Nguyễn Thị Bích Châu
Chế Thắng phu nhân (chữ Hán: 制胜夫人), còn gọi Bà Bích Châu (婆碧珠) hay Cung phi Bích Châu (宮妃碧珠), là một nhân vật truyền thuyết Việt Nam, tương truyền là một phi tần rất được sủng ái của Trần Duệ Tông. Khi Trần Duệ Tông mở chiến dịch vào Chiêm Thành, bà đã đi theo và qua đời do dâng mình cho vị thần biển. Không lâu sau cái chết của bà, Trần Duệ Tông cũng tử trận trong chiến dịch này.
Chế Thắng phu nhân 制胜夫人 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Trần Duệ Tông Hoàng phi | |||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 1356 (?) Nam Định | ||||||||
Mất | 1377 Quy Nhơn | ||||||||
An táng | Cửa Khẩu, bến Kỳ La, huyện Kỳ Hoa thuộc Châu Hoan | ||||||||
Phu quân | Trần Duệ Tông | ||||||||
| |||||||||
Tước hiệu | Cung phi (宮妃) Nguyễn Cơ (阮姬) Thần phi (truy tặng) Chế Thắng Phu nhân (truy phong) | ||||||||
Hoàng tộc | nhà Trần | ||||||||
Thân phụ | Nguyễn Tướng Công |
Theo truyền thuyết, bà có nhan sắc và mưu lược, tuy nhiên có kết cục bi thảm khi bị hiến tế cho thần biển. Tính xác thực về hành trạng của bà chung quy vẫn còn là bí ẩn, vì những ghi chép về bà chỉ tồn tại ở những cuốn sách truyền kỳ cũng như thần phả.
Câu chuyện
sửaCung phi được sủng ái
sửaCứ theo Truyền kỳ tân phả của bà Đoàn Thị Điểm, một tác phẩm thuộc thể loại truyện truyền kỳ chứ không phải là lịch sử[1], có một câu chuyện về "Chế Thắng phu nhân", một phi tần của Trần Duệ Tông đã hi sinh cho thần biển. Bà quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định con gái đại thần Nguyễn Tướng Công, sinh vào khoảng năm Thiệu Phong thứ 15 (1356) dưới thời Trần Dụ Tông. Bà được cha mẹ nâng niu đặt tên Nguyễn Thị Bích Châu (阮氏碧珠), biểu tự là Bích Lưu (碧琉), cái tên này ngụ ý con gái của ông bà quý giá sánh với ngọc châu và lưu ly ở trên đời. Bà sớm nổi tiếng thông tuệ, hiểu văn chương, biết thi phú, thạo âm luật, lại có dung mạo xinh đẹp, nên rất nổi tiếng trong vùng.
Năm Long Khánh thứ 1 (1373), bà được Trần Duệ Tông tuyển làm cung nhân. Lúc đàn ca, khi ngâm vịnh, bà được Hoàng đế rất đỗi thương yêu, gọi là Nguyễn Cơ (阮姬).
Một hôm, nhân tết Trung thu, bà bày tiệc nhỏ trên gác tía, chung quanh treo đèn lồng sắc trắng chen đủ màu rất đẹp. Duệ Tông tỏ vẻ hài lòng hết ngắm trăng lại ngắm đèn, bỗng Hoàng đế cao hứng ra câu đối:"Trời thu gác tía treo đèn bạc, quế đỏ trong trăng". Hàng quan dự tiệc đều buông đũa suy nghĩ. Họ đang mải miết tìm vần thì bà đã chắp tay, cất tiếng:"Sắc xuân đài trang mở gương báu, phù dung đáy nước"
Hoàng đế đắc ý khen hay và thưởng cho đôi "ngọc long kim nhĩ" (hoa tai vàng cẩn ngọc hình rồng nổi) và nhân đó lại đặt biệt hiệu cho bà là Phù Dung (芙蓉).
Sau một thời gian, Bích Châu nhận thấy Hoàng đế tính nóng nảy, lại lo dồn hết tâm huyết chinh phạt Chiêm Thành, nên triều chính đang có nguy cơ rạn nứt suy sụp. Bích Châu đăm chiêu chú tâm soạn thảo bản điều trần dâng Hoàng đế ngự lãm, nhan đề: "Kê minh thập sách" - nêu 10 kế sách trị nước an dân. Đại ý mượn tiếng gà gáy sáng để thức tỉnh Hoàng đế, với những lời tâm huyết được trải ra từng câu, ví như:
|
|
Xem xong bản điều trần của Bích Châu, Hoàng đế cảm kích vỗ trán thốt lên:"Không ngờ ái phi lại thông tuệ đến thế? May cho trong cung của trẫm xuất hiện một bậc Từ phi"[2]. Nhưng sau đó, bản điều trần ấy không được Hoàng đế quan tâm đến.
Kết cục
sửaNăm Long Khánh thứ 4 (1376), tháng 5, Chiêm Thành đến cướp Hóa Châu. Tháng 6, Trần Duệ Tông giận dữ xuống chiếu ngự giá thân chinh đi dẹp giặc. Bích Châu bồn chồn lo lắng dâng biểu khuyên can. Rồi bà lại viết tiếp đoạn ngắn nhắc nhở Hoàng đế: "Việc trị đạo nước trước gốc sau ngọn, xin nghỉ binh cho dân chúng yên lành. Trị cái rắn nên dùng cái mềm, phục rợ xa cốt lất đức… Đó là thượng sách, xin quan gia xét đoán cho minh."
Bài biểu dâng lên cũng không lay chuyển nổi Hoàng đế. Cung phi Bích Châu buồn lo than thở: "…Nghĩa lớn là vua tôi, ái tình là vợ chồng. Vậy mà không giỏi khuyên can để giữ nền bình trị, không biết khéo lời để ngăn lòng hiếu chiến, như thế ta đã là người vô dụng chăng?". Biết Hoàng đế nhất định không chịu nghe, bà đành xin đi theo hộ giá.
Cái chết của bà được mô tả rất hoành tráng:
“ |
Quân Trần buổi xuất binh ngày ấy cờ xí rợp trời, chiêng trống dậy đất, truyền rằng trùng trùng lớp lớp, binh sĩ gươm giáo sáng loáng, hùng khí chất ngất từng mây. Nhưng khi đoàn thuyền chiến vừa đến cửa bể Kỳ Hoa (Kỳ Anh, Nghệ Tĩnh) (nay là Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trời bỗng nổi cơn phong ba bão táp. Đoàn thuyền đành tạm neo ngay lại đấy. Bởi mặt biển thường nổi sóng cao và xoáy lốc, ngay sát bờ đã là dãy vực thẳm đầy đá nhọn, ra càng xa thì vực càng sâu, lòng biển lởm chởm hàng khối đá ngầm. Binh thuyền phải vất vả thương tổn khá nhiều mới ràng nổi dây neo. Nhưng cơn dông bão vẫn dai dẳng càng lúc càng dữ dội hơn. Đoàn thuyền chiến nhấp nhô đập chúi vào nhau rầm rầm. Nhiều cái bị đứt dây, lao đi vùn vụt đâm vào đá vỡ toang. Quân lính lớp chết, lớp kêu la chới với. Số còn sống ai nấy đều kinh hãi nản lòng. Nhà vua nhất quyết đợi tan cơn bão sẽ tiến binh tiếp. Đêm ấy, vua Duệ Tông mộng thấy một vị thần xưng là "Nam Minh Đô đốc", thủ hạ của Quảng Lợi đại vương, muốn xin vua ban cho một người thiếp, nếu được như ý nguyện, mới làm cho bể yên, sóng lặng để thuyền vua đi qua. Vua sợ hãi, vội cho đòi các quan tướng và phi tần đến chỗ ngự tẩm, kể lại giấc mơ. Trong khi các quan tướng chưa biết ứng đối thế nào, thì Bích Châu từ sau trướng bước ra, nói:"Việc linh ứng của thần nhân như vậy là rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Tiện thiếp tình nguyện liều tấm thân bèo bọt này để chu toàn cho đoàn ngự giá và quan quân". Trần Duệ Tông bàng hoàng chưa kịp phán bảo cản ngăn thì bà Bích Châu đã nhanh nhẹn quay ra thuyền lệnh: "Các quan mau mau sửa soạn lễ vật cúng thần biển, kính báo thời khắc thiếp tôi được nhà vua cử làm sứ giả đi gặp thần biển xin sóng lặng bể yên phù trợ cho vua quan, quân lính nhà Trần được chiến thắng dịp này, đem bình an về cho đất nước". Bà vừa dứt tiếng thì từ nhà vua đến các quan có mặt quanh đó đều sửng sốt, nghẹn lời… Mặc hết những lời can ngăn, bà Bích Châu vẫn một mực tha thiết tâu xin cho bà có dịp được vinh hạnh phò vua, giúp quân, đền nợ nước. Không làm sao hơn, tất cả đều nén lòng nghe theo ý chí cương quyết của cung phi Bích Châu. Một cung nữ tài sắc, mới kề cận nhà vua được bốn năm, được Duệ Tông sủng ái rất mực như vậy mà dám lìa bỏ tất cả, can đảm hy sinh tính mạng thì thật là một việc làm quá phi thường. Chiếc thuyền rồng chao đảo ngả nghiêng. Bà Bích Châu thanh thản để thị nữ xông trầm, trang điểm cho mình. Thoáng chốc, bà đã trâm thoa, xiêm gấm, hài thêu lộng lẫy bước ra. Trước mắt mọi người lúc này, vẻ đẹp của bà Bích Châu đang tỏa ánh hào quang như một vị thiên thần. Phải, chính đó là một vị ái phi mới 20 tuổi của nhà vua, giai nhân tuyệt sắc ấy đang đứng ở vị thế là một nữ dũng tướng của quan quân triều Trần Duệ Tông. Vua Duệ Tông xót trút bỏ giáp trụ, thương cảm trong lớp hoàng bào. Ngài trịnh trọng đội mũ Triều thiên[3] để kính cẩn đưa tiễn bà ái phi dũng cảm ra đi. Ngài truy tặng cho bà làm Thần phi (宸妃). Mặc cho sóng đánh tối tấp, nước tràn lênh láng, bà Bích Châu vẫn tươi tắn đến sụp quỳ lạy nhà vua, cầu chúc nhà vua bình tĩnh và đại thắng, rồi quay về hướng Bắc lạy cha mẹ, vái chào từ biệt hàng quan quân, trang nghiêm đến ngồi gọn vào trong lòng chiếc thuyền thoi nhỏ nhắn có cắm đại hoàng kỳ (cờ nhà vua). Chiếc thuyền được quan quân thòng dây thả từ từ xuống biển, giữa những cơn sóng thần liên tiếp quật nước lên cao. Bà Bích Châu bình tĩnh nắm dây nhắm mắt. Vừa đụng nước, chiếc thuyền lập tức quay vòng ngụp lặn với sóng cả rồi chìm lỉm mất hút. Đem theo một trái tim rực rỡ ánh châu ngọc lưu ly nhập cõi thủy tận. Hai ngày sau bão mới ngớt, xác phu nhân Bích Châu nổi trên mặt biển, vẫn uy nghi trong bộ triều phục, nhấp nhô theo làn sóng bạc trôi dần vào bờ, được dân làng vớt lên rước đi an táng tại làng Kỳ Hoa. Cũng là lúc mà đoàn thuyền chiến của vua Trần Duệ Tông đã lướt tiến khá xa, chở đầy những bầu máu nóng sẵn sáng lao vào trận tiền với quyết tâm diệt giặc giữ yên bờ cõi, đền bù tâm nguyện của phu nhân Bích Châu trước giờ tử biệt. Thế nhưng, vì Trần Duệ Tông không nghe lời can gián, vẫn cho quân tiến sâu vào động Y Mang, đất Chiêm, nên bất ngờ bị trúng mưu của giặc Bà Ma, một tướng của Chế Bồng Nga, toàn quân tan rã. Vua tử trận ở Đồ Bàn (Quy Nhơn ngày nay). Sử ghi đó là ngày 23 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) |
” |
— Cái chết của Chế Thắng phu nhân |
Có một truyền thuyết khác về cái chết của bà:
“ |
Khi quan quân nhà Trần đến cửa Thị Nại, vua Chiêm là Chế Bồng Nga cho sứ giả đem vàng ngọc tới quan quân ta để trá hàng, nhưng sau đó lại bất ngờ tiến đánh vào lúc nửa đêm. Quân của Trần Duệ Tông bị tấn công bất ngờ, long thể nhà vua lại bất an, Nguyễn Thị Bích Châu cưỡi ngựa tả xung hữu đột cầm quân xung trận và không may bị trúng tên độc sau đó từ trần. Ba ngày sau vì vết thương quá nặng nhà vua cũng băng hà, quân nhà Trần rút về kinh đô khi tới địa điểm Châu Hoan vì sóng to gió lớn tàu thuyền phải ghé vào vũng Ô Tôn. Lúc này Trần Phế Đế mới lên ngôi nghe tin liền xuống chiếu rước linh cữu nhà vua về bằng đường bộ còn linh cữu Thần phi đi bằng đường biển. Sau mấy ngày thời tiết không thuận lợi triều đình xuống chiếu cho an táng Thần phi tại Cửa Khẩu, bến Kỳ La huyện Kỳ Hoa thuộc Châu Hoan. |
” |
— Cái chết của Chế Thắng phu nhân - thuyết thứ 2 |
Nghi vấn
sửaKhoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, trong tác phẩm Truyền kỳ tân phả của mình, Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã dành nhiều tâm huyết để viết thiên truyện "Đền thiêng ở Hải Khẩu"; đó là câu chuyện về Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu của Trần Duệ Tông, và từ đây chính là bắt nguồn người đời đặt nghi vấn tính tồn tại của Bích Châu.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Na trong một công trình nghiên cứu công phu và có nhiều phát hiện về "Truyện ngắn trong sự phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại", đã đối chiếu các tình tiết trong trục chính của cốt truyện với chính sử Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư), phần Trần Duệ Tông và phần Lê Thánh Tông, và đi đến một nhận xét rằng: “Mọi chi tiết trong truyện Đền thiêng cửa bể của Đoàn phu nhân đầu thế kỷ XVIII đều “khớp” với lịch sử, chính xác đến từng năm, từng tháng và kể cả thời tiết... của thế kỷ XIV - XV”. Một đoạn đánh giá có nói:
“ |
Nhưng Đoàn Thị Điểm không làm sử, bà viết truyện, tất cả các sự thật lịch sử chỉ là chất liệu để bà xây dựng truyện; bà thêm bớt chi tiết, chuyển đổi hình thức các sự kiện... nhằm thực hiện ý tưởng thẩm mỹ, làm cho câu chuyện sinh động. Như vậy Đền thiêng ở Hải Khẩu là tác phẩm viết về “việc thật người thật”? Tuy nhiên nhân vật chính của tác phẩm - cung nhân Nguyễn Thị Bích Châu và bài Kê minh thập sách có giá trị tư tưởng to lớn mà bà dâng lên vua Duệ Tông lại chưa tìm được dấu vết trong các sử sách về đời Trần. Hồng Hà nữ sĩ đã hư cấu nên nhân vật Bích Châu để chuyển tải tư tưởng của bà chăng, hay nàng cung nhân xinh đẹp và trí tuệ ấy là nhân vật lịch sử có thật? Cách đây hai chục năm, với cảm quan trực giác và căn cứ vào đặc tính của văn học trung đại (tác phẩm văn học có thể lưu giữ tác phẩm văn học khác), trong "Thơ văn Lý - Trần Tập III" (xuất bản năm 1978), Phó giáo sư Trần Lê Sáng cũng đã coi Bích Châu là một tác giả và "Kê minh thập sách" là tác phẩm của bà, dù vẫn còn đặt dưới dạng tồn nghi, nghĩa là còn cần tiếp tục đi tìm chứng cứ. Khoảng cuối thập kỷ tám mươi thế kỷ trước, trong tập truyện ngắn Vườn Kỳ trong phủ chúa, “dựng lại” chân dung một số tác gia nữ thời trung đại, nhóm Trần Thị Băng Thanh cũng coi Bích Châu là tác giả, nhưng dù sao đấy cũng là viết truyện. Từ bấy đến nay, các thành viên của Nhóm thơ văn Lý - Trần cũng chưa đi xa hơn được bước nào trong việc giải đáp câu hỏi khó khăn này. Quả thực tính truyền kỳ của tác phẩm có phần khiến nhiều nhà nghiên cứu cũng như chính bản thân tôi không mấy tin tưởng vào việc tìm ra dấu vết của một nhân vật đã sống cách thời đại mình hàng gần thiên niên kỷ! Nhưng gần đây do nghiên cứu Đoàn Thị Điểm và may mắn “gặp” được đền thờ Hải Khẩu tôi đã có một cách nghĩ khác. Kể ra căn cứ vào phong cách của Hồng Hà nữ sĩ ở Truyền kỳ tân phả (nhân vật có nguyên mẫu, gốc gác) và tục hiến tế trong thời trung đại thì cũng có thể tin vua Duệ Tông đã từng hiến tế cung nhân của mình cho thần biển để cầu sóng yên bể lặng. Cách thời Duệ Tông chưa đầy bốn mươi năm, Lê Lợi từng cũng đã hiến tế người vợ họ Phạm của mình để cầu thần giúp cho cuộc hành quân. Việc ấy được ghi trong Lam Sơn thực lục, Ngọc phả và nhiều sách khác. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi về bà với tư cách là thân mẫu vua Lê Thái Tông. Bích Châu chưa tìm được Ngọc phả, cũng không được chính sử ghi chép. Duệ Tông là một người bại trận, nhiều khả năng nhà vua đã “mất xác” ở chiến trường vì “thấp cơ” hơn một tướng Chiêm Thành. Điều đó đã là việc đáng xấu hổ, huống hồ lại còn phải “ném” cả người cung phi sủng ái của mình xuống biển để dâng hiến thần cầu sự trợ giúp cho việc ra quân? Các nhà viết sử theo quan điểm Nho gia dè dặt với những chuyện “quái, lực” và có thể bày tỏ thái độ chê trách Trần Duệ Tông bằng cách không ghi chép nhiều về ông, Bích Châu vì thế cũng vắng bóng trong sử sách? Thế nhưng ngôi đền thờ bà ở Hải Khẩu, nơi chính bà đã tự nguyện hy sinh tính mạng, cuộc sống cho việc lớn của đất nước, trải qua một thời gian dài trên sáu trăm năm, gần bằng lịch sử nền độc lập tự chủ của dân tộc, qua bao thăng trầm của các triều đại, bao biến đổi bể dâu cuộc đời vẫn linh thiêng, chưa bao giờ lạnh khói hương, đã chứng thực cho hành vi cao cả vì dân vì nước của bà, chứng tỏ người dân Việt vẫn ghi nhớ công tích của bà và sự giao cảm giữa tinh linh bà với dân tộc. Thực tế đó cũng nên được tin cậy và trân trọng như những dòng ghi chép của chính sử. Ngày nay ngôi đền không còn lưu giữ được những dấu vết văn hoá vật thể có từ thời Trần, nhưng thơ văn lại chứng thực cho lai lịch của nó. Bài thơ sớm nhất nhắc đến ngôi đền Chế Thắng phu nhân là của vua Lê Thánh Tông, làm trong dịp nhà vua “Chinh Chiêm Thành” vào hai năm đầu niên hiệu Hồng Đức (1470-1471) chép trong tập "Minh lương cẩm tú": “Nghỉ lại ở cửa biển Hà Hoa” (Hà Hoa hải môn lữ thứ). Bài thơ như sau: Hà Hoa đáo xứ vũ sùng triêu,
Vị túc nho Đỗ Ngọc Toại đã dịch thành thơ: Mưa mai mù mịt cửa Hà Hoa,
Bài thơ có một lời nguyên chú ghi được hai mẩu chuyện truyền tụng trong dân gian về Đầm Thủy Tiên và Chế Thắng phu nhân rằng:“Bên trái cửa biển có núi Bàn Độ (Thiên Nam dư hạ chép là Bàn Khánh), dưới chân núi có đầm nước từ các nơi đổ về, dân địa phương thường thấy hai tiên nữ từ trong đầm đi ra, lên núi chơi ở chỗ bàn đá. Chế Thắng là cung nữ của Trần Duệ Tông. Nhà vua Nam chinh, tới Kỳ Hoa gặp gió to, thuyền không qua được, nhà vua bèn trai giới bí mật cầu đảo, đặt người cung nữ ấy lên chiếc mâm vàng, để trôi trên mặt nước dâng cho thủy thần. Do có chuyện báo ơn đó, nên thường linh ứng. Người dân bèn lập đền thờ ở bên trái cửa biển. Nay trong Tự điển là Thượng đẳng thần. Vũng dưới gọi là Vũng Nàng (Loan Nương)” Lời chú chắc không phải của chính Lê Thánh Tông mà là của người sao chép tập "Minh lương cẩm tú", nhưng bài thơ đã có thể minh chứng rằng khi Lê Thánh Tông đi qua (năm 1470 - 1471) ngôi đền đã hiện diện, nó được xây dựng từ trước và có thể người cung nhân của Duệ Tông cũng đã được phong mỹ hiệu Chế Thắng từ trước. Cho đến khi tập thơ được sao chép người ta đã thấy bà có tên trong danh sách các thần được thờ, ở cấp bậc Thượng đẳng, do triều đình quy định. Khi vua Lê Thánh Tông nghỉ lại ở cửa biển Hà Hoa, ngôi đền thờ Chế Thắng cỏ cây vẫn tươi tốt, điều đó cho biết ngôi đền vẫn được phụng thờ, chăm sóc chu đáo, chuyện của bà vẫn được dân chúng lưu truyền. Cuộc Nam chinh của Lê Thánh Tông cách cuộc Nam chinh của Trần Duệ Tông chưa đầy một trăm năm, tấm gương hy sinh của bà và câu chuyện hiến tế bi thương hãi hùng có phần chắc vẫn còn đậm tính thời sự. Một thiết chứng như vậy cho phép tin chắc Bích Châu là một nhân vật có thật trong lịch sử. Kết luận ấy còn được củng cố thêm bằng tác phẩm của nhiều văn nhân khác trong nhiều triều đại. Ví như trên bốn trăm năm sau, dưới thời Tây Sơn, khoảng sau 1789, Ngô Thì Nhậm trên đường vào Phú Xuân, nghỉ lại ở Dinh Cầu (phía bắc sông Ranh, nay thuộc huyện Kỳ Anh), cảm nghĩ về thời cuộc cũng đã miêu tả cảnh cây cối tốt tươi nơi đền phu nhân: “Tế liễu lục thùy Tiên Thánh miếu, Trường dương thuý kết Thắng phi điền” (Bên miếu Tiên Thánh rủ nhành liễu xanh, Cây dương biếc cao, kết thành hoa tai bà phi Chế Thắng). Câu thơ có nguyên chú:“Chế Thắng phu nhân là thứ phi của Trần Duệ Tôn, có miếu thờ ở cửa biển Xích Lỗ”. Đến Bùi Dương Lịch, câu chuyện “tục truyền” này được ghi rõ trong phần Địa chí của Nghệ An ký, mục về sông núi: “Núi Bàn Độ, ở trên bờ biển thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Hoa. Mạch từ núi Vọng Liệu đến đây thì nổi lên. Trên núi có cái đầm. Tục truyền có tiên nữ đến chơi đầm ấy. Khi Trần Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành, đi đến đó, thuyền không tiến lên được. Vua phải lấy một cung nhân cho ngồi lên chiếc mâm vàng thả xuống nước hiến cho thủy thần thì thuyền lại đi được. Nay bên núi có đền thờ Chế Thắng phu nhân” |
” |
— Luận "Nguyên mẫu Chế Thắng phu nhân"[4] |
Như vậy, do là nhân vật được sáng tác ở thời sau, nên độ chính xác về thông tin sự kiện hoàn toàn lý giải được, nhưng ta có thể thấy rằng có khả năng cao Chế Thắng phu nhân chỉ là nhân vật truyền thuyết, được tô dày qua rất nhiều thần tích và câu chuyện truyền miệng, từ đó được phong thần, thờ cúng.
Truy phong
sửaNăm Hồng Đức (1471), Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, qua chỗ bà Bích Châu đã trầm mình. Bà hiện lên báo mộng cho vua Lê và xin làm lễ giải thoát. Biết chuyện bà Bích Châu, hôm sau, nhà vua liền viết một tờ hịch hạch tội Nam Minh đô đốc, sai thả xuống biển. Truyền thuyết kể lập tức vị này bị chém chết, xác nổi lên mặt nước.
Sau khi thắng trận trở về, vua hạ chiếu lập đền, cấp ruộng tế và người trông coi, sắc phong cho bà là Chế Thắng, nên đền được gọi là Chế Thắng Phu Nhân. Hàng năm, vào 12 tháng 2 âm lịch là ngày giỗ. Đến nay, tại xã Kỳ Ninh và làng Hải Phong, Kỳ Lợi vẫn còn thờ bà Bích Châu.
Lê Thánh Tông còn làm một bài thơ điếu bà Bích Châu:
|
|
Sáu câu đầu Lê Thánh Tông ca tụng đức xả thân cứu nước của bà Bích Châu, hai câu kết có ngụ ý chê Trần Duệ Tông và tự đề cao mình. Có lẽ hương linh của bà Bích Châu không vui, vì chạm vào tình cảm kính trọng chồng. Vì thế, khi Lê Thánh Tông thắng trận, lúc khải hoàn qua đây, bà lại báo mộng, tạ ơn Hoàng đế đã cứu mình, với lời van xin: "Bài thơ nhà vua đề ở Đền lời ý đều hay, duy hai câu kết có ý phẩm bình chuyện cũ, khiến lòng thiếp không được yên!"
Hoàng đế tỉnh dậy, sửa ngay hai câu kết thành: "Cương thường vạn cổ ưng vô quý/ từ hạ thư cưu hý thủy văn". Dịch rằng: "Vạn cổ cương thường lòng chẳng thẹn/ Thư cưu giỡn sóng dưới chân đền".
Ngoài ra, còn một bài thơ trong tập Minh lương cẩm tú, mang tên “Nghỉ lại ở cửa biển Hà Hoa” (Hà Hoa hải môn lữ thứ) cũng đề cập đến bà và ngôi đền. Bài thơ như sau:
|
|
Bài thơ có một lời nguyên chú ghi được hai mẩu chuyện truyền tụng trong dân gian về Đầm Thủy Tiên và Chế Thắng phu nhân rằng:"Bên trái cửa biển có núi Bàn Độ (Thiên Nam dư hạ chép là Bàn Khánh), dưới chân núi có đầm nước từ các nơi đổ về, dân địa phương thường thấy hai tiên nữ từ trong đầm đi ra, lên núi chơi ở chỗ bàn đá. Chế Thắng là cung nữ của vua Trần Duệ Tông. Nhà vua Nam chinh, tới Kỳ Hoa gặp gió to, thuyền không qua được, nhà vua bèn trai giới bí mật cầu đảo, đặt người cung nữ ấy lên chiếc mâm vàng, để trôi trên mặt nước dâng cho thủy thần. Do có chuyện báo ơn đó, nên thường linh ứng. Người dân bèn lập đền thờ ở bên trái cửa biển. Nay trong Tự điển là Thượng đẳng thần. Vũng dưới gọi là Vũng Nàng (Loan Nương)."
Tác phẩm
sửaToàn bộ bài "Kê minh thập sách" được trình bày như sau:
“ |
Trộm nghĩ, dời củi nâng mái bếp gây nền trị từ khi chưa loạn; dùng dâu ràng cửa tổ, được ở yên cần lo tính lúc nguy. Vì dân tình dễ đắm đuối sự yên vui; mà thế vận khó giữ luôn thời bình trị. Cho nên dâng lời răn chớ chơi bời lười nhác, Cao Dao trước hãy ngợi khen, ở vào thời không máu chảy gươm khua, Giả Nghị vẫn tâu lời than thở. Chỉ vì yêu vua mà ngăn trước, không phải khác chúng để khoe tài. Tiện thiếp tên gọi Bích Châu, lúc nhỏ vốn nhà nghèo khó, lớn lên được tuyển vào cung, ân sủng chứa chan, thương yêu đằm thắm. Vả xiêm áo vua ngu, dám đâu sánh với người nam tử; rút trâm cài Khương hậu, tiến lời can đứng trước đình thần. Mạo muội tỏ bày mười điều vụng nghĩ:
|
” |
— Kê minh thập sách |
PGS.TS. Nguyễn Đăng Na, trong tài liệu đã dẫn cho rằng:“... bài Kê minh thập sách của cung nữ Bích Châu thời Trần Duệ Tông (1373-1377) thế kỷ XIV cũng dường như được sao chép từ "Thập điều khải" của Thái thường Tự khanh Bùi Sĩ Tiêm dâng vua Lê Duy Phường năm 1731, thế kỷ XVIII”. Tuy nhiên khi so sánh có vài chỗ không thực sự giống dù khá tương đồng về kết cấu.
Bài "Thập điều khải" của Bùi Sĩ Tiêm như sau:
“ |
Quốc gia thừa hưởng thái bình đã lâu, trong nước an ninh, biên thùy yên lặng, vốn không có việc gì đáng nói. Nhưng trong buổi thái hòa chí trị mà thánh nhân vẫn lo lắng như những câu “lúc chưa mưa phải sửa sang nhà cửa” và câu “phải buộc chặt như rễ dâu” chính là những việc cần kíp lúc này. Ngu tôi thiển nghĩ những việc thiết yếu của quốc gia chỉ là:
|
” |
— Thập điều khải |
Chú thích
sửa- ^ Nguyễn Thị Bích Châu - Từ văn chương đi vào lịch sử, Nguyễn Huệ Chi, www.talawas.org, 31.3.2007
- ^ Từ Hiền phi (chữ Hán: 徐賢妃, 627 - 650) tên là Từ Huệ (徐惠), người tỉnh Chiết Giang, là cung tần của Đường Thái Tông. Ban đầu là Tài nhân, Tiệp dư tiến phong thành Sung dung. Khi Đường Thái Tông chết, Từ Huệ chết theo, truy phong làm Hiền phi. Theo sử sách, bà thường hay đàm đạo chuyện chính trị cùng Thái Tông, rất được Thái Tông tín nhiệm.
- ^ Loại mũ cánh chuồn, mũ Ô Sa mà 2 cánh của nó chỉ lên trên trời. Một loại mũ xuất xứ từ Trung Hoa, sau được các vua nhà Trần dùng
- ^ Nguyên mẫu Chế Thắng phu nhân (Tạp chí Hán Nôm; Số 6 (85) 2007; Tr. 37 - 44)
- ^ Hy lăng: là mộ của Trần Duệ Tông