Gia tộc Beauharnais

(Đổi hướng từ Nhà Beauharnais)

Nhà Beauharnais còn được gọi là Nhà Leuchtenberg (phát âm là [bo.aʁ.nɛ]) là một gia đình quý tộc ở Pháp, Đức và Nga. Người đứng đầu hiện tại là Công tước xứ Leuchtenberg, hậu duệ nam của Phó vương Ý Eugène de BeauharnaisAuguste của Bayern.

Nhà Beauharnais
Leuchtenberg
Gia đình quý tộc
Motto: "Chúng tôi không phục vụ người khác"
(tiếng Pháp: Autre ne sers)[1]
Quốc giaPháp, Brazil, Bồ Đào Nha, Đức, Nga
Thành lập năm14th century (14th century)
Thành lập bởiFrancis xứ Beauharnais
Lãnh đạo hiện tạiNicolas de Leuchtenberg
Cai trị cuối cùngHortense de Beauharnais
Tước hiệu
Danh xưng"Imperial Highness"
"Serene Highness"
Lãnh địaChâteau de La Ferté-Beauharnais
Palais Leuchtenberg
Cung điện Mariinsky

Gia tộc Beauharnais gốc Pháp đến từ vùng Bretagne, được thành lập vào thế kỷ XIV ở Orléans, và gia tộc được nâng lên hàng quý tộc từ thời của Jehan Beauharnais, sau khi ông hỗ trợ Jeanne d'Arc trong Chiến tranh Trăm Năm. Từ thế kỷ XVII, các thành viên của gia tộc Beauharnais chuyển sang sự nghiệp hải quân và quản lý thuộc địa của Pháp ở châu Mỹ. Trong đó François de Beauharnais (1665–1746) được bổ nhiệm làm người đứng đầu thuộc địa Tân Pháp (tức là Canada), và ông được cấp quyền lãnh chúa ở nơi đây vào năm 1707. Cháu trai của ông, Francis V de Beauharnais trở thành Thống đốc của thuộc địa Martinique.

Người nhà Beauharnais chỉ thực sự được nâng lên hàng đại quý tộc Pháp, sánh ngang với các hoàng tộc bởi các hậu duệ của Tử tước Alexandre de Beauharnais và vợ Joséphine de Beauharnais. Trước khi bị xử chém bởi Triều đại Khủng bố, tử tước Alexandre de Beauharnais đã có 2 người con với Joséphine de Beauharnais, người mà sau này tái hôn với tướng Napoleon Bonaparte. Đệ Nhất Đế chế Pháp được thành lập, Joséphine đã trở thành hoàng hậu đầu tiên của đế chế này, các con riêng của bà với tử tước Beauharnais được Hoàng đế Napoleon yêu thương và trao nhiều đặc ân của Hoàng tộc Pháp dù không mang họ Bonaparte.

Người con trai cả Eugène de Beauharnais được hoàng đế nhận làm con nuôi, trao quyền Phó vương Ý và luôn là một tướng quân tiên phong trong các cuộc hành quân lớn của hoàng đế. Sau đó được kết hôn với Auguste của Bayern, con gái lớn của Vua Maximilian I Joseph thuộc Vương tộc Wittelsbach. Sau khi đế chế của Napoleon sụp đổ, Eugène de Beauharnais đã rời Ý để đến Vương quốc Bayern và được cha vợ phong Công tước xứ Leuchtenberg, đây là dấu mốc gia tộc Beauharnais định cư và phát triển trên đất Đức.

Người con gái út của từ tước Beauharnais là Hortense de Beauharnais được gả cho em trai của Hoàng đế Napoleon, Louis Napoléon Bonaparte, sau trở thành vua và vương hậu của Vương quốc Holland. Hoàng đế Napoleon III, người sau này phục hưng Vương tộc Bonaparte và lập ra Đệ Nhị Đế chế Pháp chính là con trai của họ.

Hậu duệ của Eugène de BeauharnaisAuguste của Bayern đã được gả vào các hoàng tộc hiển hách của châu Âu thời bấy giờ. Người con gái cả Joséphine xứ Leuchtenberg được gả vào Vương tộc Bernadotte và trở thành Vương hậu của Thuỵ Điển và Na Uy, hậu duệ của họ hiện nay là các thành viên của Hoàng gia Đan Mạch, Hoàng gia Luxembourg, và vẫn giữ ngai vàng Thụy Điển cho đến tận ngày nay.[2] Người con trai lớn Auguste, Công tước xứ Leuchtenberg trở thành chồng của Nữ vương Maria II thuộc Vương tộc Braganza.[3] Người con gái thứ 3 là Amélie xứ Leuchtenberg trở thành vợ thứ 2 của Hoàng đế Pedro I, và giữ ngai Hoàng hậu của Đế quốc Brasil, bà nỗi tiếng là người phụ nữ đức hạnh và nhân hậu.[4] Maximilian de Beauharnais là người con trai út, trở thành rể của Vương tộc Romanov khi kết hôn với Công chúa Maria Nikolaievna, con gái của Hoàng đế Aleksandr II của Đế quốc Nga.[5] Hậu duệ của gia tộc Beauharnais xuất hiện trên đất Nga là bắt đầu từ cặp đôi này.

Dù gia tộc Beauharnais chưa từng nắm giữ vương quyền, nhưng họ đã kết thông gia với các vương tộc lớn khắp châu Âu, và hậu duệ của họ đã đóng góp vào quá trình phát triển lịch sử của châu Âu thời hiện đại.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Johannes Rietstap (1884–1887). Armorial de Rietstap. Gouda.
  2. ^ Robert Braun (1950). Silvertronen, En bok om drottning Josefine av Sverige-Norge. (The Silver Throne. A Book about Queen Josefine of Sweden-Norway) Stockholm: Norlin Förlag AB. (Swedish)
  3. ^ de Sousa, Manuel (2000). Reis e Rainhas de Portugal. Mem-Martins: SporPress - Sociedade Editorial e Distribuidora, Lda. tr. 145–146. ISBN 972-97256-9-1.
  4. ^ Barman, Roderick J. (2002). Citizen Emperor: Pedro II and the Making of Brazil, 1825–1891. Stanford University Press. tr. 25–27.
  5. ^ Belyakova, Grand Duchess Maria Nikolayevna and her palace in St Peterburg , p. 17

Nguồn

sửa
  • A. Pommier, "Recherches sur les Beauharnais du XVIIe siècle à Orléans", dans Bulletin de la Société historique et archéologique de l'Orléanais, t. XXIII, n° 235 (1937).
  • R. Gallon, Les Beauharnais, Orléans, La Galerie des Ventes d'Orléans, 1979.
  • Christian Poitou, "Napoléon III et la Sologne", dans La Sologne et son passé, 9, Bulletin du Groupe de Recherches Archéologiques et Historiques de Sologne, t. XIII, n° 2, avril-juin 1991.
  • Philippe de Montjoulvent, Les Beauharnais, 1-Les grands ancêtres, Paris, Editions Christian, 2005 (569 p.)

Liên kết ngoài

sửa