Nguyễn Trọng Tâm (1927–2014), tên thường gọi Bảy Tâm, bí danh Bảy B.K[1], là Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[2]

Nguyễn Trọng Tâm
Biệt danhBảy B.K
Bảy Tâm
Sinh1927
Yên Quang, Ý Yên, Nam Định
Mất2014
Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1948 – 1978
Cấp bậcTập tin:Vietnam People's Army Lieutenant Colonel.jpg Trung tá
Đơn vịCục Địch vận
Tham chiếnKháng chiến chống Pháp
Kháng chiến chống Mỹ
Công việc khácTrưởng ty Thương nghiệp Đồng Nai.

Thân thế

sửa

Nguyễn Trọng Tâm sinh ra ở làng Vọng Doanh, tổng Bồng Xuyên, nay thuộc xã Yên Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.[3][4][5]

Binh nghiệp

sửa

Năm 1946, Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, ông là Trưởng ban Địch vận thành phố Nam Định, thành công vận động được nhiều binh lính của thực dân Pháp đi theo chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[3][6]

Tháng 1 năm 1948, ông được điều vào quân đội, công tác ở Cục Địch vận thuộc Tổng cục Chính trị. Ông thường xuyên hoạt động trong những khu vực quân Pháp chiếm đóng để thực hiện công tác.[6]

Năm 1954, ông được điều vào miền Nam hoạt động hợp pháp,[3] giữ chức vụ Trưởng ban Binh vận Khu 5 (Nam Bộ), thành công đưa 1 tiểu đoàn Bình Xuyên (4 đại đội) theo về căn cứ.[7]

Tháng 10 năm 1955, ông bị bắt, chịu nhiều tra tấn và bị giam vào nhà lao Tân Hiệp. Trong tù, ông vẫn tìm cách hoạt động Đảng, liên lạc với bên ngoài, được bầu làm Phó bí Thư chi bộ, Bí thư chi bộ nhà tù.[6] Ngày 2 tháng 12 năm 1956, ông cùng các đồng chí trong tù đã tiến hành nổi dậy, phá nhà tù Tân Hiệp để giải phóng cho hơn 460 tù chính trị trở về căn cứ tiếp tục chiến đấu.[3][8][9][10]

Sau khi vượt ngục thành công, ông được điều về làm trợ lý cho Trưởng ban quân sự Miền, rồi Chính trị viên Đại đội 59 (C59), dưới quyền Đại đội trưởng Năm Nhỏ.[1] Tháng 1 năm 1960, Đại đội 59 tham gia trận Tua Hai, mở màn cho cao trào của phong trào Đồng khởi.[11] Tháng 6 năm 1960, ông cùng Phạm Hồng Sơn (Hai Hồng Sơn) được Bí thư Khu ủy miền Đông Tám Cao và Chỉ huy trưởng Tám Kiến Quốc giao nhiệm chỉ huy đoàn C200, mở đường để đón đoàn B90 từ miền Bắc vào, chuẩn bị cho việc khai thông con đường vận tải chiến lược.[1][12][13][14]

Trong 20 năm từ 1960–1974, ông vừa tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, gây dựng cơ sở cho phong trào binh vận ở miền Đông Nam Bộ; vừa chỉ huy chiến đấu nhiều trận, tham gia thí điểm phá ấp chiến lược.[6][15] Sau cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), ông và các cơ sở binh vận đã nỗ lực đưa lực lượng chiến đấu rút lui về căn cứ.[3]

Tháng 3 năm 1974, ông giữ chức vụ Ủy viên kinh tài phụ trách thương nghiệp khu miền Đông.[3][6]

Xuất ngũ

sửa

Tháng 3 năm 1978, ông rời quân đội, giữ chức vụ Trưởng ty Thương nghiệp Đồng Nai.[6]

Năm 1990, ông nghỉ hưu.[6] Năm 2014, ông qua đời ở nhà riêng.[5]

Tôn vinh

sửa

Ngày 30 tháng 8 năm 1995, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[3][6]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Bùi Thuận (1 tháng 6 năm 2007). “Vĩnh biệt Đại tướng Mai Chí Thọ, Ông Bí thư T1 với giai đoạn bi hùng ở miền Đông”. Báo Đồng Nai điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Anh Hoàng (14 tháng 3 năm 2014). “Muộn mằn hạnh phúc- Anh hùng Nguyễn Trọng Tâm”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ a b c d e f g “Anh hùng Đồng Nai”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ “Anh hùng Nguyễn Trọng Tâm”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ a b Nguyễn Hồng Lam (9 tháng 3 năm 2023). “Số phận long đong của "Ông phái viên" Bảy Tâm”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ a b c d e f g h “Nguyễn Trọng Tâm”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Việt Nam. 19 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ “Hội thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2016” (PDF). Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ Nguyệt Hà (2 tháng 12 năm 2020). “Cuộc phá khám lịch sử”. Báo Đồng Nai điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Vân Anh; Trọng Phước; Lê Kiệt (2 tháng 12 năm 2020). “Ký ức lịch sử Nổi dậy phá khám Tân Hiệp”. Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ Nguyễn Tuyết; Võ Tuyên (2 tháng 12 năm 2018). “Kỷ niệm 62 năm Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp (2-12-1956 - 2-12-2018): Dấu son còn mãi”. Hội doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Đồng Nai. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ TS (25 tháng 1 năm 2020). “Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Tua Hai 26-1 (1960-2020): Phát pháo lệnh mở đầu cao trào Đồng khởi”. Báo Bắc Giang điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ “Kỷ niệm 55 năm Ngày khai thông đường hành lang chiến lược Bắc – Nam đoạn Nam Tây Nguyên đến miền Đông Nam Bộ (30/10/1960-30/10/2015)”. Báo Đắk Nông điện tử. 21 tháng 10 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  13. ^ Đỗ Giáp Xuân (14 tháng 5 năm 2009). “Những ngày khai thông đoạn Nam Trường Sơn - Đường mòn Hồ Chí Minh”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  14. ^ Nguyễn Thái Huyền (9 tháng 4 năm 2014). “30 tháng mở đường Tây Trường Sơn (tiếp theo)”. Báo Lâm Đồng. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ Quỳnh Như (23 tháng 4 năm 2015). “Chiến trường miền Đông qua lời kể của cựu quân dân y”. Báo Bình Dương Online. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.