Vương tộc Nassau-Weilburg

(Đổi hướng từ Nhà Nassau-Weilburg)

Nhà Nassau-Weilburg (tiếng Đức: Haus Nassau-Weilburg; tiếng Anh: House of Nassau-Weilburg) là một nhánh của Nhà Nassau, cai trị một bộ phận của Bá quốc Nassau, là một nhà nước cấu thành nên Đế chế La Mã Thần thánh, tồn tại từ năm 1344 đến năm 1806.

Vương tộc Nassau-Weilburg
Dòng lớnNhà Nassau[1][2]
Tước hiệu
Người sáng lậpJohn I của Nassau-Weilburg
Người đứng đầu hiện nayHenri, Đại công tước Luxembourg (ở quan hệ họ hàng)
Tan rã1985 (Chế độ phụ hệ)

Vào ngày 17/07/1806, sau khi Đế chế La Mã Thần thánh giải thể, các Bá quốc Nassau-usingen và Nassau-Weilburg đều gia nhập Liên bang sông Rhine. Dưới áp lực của Napoléon Bonaparte, cả hai bá quốc hợp nhất để trở thành Công quốc Nassau vào ngày 30/08/1806, dưới sự cai trị chung của Thân vương Frederick August của Nassau-Usingen và người em họ trẻ hơn của ông, Thân vương Frederick William của Nassau-Weilburg. Vì Frederick August không có người thừa kế, ông đồng ý để Frederick William sẽ trở thành người cai trị duy nhất sau khi ông qua đời. Tuy nhiên, Frederick William đã chết vì ngã trên cầu thang tại Schloss Weilburg vào ngày 09/01/1816 và con trai của ông là William sau này trở thành công tước của một Nassau thống nhất.

Nhà Nassau là hoàng tộc cai trị Công quốc Nassau cho đến khi nó bị sáp nhập vào Vương quốc Phổ vào năm 1866. Kể từ năm 1890, hoàng tộc này cai trị Đại công quốc Luxembourg.

Tôn giáo

sửa

Hai Đại công tước đầu tiên của Luxembourg, Adolphe và Guillaume IV, là những người theo đạo Tin lành, tuy nhiên, giáo phải của hoàng tộc đã thay đổi sau cuộc hôn nhân của Đại công tước Guillaume IV với Marie Anne de Braganza, người theo Công giáo La Mã.[3]

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Inoformation of the reigning House of Nassau-Weilburg”. luxembourg.public.lu/en/index.html. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ “Inoformation of the reigning House of Nassau-Weilburg which explicitly states the House of Nassau as its parent house” (PDF). sip.gouvernement.lu/en.html.
  3. ^ Louda, Jiri; Maclagan, Michael (December 12, 1988), "Netherlands and Luxembourg, Table 33", Heraldry of the Royal Families of Europe (1st (U.S.) ed.), Clarkson N. Potter, Inc.