Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự (Việt Nam)

viện nghiên cứu khoa học đa ngành trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, thành lập năm 1960
(Đổi hướng từ Nha Nghiên cứu Kỹ thuật)

Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự (viết tắt AMST theo tên tiếng Anh của đơn vị là Academy of Military Science and Technology) là một viện nghiên cứu khoa học đa ngành trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam[1] trên cơ sở tổ chức lại Viện Kỹ thuật Quân sự 1 (Viện Nghiên cứu Quân giới đổi tên năm 1960), Viện Kỹ thuật Quân sự 2 (tiếp nhận Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Quân sự của Việt Nam Cộng hòaSài Gòn năm 1975) và sáp nhập các viện nghiên cứu khác thuộc Bộ Tổng Tham mưu, các Tổng cục và binh chủng kỹ thuật. Viện Khoa học và Công nghệ quân sự có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  • Ngày thành lập: ngày 12 tháng 10 năm 1960
  • Trụ sở chính: số 17 phố Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Logo
Quốc gia Việt Nam
Thành lập12 tháng 10 năm 1960; 64 năm trước (1960-10-12)
Phân cấpViện nghiên cứu (Nhóm 3)
Nhiệm vụLà Viện nghiên cứu khoa học đa ngành
Quy mô3.000 người
Bộ phận của Bộ Tổng tham mưu
Bộ chỉ huySố 17, phố Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội
Tên khácAcademy of Military Science and Technology (AMST)
Chỉ huy
Giám đốc
Phó giám đốc
Dương Nhật Dân

Lịch sử

sửa

Thành tựu khoa học kỹ thuật

sửa
1.Phá thủy lôi từ tính và bom từ trường, đảm bảo giao thông 1967-1972 của Viện Kỹ thuật quân sự, Bộ Tư lệnh công binh, Bộ Tư lệnh Hải Quân, Viện Kỹ thuật Bộ Giao thông vận tải, các cục: Đường bộ, Đường sông, Đường biển, cảng Hải Phòng, Ty đảm bảo hàng hải, Tổ GKI Đại học Bách khoa Hà Nội.
2.Nghiên cứu chống nhiễu trong cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở miền Bắc, 1968, 1969, 1970, 1972 của Bộ Tư lệnh phòng không, Viện Kỹ thuật quân sự.
3.Một số vũ khí đặc biệt trong chiến tranh chống Mỹ (A12, DKB nối tầng, các loại vũ khí phá chướng ngại FR, thủy lôi APS), 1960-1972 của Viện Kỹ thuật quân sự.
  • Các công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005.
  • Cụm công trình nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng công trình phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, giai đoạn 1956-1975. Tác giả: KS. Nguyễn Trọng Quyển, KS. Bùi Danh Chiêu, KS. Nguyễn Quán Hồng, KS. Lương Lâm, KS. Nguyễn Cao Đàm, TS. Chu Việt Cường, TS. Vũ Quý Khôi, KS. Nguyễn Bá Thiện, TS. Trần Xuân Nam, KS. Nguyễn Thanh Tâm, KS. Phạm Hoàng Vân, KS. Đào Văn Huệ, KS. Trịnh Minh Thanh, KS. Phan Lưu Long, KS. Nguyễn Cát, KS.Nguyễn Giáo, TS. Nguyễn Quang Hưng, TS. Nguyễn Hữu Phúc, GS.TS. Nguyễn Mạnh Kiểm.[cần dẫn nguồn]
  • Mới đây,sơn hấp thụ sóng ra-đa,là loại vật liệu đặc biệt dùng để sơn phủ lên bề mặt các mục tiêu quân sự nhằm bảo vệ mục tiêu trước sự phát hiện, định vị của ra-đa đối phương dược các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) vừa nghiên cứu chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng ra-đa có ký hiệu PD/RAP-MEH sử dụng để sơn phủ các loại VKTBKT nhằm giảm thiểu thiết diện phản xạ hiệu dụng, nâng cao khả năng ngụy trang của VKTBKT đối với các thiết bị trinh sát, phát hiện và điều khiển sử dụng bức xạ sóng ra-đa trong dải băng X (từ 8 đến 12 GHz).
  • Sơn PD/RAP-MEH được chế tạo từ loại vật liệu tổn hao tổ hợp điện từ tổng hợp trên cơ sở composit của polypyrol và bari ferit. Sơn có màu đen. Một số thông số kỹ thuật chủ yếu của sơn PD/RAP-MEH gồm: Độ nhớt quy ước: 65; thời gian khô bề mặt: 2 giờ, thời gian khô cấp 1: 8 giờ; hàm lượng chất rắn 73,2%; độ cứng: 0,23; độ bền uốn: 2mm. Khả năng hấp thụ sóng ra-đa trong khoảng 8 đến 12 GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%. Thời gian sống của sơn sau khi pha trộn từ 2,5 đến 3 giờ...

Thành tựu công nghệ quân sự

sửa
  • Cụm công trình nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu nổ của các nhà khoa học, kỹ thuật viên, các nhà máy Z113, Z115, Z121, Z131 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) và Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ (do Đại tá TSKH Nguyễn Công Hoè làm Viện trưởng) thuộc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005.
  • Phát triển và đổi mới công nghệ mạ, nhúng kẽm bảo vệ, chống ăn mòn các kết cấu thép trong môi trường khí quyển Việt Nam được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005. (Tác giả: GS.TSKH. Nguyễn Đức Hùng, KS. Lê Quang Tuấn, ThS. Ngô Hoàng Giang, TS. Nguyễn Văn Quỳnh.)
  • Nghiên cứu chế tạo thuốc hoả thuật chịu ẩm cao cho sản xuất vũ khí và công nghệ đánh giá nhanh chất lượng thuốc phóng bằng metyl tím được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005. (Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Công Hoè, KS. Nguyễn Văn Chấn, ThS. Hoàng Phùng, TS. Phạm Quang Định, ThS. Trần Minh Công, ThS. Nguyễn Hướng Đoàn, KS. Lê Hồng Thái, KS. Lê Hoàn.).
  • Nghiên cứu chế tạo các phương tiện phát khói ngụy trang dùng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và tác chiến A2. (Tác giả: ThS. Lê Văn Bàn, CN. Nguyễn Đức Liêm, KS. Trần Văn Nghị, KS. Trần Đông Sơ, KS. Tống Duy Lục, TS. Nguyễn Văn Minh, KS. Bùi Tấn Phụ, TS. Lê Ngọc Định, KS. Vũ Văn Khay, CN. Trần Đức Tuần, KS. Lê Anh Sơn, KS. Phạm Văn Hoàn, KS. Vũ Tiến Diệm, KS. Nguyễn Văn Bình.)
  • Cụm công trình khoa học Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các hệ thống Scada đặc thù diện rộng do Đại tá, GS TSKH Cao Tiến Huỳnh chủ trì cũng với tập thể các nhà khoa học thuộc Viện TĐH KTQS đã được nhận giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2012 (Giải thưởng Hồ CHí Minh).

Đào tạo

sửa
  • Các chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ:
  1. Lý thuyết xác suất và Thống kê toán học;
  2. Cơ sở toán học cho tin học;
  3. Vật lý vô tuyến và điện tử;
  4. Quang học (Quang học và quang điện tử; Vật lý laser);
  5. Hoá hữu cơ (Hóa học các hợp chất cao phân tử; Hóa dầu; Hóa học các hợp chất thiên nhiên);
  6. Hoá lý thuyết và Hoá lý (Hóa học các hợp chất vô cơ; Hóa phân tích; Hấp phụ hoạt hóa; Các chất có hoạt tính sinh học; Chất độc quân sự);
  7. Kỹ thuật hoá học (Công nghệ điện hoá và bảo vệ kim loại; Vật liệu học; Kỹ thuật thuốc phóng thuốc nổ);
  8. Kỹ thuật môi trường (Kỹ thuật và công nghệ sinh-lý-hóa xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm; Khoa học quản lý và bảo vệ môi trường);
  9. Cơ kỹ thuật (Động lực học và độ bền máy; Khí động lực học; Tự động hoá thủy khí; Cơ học vũ khí-đạn);
  10. Kỹ thuật cơ khí và Cơ khí động lực (Kỹ thuật máy bay và thiết bị bay; Động cơ tên lửa; Công nghệ Chế tạo máy);
  11. Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá (Lý thuyết điều khiển và điều khiển tối ưu; Điều khiển các thiết bị bay; Tự động hoá);
  12. Kỹ thuật Điện tử (Kỹ thuật điện tử; Hệ thống viễn thông);
  13. Kỹ thuật Radar dẫn đường (Kỹ thuật định vị và dẫn đường; Kỹ thuật Anten, siêu cao tần).

Lãnh đạo hiện nay

sửa

Giám đốc

sửa

Phó Giám đốc

sửa

Tổ chức

sửa

Hội đồng Khoa học

sửa

Hội đồng Khoa học

Hội đồng Khoa học đào tạo

  • Chủ tịch Hội đồng Khoa học đào tạo: Đại tá, PGS.TS Nguyễn Trang Minh
  • Thư ký Hội đồng: Đại tá, TS Phùng Xuân Thịnh

Các phòng, ban chức năng

sửa
  • Văn phòng: Đại tá Nguyễn Văn Hồng; Đại tá Nguyễn Vịnh
  • Thanh tra: Đại tá Trịnh Hữu Tấn
  • Uỷ ban Kiểm tra: PCN Đại tá Vũ Quang Biển;
  • Phòng Tham mưu - Kế hoạch: Đại tá TS Lê Đức Hạnh; Thượng tá TS Nguyễn Đức Thảo;
  • Phòng Chính trị: Đại tá Khổng Trọng Khoa; Đại tá Nguyễn Tiến Dũng;
  • Phòng Đào tạo: Đại tá PGS.TS Bùi Ngọc Mỹ; Đại tá TS Phùng Xuân Thịnh
  • Phòng Thông tin khoa học quân sự: Thượng tá ThS Hoàng Trường Khánh
  • Phòng Quản lý thiết kế và chất lượng sản phẩm: Đại tá Vũ Văn Thung, Đại tá Lê Công Trình
  • Phòng Tài chính: Đại tá Nguyễn Ngọc Duẩn;
  • Phòng Hậu cần-Kỹ thuật: Đại tá Lưu Việt Cường;
  • Tạp chí Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự: Tổng biên tập: Thượng tá PGS.TS Nguyễn Mạnh Thắng

Các Viện, Trung tâm nghiên cứu

sửa

1. Viện Tên lửa: Phố Hoàng Sâm, Hà Nội

  • Viện trưởng: Đại tá, TS Vũ Mạnh Tuấn.
  • Chính trị viên: Thượng tá Nguyễn Tiến Hưng.
  • Phó Viện trưởng: Đại tá, PGS.TS. Trần Ngọc Thanh.
  • Phó Viện trưởng: Đại tá, TS. Đoàn Văn Thúy

2. Viện Radar: Phố Hoàng Sâm, Hà Nội

  • Viện trưởng: Đại tá, TS Vũ Tuấn Anh;
  • Chính trị viên: Đại tá, TS Lê Duy Hiệu
  • Phó Viện trưởng: Đại tá TS Trần Minh Nghĩa

3. Viện Điện tử: Phố Hoàng Sâm, Hà Nội

  • Viện trưởng: Đại tá, TS Vũ Lê Hà
  • Chính trị viên: Thượng tá Nguyễn Xuân Trường
  • Phó Viện trưởng: Thượng tá, TS Trần Đình Lâm

4. Viện Công nghệ thông tin (MITI): Phố Hoàng Sâm, Hà Nội

  • Viện trưởng: Đại tá, TS Đỗ Việt Bình;
  • Chính trị viên: Thượng tá, ThS Lê Minh Đức
  • Phó Viện trưởng: Đại tá, TS Nguyễn Đức Định
  • Phó Viện trưởng: Đại tá, TS Đặng Thanh Quyền
  • Phó Viện trưởng: Trung tá, ThS Huỳnh Huy Cường

5. Viện Tự động hóa kỹ thuật quân sự (CAPITI): 89B, phố Lý Nam Đế, Hà Nội

  • Viện trưởng: Đại tá, TS Trần Ngọc Bình
  • Chính trị viên: Đại tá, ThS Vương Đức Thấn
  • Phó viện trưởng: Đại tá TS Lê Việt Hồng
  • Phó viện trưởng: Đại tá ThS Phạm Tiến Dũng

6. Viện Hóa học - Vật liệu: Phố Hoàng Sâm, Hà Nội

  • Viện trưởng: Đại tá PGS.TS Ninh Đức Hà
  • Chính trị viên: Đại tá Nguyễn Tiến Mạnh
  • Phó Viện trưởng: Đại tá, TS. Võ Hoàng Phương
  • Phó Viện trưởng: Đại tá, PGS.TS Nguyễn Mạnh Tường

7. Viện Vật lý kỹ thuật: Phố Hoàng Sâm, Hà Nội

  • Viện trưởng: Đại tá, TS Nguyễn Thu Cầm
  • Phó Viện trưởng: Trung tá, ThS Nguyễn Ngọc Sơn

8. Viện Công nghệ mới

  • Viện trưởng: Đại tá, PGS.TS Nguyễn Văn Hoàng;
  • Phó Viện trưởng: Thượng tá Phạm Kiên Cường

9. Viện Vật lý - Y - Sinh học: Thành phố Hồ Chí Minh

  • Viện trưởng: Đại tá, TS Nguyễn Nhật An
  • Phó Viện trưởng: Thiếu tá Lê Hải Nam

10. Viện Nhiệt đới môi trường: 57A Trương Quốc Dung, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

  • Viện trưởng: Thượng tá, PGS, TS. Lê Anh Kiên
  • Chính trị viên: Thượng tá, ThS Nguyễn Văn Sơn
  • Phó Viện trưởng: Trung tá, ThS Lê Văn Tâm

11. Trung tâm Công nghệ cơ khí chính xác: Hoài Đức, Hà Nội

  • Giám đốc: Đại tá, TS Nguyễn Thanh Bình
  • Chính trị viên: Đại tá, Nguyễn Văn Lâm
  • Phó Giám đốc: Đại tá, ThS Phạm Ngọc Nguyên

12. Cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Trưởng CQĐD: Thượng tá Trần Ngọc Anh

Doanh nghiệp ứng dụng và chuyển giao công nghệ

sửa

13. Công ty cổ phần Điện tử - Tin học - Hóa chất [3] Lưu trữ 2007-11-22 tại Wayback Machine(ELINCO)

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị: Đại tá Đỗ Quang Tảo
  • Tổng Giám đốc: Đại tá Nguyễn Việt Hùng

14. Công ty Phát triển phần mềm và hỗ trợ công nghệ (MISOFT)[4] Lưu trữ 2007-11-22 tại Wayback Machine, trụ sở: 11 Phan Huy Chú - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

  • Giám đốc: Đại tá Vũ Quốc Thành

15. Tập đoàn Hà Đô[5] Lưu trữ 2007-11-22 tại Wayback Machine: số 8 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội.

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị: Đại tá Nguyễn Trọng Thông
  • Tổng Giám đốc: Thượng tá Nguyễn Đức Toàn

Các nhà khoa học, nhà quản lý khoa học tiêu biểu và công trình nghiên cứu

sửa
  • Trần Đại Nghĩa: Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Giải thưởng Hồ Chí Minh, kỹ sư vũ khí, Giám đốc đầu tiên của Nha nghiên cứu Quân giới (1947-1951) (tiền thân của Viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Vũ khí).
  • Nguyễn Trinh Tiếp: nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quân giới (1951-1953), giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ.
  • Phạm Đồng Điện: nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Quân giới (1951-1956), Giáo sư, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Trần Sâm: Thượng tướng, Viện trưởng đầu tiên của Viện Kỹ thuật Quân sự (1960-1963), nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 4, Bộ trưởng Bộ Vật tư.
  • Hoàng Đình Phu: Đại tá, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước, nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự (1963-1976), chủ trì và tham gia các đề tài về chế tạo bozoka, SKZ, ĐKZ... thời chống Pháp, các đề tài về phá bom từ trường, thủy lôi và phối hợp với các cơ sở nghiên cứu khác thời chống Mỹ. [6] Lưu trữ 2009-03-24 tại Wayback Machine
  • Phan Thu: Trung tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Giáo sư, Giải thưởng Hồ Chí Minh, tham gia và chủ trì các đề tài chống nhiễu và phá bom từ trường thời kháng chiến chống Mỹ
  • Trần Thức Vân: Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, Giải thưởng Hồ Chí Minh, các đề tài về chống nhiễu
  • Trương Khánh Châu: Trung tướng, Phó Giáo sư, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hàng không Nga, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, công trình chế tạo máy bay hạng nhẹ cho phi công tập nhảy dù.
  • Nguyễn Văn Đệ: Đại tá, Kỹ sư, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đề tài cải tiến dàn Tên lửa thời chống Mỹ, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 3.
  • Quách Đăng Triều: Giáo sư, TSKH, Viện trưởng Viện Hóa học Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên là nghiên cứu viên Viện Hóa học thuộc Viện Kỹ thuật Quân sự 1 [7][liên kết hỏng],
  • Nguyễn Lãm: Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Giám đốc Trung tâm Toán - Máy tính.
  • Vũ Công Lập: Đại tá, TSKH, nguyên Giám đốc Trung tâm Vật lý Y Sinh học, Phó Viện trưởng Viện KTQS II, Người sáng lập, phát triển Ngành Vật lý Y Sinh học ở Việt Nam (Ngày thành lập 07/10/1989.
  • Nguyễn Quang A: Giáo sư, TSKH, Giám đốc Công ty 3C, nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, nguyên là nghiên cứu viên Trung tâm Toán - Máy tính thuộc Viện Kỹ thuật Quân sự 1
  • Lê Mỹ Tú: Đại tá, Giáo sư.TSKH, nguyên Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã, nguyên là nghiên cứu viên Viện Kỹ thuật Quân sự 1 Hà Nội.
  • Nguyễn Đức Hùng: Giáo sư, TSKH hoá học, nguyên Viện trưởng Viện hoá học quân sự, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự
  • Cao Tiến Huỳnh: Giáo sư, TSKH Tự động hoá, nguyên Viện trưởng Viện Tự động hoá KTQS, giải thưởng Hồ Chí Minh.
  • Đỗ Ngọc Khuê: Giáo sư, TSKH hoá học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Công nghệ mới.
  • Trần Hữu Phát: Giáo sư, TSKH vật lý, nguyên Viện trưởng Viện KH&KT Hạt nhân.
  • Trần Bá Chữ: Giáo sư, TSKH vật lý, nguyên Phân viện trưởng Phân Viện Vật lý kỹ thuật
  • Nguyễn Thiện Nhân: Giáo sư Kinh tế, Tiến sĩ Điều khiển học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Phó Thủ tướng, nguyên nghiên cứu viên phòng Mô hình hóa - mô phỏng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hoàng Kim Giao: Liệt sĩ (hy sinh ngày 29-12-1967 tại xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, giải thưởng Hồ Chí Minh, nguyên nghiên cứu viên.
  • Trần Việt Thanh: Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên trợ lý kỹ thuật B20-Viện Kỹ thuật Quân sự.
  • Nguyễn Thanh Hòa: Thứ trưởng thường trực Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam, nguyên trợ lý kỹ thuật B20-Viện Kỹ thuật Quân sự.
  • Cao Ngọc Xuyên: Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội khóa XII, nguyên trợ lý kế hoạch, Phòng Kế hoạch (B1) Viện Kỹ thuật Quân sự
  • Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu Trung tâm Toán máy tính (B19)Viện Kỹ thuật quân sự

Giám đốc, Viện trưởng qua các thời kỳ

sửa

Chính ủy qua các thời kỳ

sửa
  • Hoàng Tuyên, Thiếu tướng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vũ khí
  • 2010, Phạm Quang Định, Đại tá, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ, giải thưởng nhà nước
  • 2010-2016, Hoàng Bằng, Trung tướng (2014), nguyên Phó Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật (2007-2010)

Phó Giám đốc qua các thời kỳ

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Từ tháng 4 năm 2023, Bộ Quốc phòng chuyển giao Viện về cho Bộ Tổng tham mưu
  2. ^ “Triển khai quyết định của Bộ Quốc phòng về công tác tổ chức, cán bộ”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 29 tháng 3 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa