Vương Vị

Danh hiệu Shogi Nhật Bản được đồng tài trợ bởi 6 tờ báo lớn của Nhật Bản
(Đổi hướng từ Oi (shogi))

Vương Vị (王位, Ōi) là một trong tám danh hiệu lớn của thế giới Shogi chuyên nghiệp Nhật Bản, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960 với sự đồng tài trợ của 6 tờ báo tại Nhật Bản là Nhật báo Hokkaido[1], Nhật báo Tokyo[2], Nhật báo Chunichi[3], Nhật báo Kobe[4], Nhật báo Tokushima[5]Nhật báo Nishinippon[6]. Giải đấu tranh danh hiệu này được gọi là Vương Vị chiến (王位戦, Ōi-sen), không chỉ được tài trợ bởi 6 tờ báo nêu trên mà còn được tài trợ bởi hãng trà xanh ITOEN Oi Ocha[7][8] kể từ kì 62 (2020) và được tổ chức bởi Liên đoàn Shogi Nhật Bản.

Nhằm tìm ra Khiêu chiến giả thách đấu danh hiệu Vương Vị của đương kim kì đó, thể thức của Vương Vị chiến gồm có 2 phần chính là Sơ loạiKhiêu chiến giả Xác định với việc chia hai tổ kì thủ, đánh vòng tròn một lượt và sau đó cho hai kì thủ đứng nhất mỗi tổ thi đấu với nhau - ván đấu đó được gọi là Chung kết Khiêu chiến giả Xác định, người chiến thắng sẽ trở thành Vương Vị khiêu chiến giả. Thể thức như vậy đã được sử dụng ngay từ kì đầu tiên của Vương Vị chiến năm 1960[9]. Sau đó, khiêu chiến giả và đương kim Vương Vị sẽ thi đấu với nhau trong một loạt trận Best of 7 - 7 ván mà ở đó, ai chiến thắng 4 ván trước là người chiến thắng chung cuộc và sở hữu danh hiệu Vương Vị.

Trong thứ tự sắp xếp danh hiệu nếu một kì thủ sở hữu nhiều hơn một danh hiệu, Vương Vị đứng thứ 3, tức là chỉ sau Long Vương - 1 và Danh Nhân - 2[10]. Ngoài tất cả các kì thủ chuyên nghiệp đăng kí tham gia thi đấu, Vương Vị chiến cũng có sự xuất hiện của hai Nữ Lưu kì sĩ - một người là đương kim Nữ Lưu Vương Vị, người còn lại là Khiêu chiến giả của Nữ Lưu Vương Vị năm đó. Điều đó là cơ sở cho việc vào tháng 2/2021, Liên đoàn Shogi Nhật Bản đã thông báo về việc một Nữ Lưu kì sĩ lọt vào giai đoạn Khiêu chiến giả Xác định của một kì Vương Vị chiến, ngay lập tức cô ấy sẽ đạt đủ điều kiện để tham gia Kỳ thi Kết nạp Kì thủ chuyên nghiệp (棋士編入試験), tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có ai đạt đủ điều kiện bằng cách này. [11]

Ngoài ra, hàng năm (vào khoảng cuối tháng 12 - đầu tháng 1), Liên đoàn Shogi Nhật Bản thường tổ chức một ván đấu kỉ niệm giữa đương kim Vương Vị - Nữ Lưu Vương Vị (王位・女流王位記念対局), với ván đấu gần nhất được tổ chức giữa Fujii Sota Vương Vị - Satomi Kana Nữ Lưu Vương Vị vào ngày 6/1/2022.[12]

Danh dự Vĩnh thế Vương Vị

sửa

Vĩnh thế Vương Vị (永世王位 - Eisei Ōi) là danh dự được trao cho một kì thủ nếu người đó đạt đủ một trong hai điều kiện sau đây:

  • Chiến thắng danh hiệu Vương Vị đủ 10 lần.
  • Sở hữu danh hiệu Vương Vị trong 5 kì liên tiếp.

Tính tới nay, đã có bốn kì thủ đạt được danh dự này/đủ điều kiện đạt danh dự này, đó là:

  • Ōyama Yasuharu (Vương Vị liến tiếp 5 kì 1-5)
  • Nakahara Makoto (Vương Vị liên tiếp 5 kì 14-18)
  • Habu Yoshiharu (Vương Vị liên tiếp 5 kì 34-38)
  • Fujii Sōta (Vương Vị liên tiếp 5 kỳ 61-65)

Các kì thủ giành danh hiệu Vương Vị

sửa

Dưới đây là danh sách các kì Vương Vị chiến trong quá khứ với người chiến thắng và đối thủ của mình. Lưu ý rằng tên kì thủ được in đậm để chỉ năm/kì mà kì thủ đã đạt đủ điều kiện cho danh dự Vĩnh thế Vương Vị.

Năm Người chiến thắng Tỉ số Đối thủ
1 1960 Ōyama Yasuharu 4-1 Tsukada Masao
2 1961 Ōyama Yasuharu (2) 4-1 Maruta Yuzō
3 1962 Ōyama Yasuharu (3) 4-0 Hanamura Motoji
4 1963 Ōyama Yasuharu (4) 4-2 Katō Hifumi
5 1964 Ōyama Yasuharu (5) 4-2 Futakami Tatsuya
6 1965 Ōyama Yasuharu (6) 4-0 Satō Daigorō
7 1966 Ōyama Yasuharu (7) 4-1 Ariyoshi Michio
8 1967 Ōyama Yasuharu (8) 4-1 Ōuchi Nobuyuki
9 1968 Ōyama Yasuharu (9) 4-2 Ariyoshi Michio
10 1969 Ōyama Yasuharu (10) 4-2 Nishimura Kazuyoshi
11 1970 Ōyama Yasuharu (11) 4-1 Yonenaga Kunio
12 1971 Ōyama Yasuharu (12) 4-3 Nakahara Makoto
13 1972 Naitō Kunio 4-1 Ōyama Yasuharu
14 1973 Nakahara Makoto 4-0 Naitō Kunio
15 1974 Nakahara Makoto (2) 4-2 Yonenaga Kunio
16 1975 Nakahara Makoto (3) 4-2 Naitō Kunio
17 1976 Nakahara Makoto (4) 4-2 Katsuura Osamu
18 1977 Nakahara Makoto (5) 4-2 Yonenaga Kunio
19 1978 Nakahara Makoto (6) 4-1 Ōyama Yasuharu
20 1979 Yonenaga Kunio 4-3 Nakahara Makoto
21 1980 Nakahara Makoto (7) 4-0 Yonenaga Kunio
22 1981 Nakahara Makoto (8) 4-3 Ōyama Yasuharu
23 1982 Naitō Kunio (2) 4-2 Nakahara Makoto
24 1983 Takahashi Michio 4-2 Naitō Kunio
25 1984 Katō Hifumi 4-3 Takahashi Michio
26 1985 Takahashi Michio 4-0 Katō Hifumi
27 1986 Takahashi Michio (2) 4-0 Yonenaga Kunio
28 1987 Tanigawa Kōji 4-1 Takahashi Michio
29 1988 Mori Keiji 4-3 Tanigawa Kōji
30 1989 Tanigawa Kōji (2) 4-1 Mori Keiji
31 1990 Tanigawa Kōji (3) 4-3 Satō Yasumitsu
32 1991 Tanigawa Kōji (4) 4-2 Nakata Hiroki
33 1992 Goda Masataka 4-2 Tanigawa Kōji
34 1993 Habu Yoshiharu 4-0 Goda Masataka
35 1994 Habu Yoshiharu (2) 4-3 Goda Masataka
36 1995 Habu Yoshiharu (3) 4-2 Goda Masataka
37 1996 Habu Yoshiharu (4) 4-1 Fukaura Kōichi
38 1997 Habu Yoshiharu (5) 4-1 Satō Yasumitsu
39 1998 Habu Yoshiharu (6) 4-2 Satō Yasumitsu
40 1999 Habu Yoshiharu (7) 4-0 Tanigawa Kōji
41 2000 Habu Yoshiharu (8) 4-3 Tanigawa Kōji
42 2001 Habu Yoshiharu (9) 4-0 Yashiki Nobuyuki
43 2002 Tanigawa Kōji (5) 4-1 Habu Yoshiharu
44 2003 Tanigawa Kōji (6) 4-1 Habu Yoshiharu
45 2004 Habu Yoshiharu (10) 4-1 Tanigawa Kōji
46 2005 Habu Yoshiharu (11) 4-3 Satō Yasumitsu
47 2006 Habu Yoshiharu (12) 4-2 Satō Yasumitsu
48 2007 Fukaura Kōichi 4-3 Habu Yoshiharu
49 2008 Fukaura Kōichi (2) 4-3 Habu Yoshiharu
50 2009 Fukaura Kōichi (3) 4-3 Kimura Kazuki
51 2010 Hirose Akihito 4-2 Fukaura Kōichi
52 2011 Habu Yoshiharu (13) 4-3 Hirose Akihito
53 2012 Habu Yoshiharu (14) 4-1 Fujii Takeshi
54 2013 Habu Yoshiharu (15) 4-1 Namekata Hisahi
55 2014 Habu Yoshiharu (16) 4-2 Kimura Kazuki
56 2015 Habu Yoshiharu (17) 4-1 Hirose Akihito
57 2016 Habu Yoshiharu (18) 4-3 Kimura Kazuki
58 2017 Sugai Tatsuya 4-1 Habu Yoshiharu
59 2018 Toyoshima Masayuki 4-3 Sugai Tatsuya
60 2019 Kimura Kazuki 4-3 Toyoshima Masayuki
61 2020 Fujii Sota 4-0 Kimura Kazuki
62 2021 Fujii Sota (2) 4-1 Toyoshima Masayuki
63 2022 Fujii Sota (3) 4-1 Toyoshima Masayuki
64 2023 Fujii Sōta (4) 4-1 Sasaki Daichi
65 2024 Fujii Sōta (5) 4-1 Watanabe Akira

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “北海道新聞 どうしん電子版”. 北海道新聞 どうしん電子版 (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ “東京新聞 TOKYO Web”. 東京新聞 TOKYO Web (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ “中日新聞Web”. 中日新聞Web (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ “神戸新聞NEXT”. www.kobe-np.co.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ “徳島新聞電子版|徳島県のニュース・イベント”. 徳島新聞電子版 (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “福岡のニュースなら【西日本新聞me】”. 西日本新聞me (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ “お〜いお茶”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 29 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022
  8. ^ “「本物のおいしいを、茶畑から。」 お~いお茶|伊藤園”. 「本物のおいしいを、茶畑から。」 お~いお茶|伊藤園 (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  9. ^ “第1期王位戦”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 30 tháng 1 năm 2022, truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022
  10. ^ “日本将棋連盟主催棋戦一覧|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ “女流棋士・奨励会員・アマチュアにおける 棋戦優秀者への対応について|将棋ニュース|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
  12. ^ 【フルバージョン】藤井聡太王位VS里見香奈女流王位【記念対局】, truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022

Tham khảo

sửa