Nguyễn Thế Kỷ
Nguyễn Thế Kỷ (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1960) là PGS,TS, Nhà Văn, Nhà báo, một chính khách Việt Nam, quê huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, hiện là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết và Hợp tác Á - Phi - Mỹ Latinh; nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.[1]
Nguyễn Thế Kỷ | |
---|---|
Chức vụ | |
Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương | |
Nhiệm kỳ | 12 tháng 12 năm 2016 – nay 8 năm, 16 ngày |
Phó Chủ tịch | Trần Thanh Lâm Đỗ Hồng Quân Bùi Thế Đức Ngô Phương Lan Trần Khánh Thành |
Nhiệm kỳ | 8 tháng 3 năm 2016 – 1 tháng 6 năm 2021 5 năm, 85 ngày |
Thủ tướng | Nguyễn Tấn Dũng Nguyễn Xuân Phúc Phạm Minh Chính |
Tiền nhiệm | Nguyễn Đăng Tiến |
Kế nhiệm | Đỗ Tiến Sỹ |
Vị trí | Việt Nam |
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương | |
Nhiệm kỳ | 16 tháng 8 năm 2010 – 8 tháng 3 năm 2016 5 năm, 205 ngày |
Trưởng ban | Tô Huy Rứa Đinh Thế Huynh Võ Văn Thưởng |
Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII | |
Nhiệm kỳ | 26 tháng 1 năm 2016 – 30 tháng 1 năm 2021 5 năm, 4 ngày |
Tổng Bí thư | Nguyễn Phú Trọng |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 8 tháng 1, 1960 Yên Thành, Nghệ An, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Nơi ở | Hà Nội, Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn | PGS.TS. Ngữ văn |
Alma mater | Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội |
Giáo dục
sửaÔng có học hàm, học vị: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngữ Văn. Ông còn là một nhà thơ, nhà viết kịch, nhà viết tiểu thuyết, nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.
Sự nghiệp
sửaTrước khi được điều động giữ chức vụ Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam vào tháng 3 năm 2016, ông từng giữ các chức vụ Phó Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An (1994-2000); Tỉnh ủy viên, Tổng biên tập Báo Nghệ An kiêm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An (2000-2003); Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (2003-2005); Vụ trưởng Vụ Báo chí thuộc Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (2005-2008), Vụ trưởng Vụ Báo chí-Xuất bản thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương (2008-2010), Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 8 năm 2010; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương (từ tháng 1 năm 2016). Ông Nguyễn Thế Kỷ còn kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương (2011-2015); Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học Nghệ thuật Trung ương (từ năm 2016 đến nay)[2]
Ngày 1 tháng 6 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 858/QĐ-TTg, theo đó ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, thôi giữ chức vụ Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam kể từ ngày ký.
Chú thích
sửaTham khảo
sửa- PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương: Không phải thiếu tấm gương, mà là thiếu “ống kính”
- Các tác phẩm tiêu biểu: "Chuyện tình Khau Vai", cải lương, 2013; "Mai Hắc Đế", cải lương, 2014; "Hừng Đông", cải lương 2016 và dân ca Nghệ Tĩnh 2017; "Thầy Ba Đợi", cải lương 2017; "Hoa lửa Truông Bồn", kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh, 2017; "Huyền thoại Gò Rồng Ấp", kịch nói, 2019; "Ngàn năm mây trắng", kịch hát (gồm chèo, cải lương, xẩm, ca Huế), 2019; Cải lương-Dân ca "Nợ nước non", năm 2022.
- Về Tiểu thuyết có: "Chuyện tình Khau Vai", NXB Văn học, 2019; "Hừng Đông", NXB Văn học, 2020. Bộ tiểu thuyết 5 tập về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã xuất bản 3 tập: T1 "Nợ nước non" (2022), T2 "Lênh đênh bốn biển" (2023), T3 "Từ Việt Bắc về Hà Nội" (2024), 02 tập còn lại sẽ ra mắt bạn đọc trong năm 2025.
- Về Thơ có "Trở lại triền sông", NXB Văn học, 2017; "Nhớ thương ở lại", NXB Kim Đồng, 2019.
- Về Lý luận, phê bình có "Lý luận văn hóa, văn nghệ Việt Nam - Nền tảng và phát triển", 2 tập, NXB Văn học 2017 và 2019.
- Về Báo chí và Truyền thông có "Nói năng, giao tiếp trên đài truyền hình", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010; "Báo chí và truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", 02 tập, NXB Thông tin và Truyền thông, 2016 và 2020...