Nguyễn Văn Nghĩa (phi công)

Nguyễn Văn Nghĩa (sinh ngày 3 tháng 5 năm 1946) là một Đại tá phi công người Việt Nam của lực lượng Không quân nhân dân.

Nguyễn Văn Nghĩa
Tên khai sinhNguyễn Văn Nghĩa
Sinh3 tháng 5, 1946 (78 tuổi)
Quảng Ngãi, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Quốc tịch Việt Nam
Quân chủng Không quân nhân dân Việt Nam
Cấp bậc Đại tá
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng Anh hùng vũ trang

Thân thế và sự nghiệp

sửa

Nghĩa sinh ngày 3 tháng 5 năm 1946 tại Quảng Ngãi.[1][2] Năm 1955, ông theo cha tập kết ra Bắc.[1][3]

Tháng 6 năm 1965, Nghĩa trúng tuyển phi công quân sự và được đưa đi đào tạo lái máy bay Mikoyan-Gurevich MiG-21 tại Trường Không quân Serov – Krasnodar ở thành phố Krasnodar của Liên bang Xô Viết. Ngày 8 tháng 4 năm 1968, ông tốt nghiệp khóa đào tạo và quay trở về nước, chiến đấu trong Trung đoàn 921 (Đoàn Không quân Sao Đỏ).[4][5][6]

Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến kéo dài gần 20 năm, Nghĩa là phi công đầu tiên bắn rơi thành công chiếc F-4 Phantom II của Không quân Hoa Kỳ trong chiến dịch Linebacker II,[1][7][8][9] là phi công MiG-21 đầu tiên của Việt Nam điều khiển chiếc Northrop F-5 và cũng là giáo viên bay đầu tiên trên loại máy bay này của Không quân Việt Nam.[5][10] Ông đã được chính quyền Bắc Việt trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 3 tháng 9 năm 1973 khi chỉ vừa mới mang cấp bậc Thượng úy.[1][4][5]

Nguyễn Văn Nghĩa là phi công đạt đến cấp độ ACE trong chiến tranh Việt Nam, một danh hiệu dùng để phong cho những phi công đã bắn rơi từ 5 máy bay đối phương trở lên.[11][12] Sau nhiều năm công tác trong lực lượng không quân, ông được luân chuyển sang làm việc trong ngành Hàng không và giữ chức vụ hiệu trưởng Trường Hàng không Việt Nam cho đến khi rời nhiệm kỳ vào năm 2007.[13]

Năm 2016, Nghĩa được mời tham dự một cuộc gặp giữa các phi công Việt Nam và Mỹ từng là cựu thù của nhau trên bầu trời Bắc Việt và lần thứ tư là năm 2022 ở thành phố San Antonio của tiểu bang Texas tại Hoa Kỳ.[14][15][16] Ngoài ra, ông cũng đã phát hành cuốn hồi ký "Không chiến" gần 800 trang trong năm 2020 ghi lại chi tiết chuyến hành trình cuộc đời và sự nghiệp của mình, đặc biệt là quãng thời gian làm phi công cho Không quân Việt Nam.[17]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d Việt Cường (28 tháng 12 năm 2017). “Phi công bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trong chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không". Tạp chí điện tử Kinh tế nông thôn. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ Lê Mạnh; Đoàn Cửu (24 tháng 6 năm 2024). “Sâu đậm thời oanh liệt trong bài phát biểu của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Nghĩa”. Tạp chí Người cao tuổi. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ Thiên Việt (16 tháng 2 năm 2018). “Tình mẹ của anh hùng chuyên săn "con ma" Mỹ”. Báo Dân Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  4. ^ a b Hùng Khoa (27 tháng 11 năm 2020). “Tự hào là phi công MiG-21 đào tạo từ Liên Xô”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ a b c Thanh Huyền (15 tháng 12 năm 2022). “Gặp phi công đẳng cấp Ace”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ Trần Nhật Minh (24 tháng 9 năm 2017). “Du học sinh Krasnođar gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga”. Báo điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ Nhật Linh (26 tháng 12 năm 2017). “Chiến dịch 'Điện Biên Phủ trên không' qua ký ức của phi công mở màn chiến thắng”. VTC News. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ Quỳnh Anh (18 tháng 12 năm 2012). “12 ngày đêm rực lửa, 12 ngày đêm anh hùng”. Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ VTC (14 tháng 12 năm 2017). “Anh hùng phi công tiết lộ lý do hạ gục 'pháo đài bay' B-52 đầu tiên”. Báo Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
  10. ^ Long Giang (22 tháng 12 năm 2017). “Mỗi phi công cần phải rèn luyện, giữ vững ý chí”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  11. ^ Toperczer 2017, tr. 91
  12. ^ Laslie 2021, tr. 153
  13. ^ Mỹ Lệ (20 tháng 11 năm 2021). “Tự hào các thế hệ nhà giáo của Học viện Hàng không Việt Nam”. Tạp chí Giao thông vận tải. ISSN 2354-0818. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2024.
  14. ^ Nguyễn Thị Ngọc Hải (23 tháng 12 năm 2022). “Anh hùng phi công - Đại tá Nguyễn Văn Nghĩa và Hội thảo phi công Việt - Mỹ: Hội ngộ thân tình và đi tìm đáp số”. Báo Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  15. ^ Nguyễn Trang; Sơn Bách; Hồng Minh; Hồng Vân; Đăng Phi; Hải Bình; Thành Đạt (30 tháng 12 năm 2022). “Từ "không chiến" trở thành bạn bè”. Báo Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  16. ^ Thanh Huyền (14 tháng 4 năm 2016). “Cuộc gặp mặt lịch sử của các 'đối thủ trên trời'. Báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
  17. ^ Đình Đức (17 tháng 10 năm 2020). “Giới thiệu cuốn sách hồi ức "Không chiến". Báo Quân Đội Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.

Thư mục

sửa

Tác phẩm

sửa