Niềng răng trong suốt là thiết bị chỉnh nha trong suốt, dạng nhựa của niềng răng được sử dụng để điều chỉnh răng.[1]

Niềng răng trong suốt
Phương pháp can thiệp
Một khay nhựa trong suốt vừa với hình dạng của hàm răng
Một khay niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng trong suốt đã trải qua rất nhiều thay đổi khiến việc đánh giá mức độ hiệu quả trở nên khó khăn.[2] Một cuộc đánh giá có hệ thống năm 2014 kết luận rằng những nghiên cứu đã được xuất bản trước đó không đủ chất lượng để xác định tính hiệu quả.[3] Những người có kinh nghiệm cho biết phương pháp này có hiệu quả đối với trường hợp răng cửa mọc lệch ở mức độ vừa phải, nhưng kém hiệu quả hơn niềng răng thông thường đối với một số vấn đề khác[n 1] và không được đề xuất cho trẻ em. Cụ thể niềng răng trong suốt được chỉ định cho "răng mọc lệch từ nhẹ cho đến vừa phải (1–6 mm) và răng mọc thưa từ nhẹ cho đến vừa phải (1–6 mm)", trong trường hợp xương hàm dưới không bị lệch. Phương pháp này cũng có thể được chỉ định cho bệnh nhân răng dịch chuyển về vị trí cũ sau khi chỉnh nha.[5]

Phương pháp điều trị bằng niềng răng trong suốt có liên quan đến bác sĩ chỉnh nha hoặc nha sĩ, hoặc với hệ thống tại nhà, người cần chỉnh nha; nha sĩ/bác sĩ chỉnh nha lấy khuôn răng của bệnh nhân, sau đó sẽ được dùng để tạo ra mô hình kỹ thuật số của hàm răng. Máy tính sẽ tính toán những giai đoạn từ vị trí răng hiện tại cho đến vị trí răng mong muốn, và tạo khay niềng cho mỗi giai đoạn đó. Mỗi khay niềng được đeo 22 tiếng mỗi ngày trong từ một đến hai tuần.[6] Việc đeo và thay đổi khay niềng sẽ giúp dịch chuyển răng vào vị trí đã được thống nhất trước đó giữa nha sĩ/bác sĩ chỉnh nha và bệnh nhân. Một liệu trình trung bình tốn 13,5 tháng.[7] Dù đã có nhiều vụ kiện liên quan đến việc vi phạm bằng sáng chế, không nhà sản xuất nào bị nhận lệnh cấm từ những nhà sản xuất khác.

Chú thích

sửa
  1. ^ Daniel A. Kuncio (The New York State Dental Journal), 2014: "Invisalign đã được chứng minh là có thể giải quyết tình trạng răng cửa mọc lệch ở mức độ vừa phải, nhưng các nghiên cứu về kết quả điều trị đã chỉ ra những điểm yếu của Invisalign so với niềng răng thông thường trong việc điều trị răng trước-sau mọc lệch, độ xoay lớn và răng chìa. Việc răng trước quay trở lại vị trí cũ sau điều trị cũng đã được tìm thấy trong các trường hợp sử dụng Invisalign."[4]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Traditional Braces vs Clear Aligners like Invisalign”. Orthodontics Australia (bằng tiếng Anh). ngày 1 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ Weir, T. (2017). “Clear aligners in orthodontic treatment”. Australian Dental Journal. 62: 58–62. doi:10.1111/adj.12480. PMID 28297094.
  3. ^ Rossini, G.; Parrini, S.; Castroflorio, T.; Deregibus, A.; Debernardi, CL. (tháng 11 năm 2014). “Efficacy of clear aligners in controlling orthodontic tooth movement: A systematic review”. Angle Orthod. 85 (5): 881–9. doi:10.2319/061614-436.1. PMID 25412265. S2CID 10787375. The quality level of the studies was not sufficient to draw any evidence-based conclusions.
  4. ^ Kuncio, Daniel A. (tháng 3 năm 2014). “Invisalign: current guidelines for effective treatment”. The New York State Dental Journal. 80 (2): 11–4. PMID 24851387.
  5. ^ John D. Da Silva, Oxford American Handbook of Clinical Dentistry, New York: Oxford University Press, p. 162.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên partone
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên FogelJanani2010

Đọc thêm

sửa