Nhóm ngôn ngữ Hy Lạp

Nhánh con của ngữ hệ Ấn-Âu

Nhóm ngôn ngữ Hy Lạp hay nhóm ngôn ngữ Hellen (thuật ngữ tiếng Anh: Hellenic) là một nhánh con của ngữ hệ Ấn-Âu, với phân nhánh chính là tiếng Hy Lạp.[2] Trong hầu hết các phân loại, nhóm này chỉ bao gồm tiếng Hy Lạp,[3][4] nhưng vẫn có một số nhà ngôn ngữ học sử dụng thuật ngữ Hellenic để bao hàm tiếng Hy Lạp chuẩn và các biến thể khác được cho là có quan hệ họ hàng nhưng đủ khác biệt để được coi là ngôn ngữ riêng biệt, giữa các ngôn ngữ cổ đại[5] hoặc các biến thể tiếng Hy Lạp hiện đại.[6]

Nhóm ngôn ngữ Hy Lạp
Ngữ tộc Hy Lạp/Hellenic
Phân bố
địa lý
Hy Lạp, Đảo Síp, Ý, Tiểu Á và vùng Biển Đen
Phân loại ngôn ngữ họcẤn-Âu
Tiền ngôn ngữHy Lạp nguyên thủy
Ngữ ngành con
ISO 639-5:grk
Linguasphere:56= (phylozone)
Glottolog:gree1276[1]

Cây phát sinh

sửa

Có đề xuất cho rằng thuật ngữ "Hellenic" nên được dùng để bao hàm cả tiếng Hy Lạp chuẩn và tiếng Macedon cổ, một ngôn ngữ hầu như chưa được chứng thực và chưa rõ mức độ quan hệ với tiếng Hy Lạp. Giả thuyết "Hellenic" với hai nhánh nêu trên đây cho rằng tiếng Macedon cổ không phải là một phương ngữ của tiếng Hy Lạp mà là một "ngôn ngữ chị em" bên ngoài nhóm Hy Lạp chuẩn.[5][7] Nhiều đề xuất khác lại gộp tiếng Macedon cổ vào tiếng Hy Lạp chuẩn,[8][9] hoặc gộp nó vào nhóm Cổ-Balkan chưa được phân loại.[10]

Hellen 
 Hy Lạp 

Hy Lạp hiện đại chuẩn

Yevanic

Síp

Cappadocia

Pontus

Krym (tiếng Mariupol)

Romano-Hy Lạp (tiếng trộn)

Hy Lạp Italiot 

Griko (ảnh hưởng bởi tiếng Doric)

Grecanico

Aeolis

Arcadocypriot † (có quan hệ với tiếng Mycenaea?)

Pamphylia

Mycenaea

 Doric 

Tsakonia (Koine chịu ảnh hưởng của Doric?; ngôn ngữ cực kỳ nguy cấp)

(?) Macedon cổ

Nhánh Hy Lạp tách ra làm hai phân nhánh chính:

  1. Nhánh Attiki hay Ἀττικὴ διάλεκτος còn được gọi là Nhánh phía Đông. Nhánh này có tên Attic vì tập trung tại vùng Attike chung quanh thủ đô Athena và bao gồm tiếng Hy Lạp, tiếng Hy Lạp cổ cũng như các loại tiếng Hy Lạp dùng tại Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Ponti), dùng bởi một nhóm người Do Thái tại Hy Lạp (tiếng Yevanic),...
  2. Nhánh Dorismos hay Δωρισμός còn được gọi là Nhánh phía Tây và chỉ có tiếng Tsakonia. Nhánh này có tên Dori vì là hậu thân của một loại tiếng Hy Lạp dùng bởi người Dori cổ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Greek”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ "Hellenic" và "tiếng Hy Lạp" thường là danh pháp đồng nghĩa.
  3. ^ Browning (1983), Medieval and Modern Greek, Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge.
  4. ^ Joseph, Brian D. và Irene Philippaki-Warburton (1987): Modern Greek. London: Routledge, tr. 1.
  5. ^ a b B. Joseph (2001): "Ancient Greek". Trong: J. Garry et al. (eds.) Facts about the World's Major Languages: An Encyclopedia of the World's Major Languages, Past and Present. (Online Paper Lưu trữ 2016-10-01 tại Wayback Machine)
  6. ^ David Dalby. The Linguasphere Register of the World's Languages and Speech Communities (1999/2000, Linguasphere Press). tr. 449-450.
  7. ^ LinguistList, Ancient Macedonian
  8. ^ Roisman, Worthington, 2010, "A Companion to Ancient Macedonia", Chapter 5: Johannes Engels, "Macedonians and Greeks", tr. 95:"This (i.e. Pella curse tablet) has been judged to be the most important ancient testimony to substantiate that Macedonian was a north-western Greek and mainly a Doric dialect".
  9. ^ Dosuna, J. Méndez (2012). “Ancient Macedonian as a Greek dialect: A critical survey on recent work (Greek, English, French, German text)”. Trong Giannakis, Georgios K. (biên tập). Ancient Macedonia: Language, History, Culture. Centre for Greek Language. tr. 145. ISBN 978-960-7779-52-6.
  10. ^ Để tìm hiểu thêm các phân loại khác, xem Brixhe C., Panayotou A. (1994), "Le Macédonien", in Bader, F. (ed.), Langues indo-européennes, Paris:CNRS éditions, 1994, tr. 205–220.