Nhật Bản thư kỷ

cuốn sách cổ thứ nhì về lịch sử cổ điển Nhật Bản
(Đổi hướng từ Nhật Bản Thư Kỷ)

Nihon Shoki (日本書紀 (Nhật Bản thư kỷ)?) hay Yamato Bumi là bộ sách cổ thứ hai về lịch sử Nhật Bản. Cuốn này tỉ mỉ và chi tiết hơn bộ cổ nhất, Kojiki, và là một tài liệu quan trọng của các nhà lịch sử và khảo cổ học vì nó ghi lại hầu hết sử liệu còn sót lại về Nhật Bản cổ đại. Nihon Shoki được biên soạn xong vào năm 720 dưới sự biên tập của Hoàng tử Toneri, có trợ giúp của Ō no Yasumaro[1]. Bộ sách này còn có tên Nihongi (日本紀 (Nhật Bản kỷ)?).

Một trang bản chép tay Nihon Shoki, đầu thời kỳ Heian

Giống như Kojiki, Nihon Shoki mờ đầu với một loạt thần thoại, nhưng tiếp tục ghi chép cho tới các sự kiện thuộc thế kỷ thứ VIII. Bộ sách này được cho là đã ghi lại chính xác về các triều đại của Thiên hoàng Tenji, Thiên hoàng Tenmu và nữ Thiên hoàng Jitō. Nihon Shoki tập trung ghi lại công đức của các đấng minh quân cũng như lỗi lầm của hôn quân. Bộ sách kể lại các phần về thời huyền sử cũng như quan hệ ngoại giao với các nước khác. Giống như nhiều thư tịch chính thức cùng thời, Nihon Shoki được viết bằng chữ Hán. Mặt khác, Kojiki được viết cả bằng tiếng Hán lẫn ký âm tiếng Nhật (chủ yếu cho tên gọi và bài hát). Nihon Shoki cũng có nhiều chú thích chuyển ngữ lưu ý người đọc cách phát âm từ bằng tiếng Nhật. Truyện kể trong bộ sách này và Kojiki được gọi chung là truyện kể Kiki.[2]

Một trong những câu chuyện đầu tiên xuất hiện trong Nihon Shoki là câu chuyện về Urashima Tarō, được coi là một trong những câu chuyện sớm nhất có các chuyến du hành xuyên thời gian.[3]

Các chương

sửa
 
Mục từ ngày 15 tháng 4 năm 683 SCN (năm Temmu thứ 12), về việc sử dụng tiền đúc bằng đồng, một ghi chép cổ về tiền tệ Nhật Bản. Trích dẫn từ phiên bản thế kỷ XI.

Quá trình biên soạn

sửa

Shoku Nihongi chép vào tháng 5 năm 720 rằng "先是一品舍人親王奉勅修日本紀。至是功成奏上。紀卅卷系圖一卷" (‘’Tiên thị nhất phẩm Xá nhân Thân vương phụng sắc tu Nhật Bản kỷ. Chí thị công thành tấu thượng. Kỷ tạp quyển hệ đồ nhất quyển). Nghĩa là "Cho đến lúc này, Thân vương Toneri đang biên soạn Nihongi theo thánh chỉ; ông đã hoàn thành, nộp 30 quyển sử và một quyển phả hệ ". Quyển về phả hệ đã bị thất lạc.

Đóng góp

sửa

Quá trình biên soạn thường được nghiên cứu dựa trên văn phong của mỗi chương. Mặc dù viết bằng Hán tự cổ, một số phần vẫn sử dụng văn phong đặc trưng của các soạn giả Nhật, dù một số phần khác có vẻ thực sự được viết bởi chính người Trung Quốc. Theo các nghiên cứu gần đây, phần lớn các chương sau chương 14 (bản kỷ về Thiên hoàng Yuryaku) đều do người gốc Trung Quốc viết, trừ chương 22 và 23 (bản kỷ về Thiên hoàng SuikoThiên hoàng Jomei). Tương tự như vậy, chương 13 kết thúc với câu "xem chi tiết sự kiện tai bản kỷ về Thiên hoàng Ōhatsuse (Yūryaku)" ám chỉ tới vụ hành thích Thiên hoàng Anko, ngụ ý rằng chương này được viết sau khi biên soạn các chương tiếp theo. Một số người tin rằng chương đầu tiên được biên soạn là chương 14.

Tham khảo

sửa

Nihon Shoki được cho là đã dựa trên các thư tịch cổ hơn, đặc biệt là các ghi chép liên tục được lưu giữ tại triều đình Yamato kể từ thế kỷ VI. Bộ sách này cũng có cả các thư tịch và truyện dân gian do các hào tộc thần phục triều đình dâng lên. Trước Nihon Shoki, đã có TennōkiKokki do Thái tử ShōtokuSoga no Umako soạn, nhưng vì chúng được lưu trữ tại nhà Soga nên đều bị đốt cháy trong Sự biến Isshi.

Những người soạn nên tác phẩm này đề cập tới rất nhiều nguồn tư liệu không còn tới ngày nay. Theo nhiều nguồn, ba thư tịch của Baekje (ví dụ như Kudara-ki được trích dẫn chủ yếu với mục đích ghi lại các sự kiện ngoại giao.[4]

Các ghi chép nhiều khả năng viết tại Baekje có thể đã được trích dẫn trong Nihon Shoki. Nhưng những người chuộng nguyên bản cho rằng các học giả lưu tán khi Yamato chinh phạt Baekje đã viết bộ sử này và các tác giả của Nihon Shoki đã dựa nhiều vào nguồn sử liệu đó.[5] Điều đó rất đáng lưu ý nhất là những đoạn đề cập tới sự thù địch giữa ba vương quốc Triều Tiên cổ là Silla, GoguryeoBaekje. Việc sử dụng các tên cung điện của Baekje trong Nihon Shoki là một bằng chứng khác cho thấy các sử quan đã tham khảo thư tịch của Baekje.

Một số nguồn được trích dẫn khuyết danh với cái tên aru fumi (一書; nhất thư), để chép lại các dị bản của một sự kiện nhất định.

Phóng đại thời gian trị vì

sửa

Phần lớn các học giả đồng ý rằng ngày lập quốc của Nhật Bản (660 TCN) và các Thiên hoàng đầu tiên đều là truyền thuyết và thần thoại.[6] Nhưng điều đó không có nghĩa những con người đó không có thật, chỉ là chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng họ có thật và có thể xếp được họ vào một giai đoạn lịch sử cụ thể. Nhiều khả năng họ là tù trưởng hay vua trong vùng, và nhà nước họ đứng đầu cũng không trị vì toàn bộ hay thậm chí là chỉ là phần lớn nước Nhật.

Với những triều đại đó, và cả các triều ŌjinNintoku, thời gian trị vì có lẽ đã bị phóng đại để đảm bảo thời gian trị vì của Hoàng gia đủ dài. Nhiều người tin rằng năm 660 TCN được chọn vì đó là năm Tân Dậu, theo Đạo giáo là một năm thích hợp để thực hiện những bước đột phá. Đạo giáo gộp 21 thiên can địa chi lại thành một đơn vị thời gian, soạn giả Nihon Shoki lấy năm 601 (cũng là một năm Tân Dậu, năm này Thái tử Shotoku tiến hành cải cách) làm năm "cách mạng mới", do đó năm 660 TCN, tức là 1260 năm trước đó, làm năm lập quốc.

Kesshi Hachidai ("Khiếm sử bát đại")

sửa

Về 8 Thiên hoàng trong chương 4, chỉ có duy nhất ngày tháng năm sinh, năm được phong Thái tử, tên phi tần và vị trí lăng mộ được ghi lại. Họ được gọi chung là Kesshi Hachidai (欠史八代, "Khiếm sử bát đại") vì không có truyền thuyết nào có liên quan tới họ. Nhiều nghiên cứu gần đây ủng hộ quan điểm cho rằng các Thiên hoàng này được "nghĩ" ra để đẩy sự kiện Jimmu đăng cơ lùi về được tới năm 660 TCN. Chính Nihon Shoki cũng "nâng" Thiên hoàng "thứ 10" Sujin lên bằng cách chép rằng ông được gọi là Thiên hoàng Hatsu-Kuni-Shirasu (御肇国|Ngự Triệu Quốc, tức Quốc chủ đầu tiên).

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Nihongi: Chronicles of Japan from the Earliest Times to A.D. 697, dịch từ nguyên bản tiếng Nhật và Trung của William George Aston. page xv (Introduction). Tuttle Publishing. Tra edition (July 2005). First edition published 1972. ISBN 978-0-8048-3674-6
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ Yorke, Christopher (tháng 2 năm 2006), “Malchronia: Cryonics and Bionics as Primitive Weapons in the War on Time”, Journal of Evolution and Technology, 15 (1): 73–85, truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2009
  4. ^ Sakamoto, Tarō. (1991). The Six National Histories of Japan: Rikkokushi, John S. Brownlee, tr. pp. 40-41; Inoue Mitsusada. (1999). "The Century of Reform" in The Cambridge History of Japan, Delmer Brown, ed. Vol. I, p.170.
  5. ^ Sakamoto, pp. 40-41.
  6. ^ Rimmer, Thomas et al. (2005). The Columbia Anthology of Modern Japanese Literature, p. 555 n1.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa