Nickel(II) chromat

hợp chất hóa học

Nickel(II) chromat là một hợp chất vô cơ, có thành phần gồm ba nguyên tố nickel, chromioxy, với công thức hóa học được quy định là NiCrO4. Hợp chất này có thể hòa tan trong acid, tồn tại dưới trạng thái là một chất rắn màu nâu đỏ, với dung sai cao cho nhiệt. Nó và các ion cấu tạo đã được gán cho sự hình thành khối u và đột biến gen, đặc biệt đối với động vật hoang dã.[2] Nickel(II) chromat có màu tối, không giống như hầu hết các hợp chất chromat có màu vàng khác.[3]

Nickel(II) chromat
Mẫu Nickel(II) chromat
Danh pháp IUPACNickel(II) chromate
Tên khácNickel chromat
Nikenơ chromat
Nickel monochromat
Nikenơ monochromat
Nickel(II) chromat(VI)
Nickel chromat(VI)
Nikenơ chromat(VI)
Nickel monochromat(VI)
Nikenơ monochromat(VI)
Nhận dạng
Số CAS14721-18-7
PubChem61767
Số EINECS238-766-5
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [O-][Cr](=O)(=O)[O-].[Ni+2]

InChI
đầy đủ
  • 1S/Cr.Ni.4O/q;+2;;;2*-1
ChemSpider55656
Thuộc tính
Công thức phân tửNiCrO4
Khối lượng mol174,9586 g/mol
Bề ngoàibột màu nâu đỏ
Khối lượng riêng4,2 g/cm³
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcrất ít tan trong nước[1]
Độ hòa tantan trong acid hydrochloric, tạo phức với amonia
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
Các hợp chất liên quan
Anion khácNickel(II) dichromat
Nickel(II) molybdat
Nickel(II) tungstat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Tổng hợp

sửa

Nickel(II) chromat có thể được hình thành trong phòng thí nghiệm bằng cách nung nóng một hỗn hợp chromi(III) oxidenickel(II) oxide ở nhiệt độ 700 ℃ và 800 ℃ dưới áp suất của khí quyển 1000 oxy. Ngoài ra, hợp chất này còn có thể được sản xuất ở nhiệt độ 535 ℃ và 7,3 bar oxy, nhưng phản ứng phải mất vài ngày để hoàn thành. Nếu áp suất quá thấp hoặc nhiệt độ quá cao nhưng trên 660 ℃ thì thay vì tạo ra Ni(CrO2)2, phản ứng sẽ tạo ra hợp chất dạng ngọc hồng bảo của hai nguyên tố nickel và chromi có cùng công thức hóa học là Ni(CrO2)2.[3]

Karin Brandt cũng tuyên bố có thể tạo thành hợp chất Nickel chromat bằng kỹ thuật thủy nhiệt.[4][5]

Sự lắng đọng ion Ni2+ với chromat tạo ra chất màu nâu có chứa nước.[6]

Phản ứng

sửa

Khi nung nóng ở áp suất oxy thấp và nhiệt độ khoảng 600 ℃, Nickel(II) chromat phân hủy thành dạng ngọc hồng bảo nickel(II) chromit, nickel(II) oxide và oxy.[3]

4NiCrO4 → 2Ni(CrO2)2 + 2NiO + 3O2

Hợp chất khác

sửa

NiCrO4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như NiCrO4·2NH3·4H2O là chất rắn màu đỏ gỉ, NiCrO4·4NH3·2H2O là chất rắn vàng[7], NiCrO4·5NH3·H2O là tinh thể vàng lục[8] hay NiCrO4·6NH3·xH2O là tinh thể lục → vàng lục.[9]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Perry, Dale L. Handbook of Inorganic Compounds, Second Edition (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 290. ISBN 9781439814628.
  2. ^ Eisler, R. (1998). Nickel Hazards to Fish, Wildlife, and Invertebrates: a Synoptic Review. Laurel: U.S. Geological Survey
  3. ^ a b c Muller, Olaf; Roy, Rustum; White, William B. (tháng 12 năm 1968). “Phase Equilibria in the Systems NiO-Cr2O3-O2, MgO-Cr2O3-O2, and CdO-Cr2O3-O2, at High Oxygen Pressures”. Journal of the American Ceramic Society. 51 (12): 693–699. doi:10.1111/j.1151-2916.1968.tb15930.x.
  4. ^ Brandt, Karin (1943). “X-Ray Analysis of CrVO4 and isomorphous compounds”. Arkiv for Kemi, Mineralogi och Geologi. 17A (6): 1–13. (not consulted)
  5. ^ Muller, Olaf; White, William B.; Roy, Rustum (tháng 9 năm 1969). “X-ray diffraction study of the chromates of nickel, magnesium and cadmium”. Zeitschrift für Kristallographie. 130 (1–6): 112–120. doi:10.1524/zkri.1969.130.1-6.112.
  6. ^ Bronowska, W; Staszak, Z; Daszkiewicz, M; Cieślak-Golonka, M; Wojciechowska, A (tháng 5 năm 2002). “Systematic investigation of the [Ni2+–phen–CrO42−] system; dichromate species isolated from alkaline solutions”. Polyhedron. 21 (9–10): 997–1003. doi:10.1016/S0277-5387(02)00912-9.
  7. ^ Nickel: sect. 1-2. Coordination compounds with neutral and inner-complex-forming ligands (Verlag Chemie, 1968), trang 108. Truy cập 15 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Handbuch der anorganischen Chemie: Bd. 1.Abt. Die Elemente der sechsten Gruppe des periodischen Systems. 1921-27. 1 v. 2.Abt. Die Elemente der siebenten Gruppe des periodischen Systems. 1913. 3. Abt. Die Elemente der achten Gruppe des periodischen Systems: 1.T. Die Edelgase, von Eugen Rabinowitsch. 1928. 2.T. A. Eisen und seine Verbindungen. 1931-38. 2.T. B. Verbindungen des Eisens. 1935. 3.T. Kobalt und seine Verbindungen. 1935. 4.T. Nickel und seine Verbindungen. 1937-39 (S. Hirzel, 1937), trang 693 – [1]. Truy cập 21 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ Handbuch Der Anorganischen Chemie: Bd., 1. Abt. Die elemente der sechsten gruppe des periodischen systems. 2 v (Richard Wilhelm Heinrich Abegg, Friedrich Auerbach, Ivan Koppel; S. Hirzel, 1921), trang 401 – [2]. Truy cập 14 tháng 6 năm 2020.