Nguyễn Thị Thu Hà (nghệ sĩ múa)
Nguyễn Thị Thu Hà (sinh ngày 27 tháng 2 năm 1972) là một diễn viên múa, biên đạo múa, đạo diễn chương trình, Đại tá Quân đội nhân dân người Việt Nam. Bà đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Hiện nay bà là Giám đốc Nhà hát nghệ thuật thực hành thuộc Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật quân đội.[1]
Nguyễn Thị Thu Hà | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Thị Thu Hà |
Ngày sinh | 27 tháng 2, 1972 |
Nơi sinh | Hà Nội |
Quê hương | Diễn Châu, Nghệ An |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | Việt Nam |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nghề nghiệp | |
Học vị | Tiến sĩ |
Lĩnh vực | Múa |
Danh hiệu | Nghệ sĩ nhân dân (2016) |
Sự nghiệp sân khấu | |
Đào tạo | Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội |
Tác phẩm | Huyền thoại đẻ đất, đẻ nước Người mẹ Vân Kiều Tiểu đội xe không kính Huyền thoại một dòng sông |
Giải thưởng | Danh sách |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội |
Quân chủng | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Cấp bậc | |
Giải thưởng | |
Giải thưởng Nhà nước 2022 Văn học Nghệ thuật | |
Tiểu sử
sửaNguyễn Thị Thu Hà sinh ngày 27 tháng 2 năm 1972 tại Khâm Thiên, Hà Nội. Quê gốc tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông nội của bà là cụ Nguyễn Tất Thắng, một trong những Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thế hệ đầu tiên.
Năm 1987, Thu Hà được tuyển vào Trường Văn hóa Nghệ thuật quân đội. Sau đó bà về công tác tại Đoàn Nghệ thuật Quân khu IV (nay là Đoàn Văn công Quân khu IV). Năm 2001, bà tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành Biên đạo múa tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (nay là Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội).[2]
Thu Hà tham gia nhiều chương trình lễ hội quy mô lớn ở nhiều địa phương trong cả nước với vai trò là tổng đạo diễn, hoặc phó tổng đạo diễn. Các chương trình như: Seagame và Paragame 22; Năm du lịch Nghệ An, Thái Nguyên, Thái Bình; Festival Hoa Đà Lạt; Festival Biển Vũng Tàu; Lễ hội cội nguồn Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ; Chương trình Pháo Hoa quốc tế Đà Nẵng, Carnaval Hạ Long; Chương trình Cồng Chiêng Quốc tế Tây Nguyên; Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô; Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ... đều có sự đóng góp của bà.[3][4]
Năm 2022, Thu Hà được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: Tiết mục thơ múa: Huyền thoại đẻ đất, đẻ nước; Tiết mục múa: Người mẹ Vân Kiều; Tiết mục múa: Tiểu đội xe không kính; Tiết mục múa: Huyền thoại một dòng sông.[1]
Giải thưởng
sửa- 2005: Huy chương Vàng Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc.
- 2009: Giải A của Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam và Huy chương Vàng Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân.
- 2009: Huy chương Vàng Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc.
- "Biên đạo trẻ xuất sắc" do Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch trao tặng 3 mùa liên tiếp vào các năm: 2005, 2009, 2013.
Vinh danh
sửa- Nghệ sĩ Nhân dân (2016).
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2022).
Tham khảo
sửa- ^ a b Quyết Tuấn (31 tháng 7 năm 2023). “NSND Nguyễn Thị Thu Hà được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022”. Văn hóa và Phát triển. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
- ^ Thanh Nga (13 tháng 12 năm 2023). “Sáng tạo để có nhiều niềm vui nhân lên ý nghĩa và giá trị cuộc sống”. Báo Nghệ An. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
- ^ Quyết Tuấn (15 tháng 3 năm 2024). “Tâm và Tài của nữ NSND Nguyễn Thị Thu Hà”. Diễn đàn Văn hóa và đời sống. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
- ^ Phương Hà (7 tháng 5 năm 2024). “Đại tá, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Thu Hà: Tìm được "Em bé Tượng đài" là sự hữu duyên”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.