Nhãn hiệu thiết kế (Designer label) hay Nhãn hiệu riêng dùng để chỉ về trang phục, quần áo thời trang, nhà sản xuất xe sang trọng, ô tô hạng sang và các mặt hàng phụ kiện, phục sức cá nhân khác được bán dưới một thương hiệuuy tín, thường được đặt theo tên của nhà thiết kế, người sáng lập hoặc địa điểm giống như nơi công ty được thành lập (chẳng hạn như BMW). Thuật ngữ nhãn hiệu thiết kế thường được áp dụng dành cho các dòng hàng xa xỉ. Nhiều nhãn hiệu thiết kế lớn tập trung vào thời trang cao cấptiếp thị trong khi cấp phép sản xuất hàng hóa rẻ hơn cho những nhóm khách hàng khác[1]. Các nghiên cứu khác cho thấy bằng chứng rằng tên thương hiệu ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về giá cả, nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm[2]. Mối quan hệ giữa sản phẩm tiêu dùng và địa vị xã hội đang gây ra rất nhiều tranh luận[3]

Nữ người mẫu Nicole Pollard, đằng sau lưng là nhãn hiệu Dior cao cấp

Đại cương

sửa

Trong khi các thành viên của tầng lớp trung lưu, giới thượng lưu hoặc giàu có có lẽ là những khách hàng mục tiêu phổ biến nhất của các nhãn hiệu thiết kế này, thì một số thương hiệu như Cartier, Rolex, Montblancthời trang cao cấp thì có xu hướng nhắm đến nhóm khách hàng giàu có hơn. Nhưng hầu như mọi thương hiệu thiết kế đều có hàng hóa mà tầng lớp trung lưu thông thường không đủ khả năng chi trả, chẳng hạn như các mặt hàng da thú, lông thú, các sản phẩm phiên bản giới hạn hoặc những thứ đơn giản là có giá thành cao hơn. Các công ty nhãn hiệu thiết kế sử dụng các mặt hàng nhỏ hơn và rẻ hơn, nhắm vào tầng lớp trung lưu, chẳng hạn như , đồ trang sức thời trang, móc chìa khóa và các phụ kiện nhỏ, để tạo ra phần lớn thu nhập, trong khi những mặt hàng đắt tiền hơn như thời trang cao cấp, đồ trang sức cao cấp, túi xách, giày dép thời trang và thậm chí cả đồ nội thất thường dành riêng cho khách hàng thượng lưu giàu có[4].

Nhiều cửa hàng bách hóa danh tiếng tự nó có thể được coi là nhãn hiệu thiết kế, chẳng hạn như Neiman Marcus, Harrods, David JonesDaimaru. Nhãn hiệu thiết kế không chỉ giới hạn trong ngành thiết kế thời trang. Nhiều công ty sản xuất ô tô và xe máy như Rolls-Royce, Harley-DavidsonMercedes-Benz được coi là nhãn hiệu thiết kế. Những công ty này sản xuất xe của họ theo tiêu chuẩn cao hơn so với các nhà sản xuất trung bình và nhiều thuộc tính khác như da được sử dụng trong bọc ghế, đồ gỗ và tấm ốp, trình độ công nghệ cao, độ an toàn và tốc độ cao hơn được sử dụng để tạo ra sản phẩm tốt hơn. Những chiếc xe này cũng có nhu cầu cao trên toàn thế giới và danh sách chờ có thể được áp dụng cho một số mẫu xe, chẳng hạn như Rolls-Royce PhantomBugatti Veyron. Nhiều người coi nhãn hiệu của nhà thiết kế là một biểu tượng địa vị. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các sản phẩm có nhãn hiệu của nhà thiết kế được coi là có chất lượng và tính thời trang cao hơn so với các sản phẩm tương tự không có nhãn hiệu của nhà thiết kế[5]. Trong ngành kính mắt, các thương hiệu như Burberry, Chanel, ArmaniPrada cấp phép tên thương hiệu của họ cho các công ty dẫn đầu thị trường như Luxottica[6].

Các nhãn hiệu

sửa
 
Nữ diễn viên Elizabeth Debicki chụp hình mà phông nền đằng sau là các nhãn hiệu được thiết kế nổi bật nhận diện thương hiệu
 
Thiết kế nhãn hiệu vào khoảng năm 1910
 
Nhãn hiệu xì gà cao cấp Partagás

Chú thích

sửa
  1. ^ Colucci, Mariachiara; Montaguti, Elisa; Lago, Umberto (2008). “Managing brand extension via licensing: An investigation into the high-end fashion industry”. International Journal of Research in Marketing. 25 (2): 129. doi:10.1016/j.ijresmar.2008.01.002 – qua Science Direct.
  2. ^ Forsythe, Sandra M. (25 tháng 7 năm 2016). “Effect of Private, Designer, and National Brand Names on Shoppers' Perception of Apparel Quality and Price”. Clothing and Textiles Research Journal (bằng tiếng Anh). 9 (2): 1–6. doi:10.1177/0887302x9100900201. S2CID 111110032.
  3. ^ Ehrenreich, Barbara (1989). Fear of Falling, The Inner Life of the Middle Class. New York, NY: HarperCollins. ISBN 978-0-06-097333-9.
  4. ^ Kapferer, Jean-Noël. (2012). The luxury strategy: break the rules of marketing to build luxury brands. Bastien, Vincent. (ấn bản thứ 2). London: Kogan Page. ISBN 978-0-7494-6491-2. OCLC 778828666.
  5. ^ Davis, Leslie L. (1985). “Effects of Physical Quality and Brand Labeling on Perceptions of Clothing Quality”. Perceptual and Motor Skills (bằng tiếng Anh). 61 (2): 671–677. doi:10.2466/pms.1985.61.2.671. S2CID 144503408.
  6. ^ “Eyewear Brands: our glasses”. Luxottica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2019.