Nhà máy điện Phú Mỹ
Nhà máy điện Phú Mỹ là một tổ hợp gồm 6 nhà máy nhiệt điện tuốc-bin khí chu trình hỗn hợp được quản lí bởi Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1 và 2.1MR, Phú Mỹ 4) và Công ty Dịch vụ Sửa chữa Các Nhà Máy Điện EVNGENCO3 - EPS (Phú Mỹ 3) thuộc Tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO3) và 1 nhà máy điện có vốn đầu tư nước ngoài là Phú Mỹ 2.2 BOT. [1] Các nhà máy thuộc Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ với tổng công suất 3.900 MW cung cấp khoảng 6,6% lượng điện của Việt Nam (2017).[2][3]
Phú Mỹ 1 | |
---|---|
Quốc gia | Việt Nam |
Địa điểm | Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu |
Tọa độ | 10°36′14″B 107°02′13″Đ / 10,604°B 107,037°Đ |
Tình trạng | Đang hoạt động |
Bắt đầu thi công | 1998 |
Bắt đầu vận hành | 2000 |
Sở hữu | EVN |
Chu trình hỗn hợp? | Có |
Phát điện | |
Công suất lắp đặt |
|
Phú Mỹ 2–1 | |
---|---|
Quốc gia | |
Tọa độ | 10°36′04″B 107°02′12″Đ / 10,6012°B 107,0368°Đ |
Tình trạng | Đang hoạt động |
Bắt đầu thi công | 1995 |
Bắt đầu vận hành | 1997 |
Sở hữu | EVN |
Chu trình hỗn hợp? | Có |
Phát điện | |
Công suất lắp đặt |
|
Phú Mỹ 2–2 | |
---|---|
Quốc gia | |
Tọa độ | 10°36′11″B 107°02′15″Đ / 10,603°B 107,0374°Đ |
Tình trạng | Đang hoạt động |
Bắt đầu thi công | 2001 |
Bắt đầu vận hành | 2005 |
Sở hữu | Công ty điện lực Pháp Sumitomo Công ty điện lực Tokyo |
Vận hành | Mekong Energy Limited |
Chu trình hỗn hợp? | Có |
Phát điện | |
Công suất lắp đặt |
|
Phú Mỹ 3 | |
---|---|
Quốc gia | |
Tọa độ | 10°35′51″B 107°02′07″Đ / 10,5975°B 107,0352°Đ |
Tình trạng | Đang hoạt động |
Bắt đầu thi công | 2001 |
Bắt đầu vận hành | 2004 |
Sở hữu | EVN |
Chu trình hỗn hợp? | Có |
Phát điện | |
Công suất lắp đặt |
|
Phú Mỹ 4 | |
---|---|
Quốc gia | |
Tọa độ | 10°36′14″B 107°02′13″Đ / 10,604°B 107,037°Đ |
Tình trạng | Đang hoạt động |
Bắt đầu vận hành | 2004 |
Sở hữu | EVN |
Chu trình hỗn hợp? | Có |
Phát điện | |
Công suất lắp đặt |
|
Dự án Nhà Máy Điện Phú Mỹ 3 BOT bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 01/3/2004 với thời hạn 20 năm và được chuyển giao không bồi hoàn cho phía Việt Nam. Vào lúc 0h00 ngày 01/3/2024, sau khi kết thúc thời hạn theo hợp đồng BOT, Nhà Máy Điện Phú Mỹ 3 đã được chuyển giao về lại cho Việt Nam. EVN đã tiếp nhận và giao cho EVNGENCO3 quản lý, vận hành và sữa chữa nhà máy.
- Nhà máy điện Phú Mỹ 2.1, công suất 477 MW.
- Nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 mở rộng, công suất 468 MW.
- Nhà máy điện Phú Mỹ 1, công suất 1.118 MW.
- Nhà máy điện Phú Mỹ 4, công suất 477 MW.
- Nhà máy điện Phú Mỹ 3, công suất 720 MW.
- Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 BOT, công suất 715 MW.
- Các nhà máy này được đặt tại phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nguồn nhiên liệu cung cấp cho các nhà máy là khí thiên nhiên Nam Côn Sơn và mỏ Bạch Hổ, và dầu ở chế độ sau bảo trì[3], với mức tiêu thụ khoảng 10 triệu m³ khí/ngày.[4]
Vào lúc 8 giờ 00 phút ngày 02/11/2020, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ (Công ty hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Phát điện 3) đã trở thành đơn vị phát điện đầu tiên ở Việt Nam phát lên Hệ thống điện Quốc gia sản lượng điện thứ 300 tỷ kWh, một cột mốc sản lượng điện cao nhất từ trước đến nay.
Tham khảo
sửa- ^ “Overview of Phu My power plants”. Intellasia East Asia News. ngày 7 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2012.
- ^ Nhiệt điện Phú Mỹ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia
- ^ a b “Phu My Power Plants, Vietnam”. Power Technology. Net Resources International. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2012.
- ^ “Nhiệt điện Phú Mỹ sản xuất trên 172 tỷ kWh điện”. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2013.