Blues
Nhạc Blues (/bluːz/) [1] có nguồn gốc từ những điệu hát của miền tây Phi Châu được các nô lệ da đen mang sang Bắc Mỹ, đặc biệt là vùng châu thổ sông Mississippi (Mississippi Delta) tại miền nam Hoa Kỳ. Tại vùng đất mới, điệu nhạc thô sơ này được phát triển thêm với các nhạc khí mới và trở nên rất phổ thông trong các cộng đồng nô lệ người Mỹ gốc Phi khi họ tụ tập với mục đích làm việc, gặt hái, tín ngưỡng hay tiêu khiển.[2] Dần dần nhạc Blues cũng được ưa chuộng bởi giới trẻ da trắng Hoa Kỳ. Từ đó nó đã có ảnh hưởng đến hầu hết các loại nhạc tại Bắc Mỹ: nhạc Jazz, Big bands, Ragtime, Rhythm & Blues (R&B), Soul, Rock and roll, nhạc Pop, nhạc đồng quê và ngay đến nhạc cổ điển của thế kỷ 20.
Nhạc blues | |
---|---|
Nguồn gốc từ loại nhạc | Dân ca, Work songs, Tinh thần (âm nhạc) |
Nguồn gốc văn hóa | Cuối thế kỷ 19 ở phía nam Hoa Kỳ |
Nhạc cụ điển hình | Guitar, Guitar bass, Dương cầm, Harmonica, Contrabass, Trống, Saxophone, Thanh nhạc, Trumpet, Cornet, Trombone |
Hình thức phái sinh | Bluegrass music, Jazz, Rhythm and blues, Rock and roll, Rock |
Tiểu thể loại | |
Thể loại pha trộn | |
Sân khấu vùng | |
Chủ đề liên quan | |
Motif blues, dùng phổ biến trong nhạc jazz, blues và rock and roll, được đặc trưng bởi các gam tiến, trong đó blues mười hai thanh là phổ biến nhất. Các nốt nhạc blues, với mục đích biểu cảm, được hát hoặc chơi ngang hoặc chuyển dần (từ cung thứ 3 đến cung trưởng thứ 3) trong giọng tương ứng. Đây cũng là một phần đặc trưng quan trọng của loại nhạc này.
Blues là một thể loại nhạc có những đặc điểm khác như lời bài hát, dòng âm bass, và các nhạc cụ riêng. Blues có các loại nhạc blues nhỏ hơn bao gồm blues đồng quê, chẳng hạn như nhạc blues Delta, blues Piedmont và blues Texas, và blues phong cách đô thị như Chicago blues và West Coast blues. Thế chiến II đánh dấu sự chuyển đổi từ blues acoustic sang blues điện và giới thiệu nhạc blues cho một đối tượng công chúng rộng lớn hơn, đặc biệt là những người da trắng. Trong năm 1960 và 1970, một hình thức lai tạo gọi là blues-rock đã phát triển và định hình.
Ngày nay, nhạc Blues được thưởng thức hay trình diễn bởi nhiều sắc dân của các văn hóa khác nhau trên khắp thế giới: từ Nhật sang đến Anh, từ Đông Âu cho đến Nam Mỹ, từ Nga xuống đến Úc.
Từ nguyên học
sửaTừ này có thể xuất phát từ thuật ngữ blue devils - "quỷ xanh", có nghĩa là u sầu và buồn bã. Việc sử dụng đầu tiên của blues theo ý nghĩa này được thực hiện trong một màn hài kịch một hồi Blue Devils của George Colman (1798).[3] Mặc dù trong âm nhạc người Mỹ gốc Phi từ trước đó đã có thể sử dụng từ này, nó đã được chứng thực từ năm 1912, khi "Dallas Blues" Hart Wand đã trở thành tác phẩm nhạc blues có bản quyền đầu tiên.[4][5] Trong lời bài hát blues thường được sử dụng để mô tả một tâm trạng chán nản.[6]
Ghi chú
sửa- ^ Kunzler's dictionary of Jazz provides two separate entries: blues, an originally African-American genre (p.128), and the blues form, a widespread musical form (p.131).
- ^ “The Evolution of Differing Blues Styles”. How To Play Blues Guitar. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
- ^ The "Trésor de la Langue Française informatisé" provides this etymology to the word blues and George Colman's farce as the first appearance of this term in the English language, see “Blues”. Centre Nationale de Ressources Textuelles et Lixicales. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2010. (tiếng Pháp)
- ^ Davis, Francis. The History of the Blues. New York: Hyperion, 1995.
- ^ Eric Partridge, A Dictionary of Slang and Unconventional English, 2002, Routledge (UK), ISBN 978-0-415-29189-7
- ^ Tony Bolden, Afro-Blue: Improvisations in African American Poetry and Culture, 2004, University of Illinois Press, ISBN 978-0-252-02874-8
Tham khảo
sửa- Barlow, William (1993). “Cashing In”. Split File: African Americans in the Mass Media: 31.
- Bransford, Steve. "Blues in the Lower Chattahoochee Valley" Southern Spaces 2004
- Clarke, Donald (1995). The Rise and Fall of Popular Music. St. Martin's Press. ISBN 978-0-312-11573-9.
- Lawrence Cohn biên tập (1993). Nothing But the Blues: The Music and the Musicians. Abbeville Publishing Group (Abbeville Press, Inc.). ISBN 978-1-55859-271-1.
- Dicaire, David (1999). Blues Singers: Biographies of 50 Legendary Artists of the Early 20th Century. McFarland. ISBN 978-0-7864-0606-7.
- Ewen, David (1957). Panorama of American Popular Music. Prentice Hall. ISBN 978-0-13-648360-1.
- Ferris, Jean (1993). America's Musical Landscape. Brown & Benchmark. ISBN 978-0-697-12516-3.
- Garofalo, Reebee (1997). Rockin' Out: Popular Music in the USA. Allyn & Bacon. ISBN 978-0-205-13703-9.
- Herzhaft, Gérard, Paul Harris and, Brigitte Debord (1997). Encyclopedia of the Blues. University of Arkansas Press. ISBN 978-1-55728-452-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Komara, Edward M. (2006). Encyclopedia of the blues. Routledge. ISBN 978-0-415-92699-7.
- Kunzler, Martin (1988). Jazz Lexikon (bằng tiếng Đức). Rohwolt Taschenbuch Verlag. ISBN 978-3-499-16316-6.
- Morales, Ed (2003). The Latin Beat. Da Capo Press. ISBN 978-0-306-81018-3.
- Paul Oliver and Richard Wright (1990). Blues Fell This Morning. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-37793-5.
- Palmer, Robert (1981). Deep Blues. Viking. tr. 310 pages. ISBN 978-0-670-49511-5.
- Schuller, Gunther (1968). Early Jazz: Its Roots and Musical Development. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-504043-2.
- Southern, Eileen (1997). The Music of Black Americans. W. W. Norton & Company. ISBN 978-0-393-03843-9.
- Curiel, Jonathan (ngày 15 tháng 8 năm 2004). “Muslim Roots of the Blues”. SFGate. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2005.
Đọc thêm
sửa- Brown, Luther. "Inside Poor Monkey's", Southern Spaces, ngày 22 tháng 6 năm 2006.
- Dixon, Robert M.W., and John Godrich (1970). Recording the Blues. London: Studio Vista. 85 p., amply ill. SBN 289-79829-9
- Oakley, Giles (1976). The Devil's Music: a History of the Blues. London: BBC. tr. 287. ISBN 978-0-563-16012-0.[liên kết hỏng]
- Keil, Charles (17 tháng 11 năm 1991). Urban Blues. Chicago, IL: University of Chicago Press. tr. 255 + ix + 8pp of plates. ISBN 978-0-226-42960-1.
- Oliver, Paul (1998). The Story Of The Blues . Northeastern University Press. tr. 212. ISBN 978-1-55553-355-7.
- Oliver, Paul (1965). Conversation with the Blues, Volume 1. New York: Horizon Press. tr. 217. ISBN 978-0-8180-1223-5.
- Rowe, Mike (1973). Chicago Breakdown. Eddison Press. tr. 226 pages. ISBN 978-0-85649-015-6.
- Titon, Jeff Todd (1994). Early Downhome Blues: a Musical and Cultural Analysis (ấn bản thứ 2). University of North Carolina Press. tr. 318 pages. ISBN 978-0-8078-4482-3.
- Welding, Peter, and Toby Brown, jt. eds. (1991). Bluesland: Portraits of Twelve Major American Blues Masters, in series, Dutton Book[s]. New York: Penguin Group. 253, [2] p., ill., chiefly with b&w photos. ISBN 0-525-93375-1
Liên kết ngoài
sửaTừ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons |
- Blues trên DMOZ
- The American Folklife Center's Online Collections and Presentations
- American Music: An almost comprehensive collection of historical blues recordings.
- The Blue Shoe Project - Nationwide (U.S.) Blues Education Programming
- "The Blues", documentary series by Martin Scorsese, aired on PBS
- The Blues Foundation
- The Delta Blues Museum
- The Music in Poetry – Viện Smithsonian lesson plan on the blues, for teachers
- American Music: Archive of artist and record label discographies