ
Quốc tịchBa Lan
Nghề nghiệphọa sĩ
Lĩnh vựcHội họa
Sự nghiệp nghệ thuật
Thể loạichân dung
Tác phẩmCô gái và Hoa cúc (1894)
Người phụ nữ Breton (1889)
Có tác phẩm trongNational Gallery of Canada, Bảo tàng Silesian, Bảo tàng Quốc gia Kraków, Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian, Bảo tàng Quốc gia Warsaw, Bảo tàng Quốc gia Wrocław, Museum of Fine Arts, Houston, Carnegie Museum of Art, Bảo tàng Nghệ thuật ở Łódź, Bảo tàng Orsay, Borys Voznytskyi Lviv National Art Gallery, Bảo tàng Quốc gia ở Kielce, Bảo tàng Quốc gia Poznań, Bảo tàng Opole Silesia ở Opole, Bảo tàng Quốc gia ở Szczecin, Bảo tàng Thượng Silesian ở Bytom, Bảo tàng Đại học Jagiellonian, Bảo tàng Vùng đất Kuyavian và Dobrzyń ở Włocławek
Giải thưởngBắc Đẩu Bội tinh hạng 5, Cành cọ vàng, Huân chương Polonia Restituta hạng 4, Huân chương Polonia Restituta hạng 3

Những năm đầu đời

sửa

Boznańska sinh ra ở Kraków trong thời gian phân chia Ba Lan. Bà là con gái của Adam Nowina Boznański, (xuất thân từ một gia đình Ba Lan quý tộc nhưng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng nên đã làm công việc kỹ sư đường sắt) và Eugénie nhũ danh Mondan gốc Valence, Pháp.[2]

Giáo dục và đào tạo nghệ thuật

sửa

Boznańska đầu tiên học vẽ từ mẹ của bà, một giáo viên của trường Dòng Kinh sĩ Prémontré ở Imbramowice gần Kraków,[3] sau đó là với Józef Siedlecki, Kazimierz PochwalskiAntoni Piotrowski từ năm 1883-6. Sau đó, bà theo học tại trường Adrian Baraniecki dành cho nữ.[2] Bà ra mắt vào năm 1886 tại triển lãm của Hiệp hội Những người bạn Mỹ thuật Kraków.

Từ năm 1886–1890, bà theo học mỹ thuật tại các trường tư thục của Karl Kricheldorf và Wilhelm Dürr ở München - vì phụ nữ chưa được phép vào học Cao đẳng nghệ thuật München.[2]

Sự nghiệp

sửa

Kể từ đó, bà chủ yếu cống hiến ở lĩnh vực tranh chân dung, tĩnh vật và đôi khi là phong cảnh. Bà đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ với cộng đồng nghệ thuật Ba Lan ở München, đặc biệt là Józef Brandt, người đã trở thành người hướng dẫn cho bà.[2] Bức chân dung Paul Nauen năm 1893 của bà đã đạt được thành công đầu tiên trước công chúng - được trao huy chương vàng tại Triển lãm Quốc tế ở Viên vào năm sau đó.[2]

Tại München, bà bắt đầu giảng dạy; năm 1895 bà thay thế Theodor Hummel tại trường tư thục của ông ta, song bà đã từ chối lời mời làm Giáo sư tại Viện Mỹ thuật Kraków vào năm sau đó.[2]

Năm 1898, bà gia nhập Hội Nghệ sĩ Ba Lan "Sztuka" và cùng năm đó chuyển đến Paris, nơi bà trở thành thành viên của Société Nationale des Beaux-Arts và bắt đầu giảng dạy tại Académie de la Grande Chaumière[4] và gia nhập Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật Ba Lan (Polskie Towarzystwo Literacko-Artystyczne).[5]

Bức chân dung nổi tiếng nhất năm 1894 của bà về một đứa trẻ vô danh Cô gái với Hoa cúc đã thu hút những người đương thời bởi bầu không khí tượng trưng và cái nhìn sâu sắc về tâm lý của nó.[5] Boznańska nhận được Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của Pháp vào năm 1912, Vòng nguyệt quế vàng của Học viện Văn học Ba Lan năm 1936, Giải thưởng lớn tại Exposition Internationale des Arts et Techniques dans la Vie Moderne năm 1937,[2] và Huân chương Polonia Restituta năm 1938. Cùng năm đó, tại La Biennale di Venezia, một trong những bức chân dung của bà đã được Vua Ý Victor Emmanuel III mua.[6] Các bức tranh của bà có thể được tìm thấy tại Bảo tàng Quốc gia ở Wrocław, Kraków, PoznańWarsaw cũng như Bảo tàng d'OrsayParisCa 'Pesaro - Phòng trưng bày nghệ thuật hiện đại quốc tế ở Venezia.[7]

Bà qua đời ở Paris năm 75 tuổi.

Đời sống cá nhân

sửa

Boznańska chưa từng kết hôn trong đời.[8] Từ 1898 đến cuối đời, bà sống tại Paris.[8] Tuy bà được nổi danh với các tác phẩm của mình, khoản tiền bà nhận được không đủ trang trải cho cuộc sống và bà luôn phải nhận sự trợ giúp tài chính từ cha mình. Hơn nữa, bà cũng không giỏi trong việc quản lý tài chính và luôn đưa tiền giúp những ai cần trợ giúp.[8] Sau khi cha bà mất năm 1906, bà thừa kế ngôi nhà ở Kraków và cho thuê nó để kiếm tiền.[8] Bà và người em gái Iza tiếp tục sống tại Paris. Sau khi Iza qua đời, bà thừa hưởng gia tài nhưng khoản tiền thuế đã làm bà kiệt quệ tài sản.[9]

Thư viện

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Boznańska Olga”. Malarstwo, Europa; początek XX w. Encyklopedia WIEM, Onet.pl. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ a b c d e f g Kopszak, Piotr (ngày 18 tháng 3 năm 2019). “A life devoted to art – Olga Boznańska”. Europeana (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ Kossowska, Irena (2002). “Olga Boznańska”. Culture.pl (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Manoeuvre, Laurent (1 tháng 6 năm 2018). “Boznanska Olga”. Bộ Văn hóa (Pháp). Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ a b Irena Kossowska, Instytut Sztuki Polskiej Akademii Nauk (tháng 7 năm 2002). “Olga Boznańska”. Sztuki wizualne. Warsaw: Instytut Adama Mickiewicza Culture.pl. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2012.
  6. ^ Adamski, Antoni (21 tháng 3 năm 2006). “Odkrywanie Olgi Poznańskiej”. Nowiny (bằng tiếng Ba Lan). Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022.
  7. ^ Feuß, Axel. “Boznańska, Olga”. www.porta-polonica.de (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022.
  8. ^ a b c d “Olga Boznańska: The painter of souls”. Polish History (bằng tiếng Anh). 15 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022.
  9. ^ Michalska, Magda (14 tháng 4 năm 2022). “Olga Boznanska: The Uneasy Story of a Polish Painter”. DailyArt Magazine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa