Nguyễn Văn Hiển (chính khách)
Nguyễn Văn Hiển (sinh ngày 16 tháng 2 năm 1974) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nam Phi (đại biểu chuyên trách Trung ương), nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp Việt Nam.[1] Ông lần đầu được trung ương giới thiệu ứng cử và đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Lâm Đồng gồm có thành phố Bảo Lộc và các huyện: Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.[2]
Nguyễn Văn Hiển | |
---|---|
Chức vụ | |
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp | |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 6 năm 2019 – nay 5 năm, 234 ngày |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Nhiệm kỳ | 22 tháng 5 năm 2016 – nay |
Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp | |
Kế nhiệm | 22 tháng 5 năm 2016 |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 16 tháng 2, 1974 thôn Gôi Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Nơi ở | Số nhà 2003B, khu B, tầng 20, tòa nhà FLC tổ 10, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội |
Nghề nghiệp | chính trị gia |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn | Tiến sĩ Luật |
Xuất thân
sửaNguyễn Văn Hiển quê quán ở thôn Gôi Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Giáo dục
sửa- Giáo dục phổ thông: 12/12
- Đại học Luật
- Tiến sĩ Luật
- Cao cấp lí luận chính trị
Sự nghiệp
sửaÔng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 15/5/2007.
Khi lần đầu được trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Đảng ủy viên Đảng bộ Bộ Tư pháp, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Bộ Tư pháp, làm việc ở Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, có bằng cao cấp lí luận chính trị.
Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Lâm Đồng gồm có thành phố Bảo Lộc và các huyện: Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, được 187.051 phiếu, đạt tỷ lệ 65,82% số phiếu hợp lệ.
Ông là Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nam Phi (đại biểu chuyên trách Trung ương).
Từ ngày 1 tháng 6 năm 2019, Nguyễn Văn Hiển được Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 14 điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp trực thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội thời hạn 5 năm.[3]
Ông hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp trực thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nam Phi.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021
sửaĐề xuất cắt lương hưu của cán bộ bị xóa chức vụ
sửaTại kì họp thứ 8 Quốc hội Việt Nam khóa 14 diễn ra vào sáng ngày 24 tháng 10 năm 2019, đại biểu Nguyễn Văn Hiển đề nghị bổ sung vào "dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức" nội dung "không quy định xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm của cán bộ" và "xử lý theo hướng tước bỏ hoặc cắt giảm chế độ chính sách đang được hưởng gồm lương hưu, danh hiệu, danh xưng, huân huy chương."[4] Ý kiến này của ông bị nhiều phản đối, chê trách rằng ông không phân biệt được lương và lương hưu.[5]
Tham khảo
sửa- ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
- ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 năm 2016 ở 63 tỉnh thành
- ^ TA. “Ông Nguyễn Văn Hiển được bổ nhiệm giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp”. báo Đảng Cộng sản Việt Nam. 2019-06-18. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2019.
- ^ Viết Tuân - Hoàng Thuỳ. “Đề xuất cắt lương hưu của cán bộ bị 'xóa tư cách chức vụ'”. VnExpress. 2019-10-24. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2019.
- ^ Thu Hằng. “Người ta cứ phê phán tôi không phân biệt được lương với lương hưu”. VietNamNet. 2019-11-02. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2019.