Nhà thờ chính tòa Phnôm Pênh

Nhà thờ chính tòa Phnôm Pênh (tiếng Khmer: រាជធានីភ្នំពេញវិហារ; tiếng Pháp: Cathédrale de Phnom Penh), là một nhà thờ phục hưng theo phong cách Gothic của Pháp thế kỷ 19, từng là nhà thờ chính tòa thuộc Hạt Đại diện Tông Tòa Phnôm Pênh. Nhà thờ này tọa lạc trên đại lộ Monivong thuộc quận Russei Keo của thủ đô Phnôm Pênh.

Nhà thờ chính tòa Phnôm Pênh
Nhà thờ chính tòa Phnôm Pênh
Nhà thờ Chúa Kitô Vua
Một nhà thờ chính tòa có hai ngọn tháp
Địa điểmĐại lộ Monivong, Phnôm Pênh
Quốc giaCampuchia
Hệ pháiCông giáo
Kiến trúc
Tình trạngBị phá hủy
Tình trạng chức năngNhà thờ chính tòa
Phong cáchGothic Pháp
Hoàn thành1927
Phá hủyTháng 4 năm 1975
Quản lý
Giáo phậnHạt Đại diện Tông Tòa Phnôm Pênh

Việc xây dựng nhà thờ bắt đầu vào thế kỷ 19 và nằm dưới sự giám sát của chính quyền thực dân Pháp. Phong cách kiến trúc được mô tả là giống với nhà thờ chính tòa Reims.[1] Ngay sau khi Khmer Đỏ chiếm được Phnôm Pênh vào cuối cuộc nội chiến Campuchia, nhà thờ này đã bị phá hủy hoàn toàn.

Lịch sử

sửa

Năm 1863, Campuchia trở thành một quốc gia bảo hộ của Đế quốc thực dân Pháp. Việc xây dựng nhà thờ chính tòa rất có thể được bắt đầu sau thời gian này.[2] Nhà thờ chính tòa được chính quyền Pháp xây dựng gần bờ sông Mê Kông[3] và nằm ở trung tâm Phnôm Pênh trên đại lộ Monivong[4] thuộc quận Russei Keo,[5] cách chùa Wat Phnom vài dãy nhà. Cung điện Giám mục[6] và thư viện nhà thờ[7] được xây kế cận nhà thờ, tờ The New York Times từng ca ngợi đây là "di sản kiến trúc của người Pháp".[8]

Khuôn viên của nhà thờ này từng là địa điểm của trại tị nạn Russei Keo từ tháng 5 năm 1970 trở đi. Nơi đây chứa tới 10.000 người tị nạn từ miền Bắc Việt Nam đã phải bỏ nhà cửa ra đi trong chiến tranh Việt Nam.[3] Tháng 10 năm 1972, giao tranh dữ dội giữa Cộng hòa KhmerKhmer Đỏ trong cuộc nội chiến Campuchia bắt đầu bên ngoài thủ đô. Một sự cố dẫn đến hai quả tên lửa của Khmer Đỏ rơi trúng ngay phía sau nhà thờ. Tuy vậy, vụ việc này chẳng gây thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng nào cả.[9] Một vụ tấn công bằng tên lửa tương tự khác xảy ra vào tháng 1 năm 1974 làm hư hại ngôi nhà mục sư của nhà thờ chính tòa.[10]

Khmer Đỏ cuối cùng đã giành chiến thắng trong cuộc nội chiến và tiến quân vào Phnôm Pênh ngày 17 tháng 4 năm 1975. Chế độ vô thần mới[8] tuyên bố đất nước này sẽ quay trở lại "Năm 0"[2] và phá hủy bất cứ thứ gì mang màu sắc chủ nghĩa tư bản,[8] tôn giáo[11] hoặc gợi lại quá khứ thuộc địa.[12] Đối với Khmer Đỏ, nhà thờ này là hình ảnh thu nhỏ của cả ba đặc điểm và do đó, nó là công trình đầu tiên ở thủ đô bị phá hủy dưới chính thể mới.[13] Chế độ mới kiên định trong nỗ lực nhằm loại bỏ mọi hình thức tôn giáo đến mức giật sập nhà thờ chính tòa.[1][8] Tất cả những gì còn lại chỉ là bãi đất hoang cằn cỗi không một chút dấu vết nào về sự tồn tại của nhà thờ này.[2][11] Ngoài việc nhà thờ bị phá hủy, Khmer Đỏ còn cải tạo nghĩa trang Công giáo lân cận thành một đồn điền trồng chuối[14] và cả đống sách từ thư viện đều bị đem vứt bỏ và đốt cháy bên ngoài bãi cỏ của nhà thờ.[7] Nhà thờ chính tòa Phnôm Pênh là một trong tất cả 73 nhà thờ Công giáo trên toàn đất nước bị xóa sổ vào năm 1975, năm đầu tiên Khmer Đỏ nắm quyền cai trị Campuchia.[11]

Dù bị phá hủy hoàn toàn, khu đất trống từng là nơi nhà thờ này tọa lạc đã trở thành địa điểm tổ chức lễ Giáng Sinh đa tín ngưỡng vào năm 1979, năm chế độ Khmer Đỏ bị lật đổ.[15] Trụ sở của Bộ Bưu chính Viễn thông hiện nay nằm trên địa điểm của nhà thờ chính tòa cũ.[4]

Kiến trúc

sửa

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách phục hưng Gothic của Pháp.[1][2] Các bức tường bên ngoài của nhà thờ có màu đất son[16] và được làm bằng gạch đỏ.[8] Nằm bên ngoài nhà thờ phía trên lối vào là một bức tượng của Đức Trinh nữ Maria. Được làm bằng đá sa thạch, trên bức tượng có khắc dòng chữ: "Đức Mẹ Công lý, Tình yêu và Hòa bình."[17] Đặc điểm duy nhất hiện có của nhà thờ này từng thoát khỏi sự hủy diệt dưới chế độ Khmer Đỏ là một bộ chuông trước đây từng được treo trên tháp chuông của nhà thờ. Bây giờ chúng được đặt trên bậc thềm của Bảo tàng Quốc gia Campuchia.[12]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Pilger, John (15 tháng 2 năm 2011). Tell Me No Lies: Investigative Journalism and its Triumphs. Random House. tr. 129. ISBN 9781407085708. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ a b c d Pilger, John (6 tháng 11 năm 1979). “Year Zero: horror haunts crippled Cambodia”. The Ottawa Citizen. tr. 7. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ a b “Cambodian Viets Go Home, But They've Never Seen It”. The Lewiston Daily Sun. 31 tháng 7 năm 1970. tr. 9. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  4. ^ a b Osborne, Milton (4 tháng 9 năm 2008). Phnom Penh: A Cultural History. Oxford University Press. tr. 24. ISBN 9780199711734. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  5. ^ Edwards, Penny (2007). Cambodge: The Cultivation of a Nation, 1860–1945. University of Hawaii Press. tr. 56. ISBN 9780824829230. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  6. ^ Igout, Michel (2001). Phnom Penh then and now. White Lotus. tr. 67. ISBN 9789748495842. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  7. ^ a b Isaacs, Arnold R. (30 tháng 12 năm 1998). Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia. JHU Press. tr. 288. ISBN 9780801861079. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  8. ^ a b c d e Shenon, Philip (25 tháng 6 năm 1995). “Phnom Penh's Faded Beauty”. The New York Times. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  9. ^ “Phnom Penh Under Attack by Infiltrators”. Merced Sun-Star. Associated Press. 6 tháng 10 năm 1972. tr. 12. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.[liên kết hỏng]
  10. ^ Esper, George (21 tháng 1 năm 1974). “South Vietnamese Concede Military Victory To China”. The Robesonian. Lumberton. Associated Press. tr. 2. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  11. ^ a b c Thomas, Sarah J. “Prosecuting the Crime of Destruction of Cultural Property” (PDF). GenocideWatch.org. Genocide Watch. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012. Following its seizure of power in April 1975, the Khmer Rouge regime proclaimed a return to “Year Zero” and set about demolishing links to the past, to the outside world and to religion. The...regime attacked Christian places of worship, even disassembling the Catholic cathedral of Phnom Penh stone by stone until only a vacant lot remained. The Khmer Rouge destroyed all 73 Catholic churches in existence in 1975.
  12. ^ a b Osborne, Milton E. (2008). Phnom Penh: A Cultural and Literary History. Signal Books. tr. 149–151. ISBN 9781904955405. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  13. ^ “The Right Rev Michael Evans – Roman Catholic Bishop of East Anglia who furthered the cause of ecumenism and helped to rebuild the persecuted Church in Cambodia”. The Times. London. 2 tháng 8 năm 2011. tr. 48. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012. (cần đăng ký mua)
  14. ^ Jones, Christopher (14 tháng 11 năm 1980). “Phnom Penh down, but on way back”. The Vancouver Sun. tr. 6. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  15. ^ “Christmas spirit in Phnom Penh”. The Sydney Morning Herald. Australian Associated Press. 27 tháng 12 năm 1979. tr. 4. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  16. ^ “The road to Phnom Penh: Old Cambodia has almost vanished”. The Daily News. Middlesboro. 27 tháng 3 năm 1982. tr. 8. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  17. ^ Elegant, Robert S. (16 tháng 7 năm 1970). “Cambodians Fight, Back to the Wall”. The Victoria Advocate. tr. 4A. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.