Nguyễn Văn Huy (sinh 1938), nguyên là một sĩ quan Bộ binh cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá. Ông xuất thân từ trường Võ bị Quốc gia Việt Nam vị trí tại nam cao nguyên Trung phần. Ra trường ông được phân bổ về một đơn vị Bộ binh biệt lập. Ông đã đảm trách từ chức vụ chỉ huy cấp Trung đội, tuần tự theo hệ thống quân giai lên đến chỉ huy cấp Trung đoàn Bộ binh. Về sau, ông được biệt phái sang lĩnh vực Hành chính Quân sự, đứng đầu một Tiểu khu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

NGUYỄN VĂN HUY
Chức vụ

Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng
Tiểu khu Kiến Tường
Nhiệm kỳ8/1973 – 4/1975
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Đại tá Trần Trọng Minh
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríQuân khu 4

Chỉ huy Trung đoàn 12
thuộc Sư đoàn 7 Bộ binh
Nhiệm kỳ8/1969 – 8/1973
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (6/1973)
Tư lệnh-Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng
Vị tríQuân khu 4

Chỉ huy Liên đoàn 1 Biệt động quân
Nhiệm kỳ1/1968 – 8/1969
Cấp bậc-Trung tá (1/1968)
Vị tríVùng 1 chiến thuật
Tiểu đoàn trưởng
Tiểu đoàn 44 Biệt động quân
Nhiệm kỳ11/1965 – 1/1968
Cấp bậc-Thiếu tá
Tiền nhiệm-Thiếu tá Lê Văn Dần
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Tiếu đoàn phó
Tiểu đoàn 44 Biệt động quân
Nhiệm kỳ11/1964 – 11/1965
Cấp bậc-Thiếu tá (11/1965)
Tiểu đoàn trưởng-Thiếu tá Lê Văn Dần
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh18 tháng 3 năm 1938 (82 tuổi)
Sài Gòn, Việt Nam
Nơi ởCalifornia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Học vấnTú tài toàn phần
Alma mater-Trường Trung học Phổ thông tại Sài Gòn-Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam tại Đà Lạt
-Trung tâm Huấn luyện Biệt Động quân Dục Mỹ, Khánh Hòa
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1959-1975
Cấp bậc Đại tá Lục quân
Đơn vị Biệt động quân
Sư đoàn 7 Bộ binh
Quân khu 4
Chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởngB.quốc H.chương đệ III[1]

Tiểu sử và Binh nghiệp

sửa

Ông sinh ngày 18 tháng 3 năm 1938 trong một gia đình thương nhân khá giả tại Sài Gòn, miền Nam Việt Nam. Thời niên thiếu ông theo học Tiểu học và Trung học tại Sài Gòn. Năm 1957, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Khi đang học dở dang ở đầu niên khóa thứ hai của bậc Đại học, ông được gọi nhập ngũ.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

sửa

Tháng 10 năm 1959, thi hành lệnh động viên, ông trình diện nhập ngũ vào Quân đội Việt Nam Cộng hòa, mang số quân: 58/106.282. Ông thi trúng tuyển vào trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, nhập học khóa 16 mang tên "Ấp Chiến Lược"[2] được khai giảng ngày 23 tháng 11 năm 1959. Ngày 22 tháng 12 năm 1962 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, ông được chọn về Binh chủng Biệt động quân, tiếp tục thụ huấn thêm khóa đào tạo cán bộ Biệt động quân và khóa chiến thuật "Rừng núi sình lầy" tại Quân trường Dục Mỹ trong thời gian 3 tháng.

Đầu tháng 4 năm 1963, rời quân trường Dục Mỹ, ông được được chuyển về Đại đội biệt lập Biệt động quân[3] giữ chức vụ Trung đội trưởng, đồn trú và hoạt động tại các tỉnh thuộc Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật. Đầu tháng 11 cùng năm, sau cuộc Đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông được thăng cấp Trung úy và được cử làm Đại đội trưởng. Ngày 1 tháng 11 năm 1964 (kỷ niệm một năm ngày Cách mạng thành công), ông được đặc cách tại mặt trận thăng cấp Đại úy và được thăng chức lên làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 44 Biệt động quân.[4]

Quân lực Việt Nam Cộng hòa

sửa

Ngày Quốc khánh lần thứ hai của nền Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1965, một lần nữa ông được đặc cách thăng cấp Thiếu tá[5] và được cử giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 thay thế Thiếu tá Lê Văn Dần[6]

Đầu năm 1968, ông được thăng cấp Trung tá chuyển ra miền Trung thuộc Vùng 1 chiến thuật, ông được cử làm Liên đoàn trưởng Liên đoàn 1 Biệt động quân, đồn trú tại Đà Nẵng. Đơn vị do ông chỉ huy đã tham gia trực tiếp trong chiến dịch tái chiếm Thành phố Huế ở mặt trận Tết Mậu Thân. Tháng 8 năm 1969, ông được chuyển trở lại Vùng 4 Chiến thuật và được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 Bộ binh do Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng làm Tư lệnh. Thời điểm này, Trung đoàn do ông chỉ huy đã trực tiếp tham dự chiến trường Mộc Hóa và Campuchia.

Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1973, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Hai tháng sau ông biệt phái sang lĩnh vực Hành chính Quân sự, được bổ nhiệm giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Kiến Tường (một tỉnh có vị trí địa lý sát biên giới Campuchia) tay thế Đại tá Trần Trọng Minh.[7] Ông đã ở chức vụ này cho đến cuối tháng 4 năm 1975.

Sau ngày 30 tháng 4, ông ra trình diện Chính quyền Cách mạng Quân quản Tp Sài Gòn, bị đưa đi tù lưu đày (cải tạo) từ Nam ra Bắc. Mãi đến tháng 8 năm 1988 ông mới được trả tự do.

Tháng 11 năm 1991, ông và gia đình xuất cảnh diện H.O do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh theo chương trình "Ra đi có Trật tự" và định cư ở miền Nam Tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Huy chương

sửa

-Đệ tam đẳng Bảo quốc Huân chương.
-21 Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.
-4 Chiến thương Bội tinh.
-2 Huy chương Hoa Kỳ.

Chú thích

sửa
  1. ^ Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng (tưởng thưởng).
  2. ^ Khóa 16 Ấp Chiến Lược ở trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt là khóa đầu tiên áp dụng thời gian thụ huấn 4 năm giống như thời gian học của bậc Đại học (không như những khóa trước áp dụng theo hệ Cao đẳng, chỉ thụ huấn 2 năm). Sinh viên sĩ quan khi tốt nghiệp ngoài bằng cấp quân sự, còn được cấp chứng chỉ tương đương với văn bằng Cử nhân.
    Cùng thời điểm, tên Ấp Chiến lược cũng được đặt cho khóa 13 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức và khóa 3 Sĩ quan Hiện dịch Đặc biệt (1960-1961) thụ huấn tại Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Nha Trang.
  3. ^ Đầu năm 1964, các đại đội Biệt động quân biệt lập thuộc Vùng 4 chiến thuật, được Bộ Tổng Tham mưu làm nòng cốt để thành lập các Tiểu đoàn: 41, 42, 43 và 44 Biệt động quân. Đại đội biệt lập Thiếu úy Nguyễn Văn Huy đang phục vụ trở thành một trong bốn Đại đội thuộc Tiểu đoàn 44.
  4. ^ Tiểu đoàn 44 Biệt động quân sau khi thành lập là đơn vị tăng phái cho Sư đoàn 21 Bộ binh
  5. ^ Đại uý Nguyễn Văn Huy là sĩ quan tốt nghiệp khóa 16 Võ bị Đà Lạt đầu tiên được thăng cấp Thiếu tá.
  6. ^ Thiếu tá Lê Văn Dần, nguyên là Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 44 Biệt động quân. Cuối năm 1965, ông bị ra Tòa án mặt trận vì can tội ngộ sát đối với chính người vợ của mình là bà Hồ Thị Quế (có biệt danh là nữ tướng Biệt động quân). Sau đó ông phải ra Hội đồng Kỷ luật Quân đội và được cho giải ngũ.
  7. ^ Đại tá Trần Trọng Minh sinh năm 1926 tại Kiên Giang, tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Đà Lạt. Năm 1982 từ trần tại trại giam ở miền Bắc.

Tham khảo

sửa
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trang 387