Nhóm dinh dưỡng chính
Nhóm dinh dưỡng chính là các nhóm sinh vật, được phân chia liên quan đến phương thức dinh dưỡng theo các nguồn năng lượng và cacbon cần cho hoạt động sống, sinh trưởng và sinh sản. Các nguồn năng lượng có thể là ánh sáng hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ; nguồn cacbon có thể có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ.[1]
Các thuật ngữ hô hấp hiếu khí, hô hấp kỵ khí và lên men không đề cập đến các nhóm dinh dưỡng chính, mà chỉ phản ánh việc sử dụng khác nhau của các chất nhận electron có thể trong các sinh vật cụ thể, như O2 trong hô hấp hiếu khí, hoặc nitrat (NO3−), sulfat (SO42−) hoặc fumarat trong hô hấp kỵ khí, hoặc các chất chuyển hóa trung gian khác nhau trong quá trình lên men. Bởi vì tất cả các bước tạo ATP trong quá trình lên men liên quan đến sự thay đổi của các chất chuyển hóa trung gian này mà không dùng chuỗi chuyền điện tử quá trình lên men thường được gọi là phosphoryl hóa mức cơ chất.
Nguồn năng lượng và carbon
sửaNguồn năng lượng | Ánh sáng | quang- | -dưỡng | ||
Phân tử hóa học | hóa- | ||||
Chất cho electron | Hợp chất hữu cơ | hữu cơ- | |||
Hợp chất vô cơ | vô cơ- | ||||
Nguồn carbon | Hợp chất hữu cơ | dị- | |||
Hợp chất vô cơ | tự- |
Một sinh vật hóa dị dưỡng hữu cơ là sinh vật đòi hỏi chất hữu cơ để lấy cacbon cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Các sinh vật này cũng tạo năng lượng của nó từ quá trình oxy hóa khử một hợp chất hữu cơ. Nhóm sinh vật này có thể được chia nhỏ hơn theo loại chất hữu cơ và hợp chất mà chúng sử dụng. Sinh vật phân giải là một ví dụ của sinh vật này, chúng thu được cacbon và electron từ phần hữu cơ của cơ thể đã chết. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt là những ví dụ về các sinh vật thu thập cacbon và electron từ vật chất hữu cơ sống.
Hóa dưỡng hữu cơ là sinh vật làm oxy hóa các liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ làm nguồn năng lượng của chúng. Hóa dưỡng hữu cơ cũng thu được các phân tử cacbon mà chúng cần cho chức năng tế bào từ các hợp chất hữu cơ này. Các hợp chất hữu cơ mà chúng oxy hóa bao gồm đường (ví dụ: glucose), chất béo và protein.[2]
Tất cả các loài động vật đều là hóa dị dưỡng (có nghĩa là chúng oxy hóa các hợp chất hóa học như một nguồn năng lượng và cacbon), như nấm, động vật nguyên sinh và một số vi khuẩn. Sự khác biệt quan trọng giữa nhóm này là hóa hữu cơ dưỡng chỉ oxy hóa riêng các hợp chất hữu cơ trong khi hóa vô cơ dưỡng lại sử dụng các hợp chất vô cơ như một nguồn năng lượng.[3]
Chú thích
sửa- ^ Brock Biology of Microorganisms Definitions of metabolic strategies to obtain carbon and energy Lưu trữ 2013-08-01 tại Archive.today
- ^ Kenneth Todar (2009). “Todar's Online Textbook of Bacteriology”. Nutrition and Growth of Bacteria. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
- ^ Kelly, DP; Julie Mason; Ann Wood. Energy Metabolism in Chemolithotrophs. Springer. tr. 186–187.