Nguyễn Văn Cảnh (chính khách)

Nguyễn Văn Cảnh (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1977) là một chính trị giadoanh nhân người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bình Định. Ông từng là đại biểu không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử đại biểu quốc hội 13 (2011-2016) năm 2011. Sau đó ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào 28/05/2012 [1] Ông từng là Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam, sau đó ông xin thôi nhiệm vụ chuyên trách này và đã được quốc hội chấp thuận từ tháng 2 năm 2017.

Nguyễn Văn Cảnh
Chức vụ
Nhiệm kỳ2011 – nay (13 năm, 228 ngày)
Thông tin cá nhân
Sinh7 tháng 12, 1977 (47 tuổi)
Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, Việt Nam
Nghề nghiệpchính trị gia, doanh nhân
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnThạc sĩ Kinh tế

Xuất thân

sửa

Nguyễn Văn Cảnh sinh ngày 7 tháng 12 năm 1977 quê quán ở xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Ông hiện cư trú ở Số 2 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.[2]

Giáo dục

sửa

Sự nghiệp

sửa

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 11 tháng 6 năm 2012.

Ông hiện là Phó Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Quốc Thắng, tỉnh Bình Định.

Làm việc tại văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định

Đại biểu quốc hội khóa 14

sửa

Xin thôi chức vụ Đại biểu Quốc hội chuyên trách trung ương

sửa

Nguyễn Văn Cảnh được trung ương giới thiệu ứng cử. Ông từng là Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam, sau đó ông xin thôi nhiệm vụ chuyên trách này và đã được quốc hội chấp thuận từ tháng 2 năm 2017 dù chức vụ này được nhận ưu đãi ngang hàm Tổng cục trưởng, với lí do điều kiện gia đình. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam có một đại biểu từ chức nhiệm vụ này.[4]

Đề nghị đổi giờ làm việc của công chức hành chính, giáo dục

sửa

Sáng ngày 31 tháng 10 năm 2017, khi thảo luận tình hình kinh tế xã hội ở hội trường Quốc hội, ông đề nghị Chính phủ Việt Nam điều chỉnh giờ làm việc của công chức khối hành chính dịch vụ công và khối giáo dục công lập ở các đô thị trên khắp cả nước từ 8h30, kết thúc lúc 17h, nghỉ trưa một tiếng vì ông cho rằng thế giới đã nghiên cứu và áp dụng giờ làm như vậy là hợp lý. Hiện tại giờ làm việc của công chức Việt Nam là từ 7h30 đến 17h, thời gian nghỉ trưa từ 1,5 đến 2 tiếng.[5]

Đề xuất xây dựng luật Phòng chống phản bội Tổ quốc

sửa

Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2018, tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội kì họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, Nguyễn Văn Cảnh đề xuất xây dựng Luật Phòng chống phản bội Tổ quốc để nhận diện đối tượng, hành vi phản bội Tổ quốc theo điều 44 Hiến pháp Việt Nam 2013.[6]

Đề nghị cho đấu giá biển số xe đẹp

sửa

Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2018, tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội kì họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, Nguyễn Văn Cảnh đề nghị cho đấu giá biển số xe đẹp kèm mở rộng kho số đẹp để tăng thu ngân sách.[6]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Thông tin đại biểu Nguyễn Văn Cảnh”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ “Thông tin người trúng cử Nguyễn Văn Cảnh”. Hội đồng bầu cử quốc gia. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ Tấn Lộc (28 tháng 4 năm 2017). “Ông Nguyễn Văn Cảnh nói về việc mình thăng tiến nhanh”. Báo Pháp luật TPHCM. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ “Quá trình thăng tiến 'thần tốc' của một đại biểu Quốc hội”. thanhnien.vn. 14 thg 3, 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  5. ^ Hoàng Thùy (31 tháng 10 năm 2017). “Đề xuất Chính phủ đổi giờ làm việc từ 8h30 trên cả nước”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ a b Vũ Hân (25 tháng 5 năm 2018). “Đại biểu Quốc hội tranh luận việc xây dựng luật Phòng chống phản bội Tổ quốc”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2018.

Liên kết ngoài

sửa