Nguyễn Thế Dân

Nghệ sĩ đàn nhị, nghệ sĩ nhân dân Việt Nam

Nguyễn Thế Dân (sinh năm 1960) là một nghệ sĩ đàn nhị, nghệ sĩ nhân dân người Việt Nam.

Nghệ sĩ Nhân dân
Nguyễn Thế Dân
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1 tháng 8, 1960 (64 tuổi)
Nơi sinh
Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNghệ sĩ biểu diễn
Lĩnh vựcĐàn nhị
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1997)
Nghệ sĩ nhân dân (2015)
Sự nghiệp âm nhạc
Đào tạoTrường Âm nhạc Việt Nam
Dòng nhạcTruyền thống
Nhạc cụĐàn nhị

Tiểu sử

sửa

Nguyễn Thế Dân sinh ngày 1 tháng 8 năm 1960, nguyên quán ở Thanh Hóa.[1] Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha ông là nghệ sĩ Tuồng, mẹ là nghệ sĩ chèo. Ông có 3 anh trai. Người anh trai cả là nghệ sĩ chèo. Người anh thứ hai là nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa và người anh thứ ba là nghệ sĩ tuồng Nguyễn Mạnh Đức.[2]

Từ nhỏ, Nguyễn Thế Dân đã được bố mẹ cho đi theo đoàn biểu diễn ở nhiều nơi trong cả nước.[1]

Sự nghiệp

sửa

Năm 14 tuổi, ông trúng tuyển vào trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc Gia) chuyên ngành đàn nhị và trở thành học viên khóa đầu tiên tốt nghiệp đại học môn nhạc cụ truyền thống của học viện này.[1]

Sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Thế Dân được giữ lại làm giảng viên tại học viện. Năm 1996 ông là Trưởng bộ môn Hòa tấu Dàn nhạc dân tộc, Trưởng bộ môn đàn Nhị khoa Nhạc cụ truyền thống tại đây.[3] Ông đã biên soạn giáo trình giảng dạy đàn nhị từ sơ cấp đến đại học, tham gia đào tạo nhiều khóa nghệ sĩ và giảng viên của trường.[3]

Tiếng đàn ông đã ghi dấu ấn với nhiều chương trình biểu diễn diễn: Độc tấu Nhị "Thăng Long ngàn năm hội ngộ" cùng dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam tại Festival Âm nhạc Mới "Á – Âu" lần thứ II; Hòa tấu Nhị "Ước vọng" với dàn nhạc giao hưởng quốc tế cùng nhạc trưởng Lê Phi Phi.[4] Ông còn sáng chế ra một cây đàn đặc biệt làm từ tre đằng ngà, đặt tên là đàn "Cây tre".[4] Đàn có hình dáng và cấu tạo giống với đàn K'ni, một nhạc cụ của các dân tộc vùng Tây Nguyên. Cây đàn được ông chau truốt, tỉ mẩn từng chi tiết, từ bầu đàn, dây đàn, vĩ kéo, mảnh mo tre. Đàn gồm có hai phần, có thể tháo rời riêng biệt và lắp nối liền với nhau bởi một khớp nối, có hình thù nhìn giống như hình dạng từng đốt của một cây tre ngà.[3][4]

Danh hiệu

sửa

Ông giành Huy chương Vàng Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1980 với màn trình diễn độc tấu đàn nhị khi còn là sinh viên.[3] Ngoài ra, ông còn nhận được Huy chương Vàng Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc năm 1982.[3] Nguyễn Thế Dân được phong danh hiệu nghệ sĩ ưu tú năm 1997 và danh hiệu nghệ sĩ nhân dân năm 2015.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c “NSƯT Thế Dân và cây đàn nhị”. Báo điện tử VTC News. 14 tháng 11 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ Dạ Miên (7 tháng 9 năm 2008). “Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa: Tựa vào âm nhạc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f Lê Minh (21 tháng 11 năm 2021). “Nghệ sĩ nhân dân Thế Dân: Bền bỉ truyền lửa tình yêu âm nhạc truyền thống”. hanoimoi.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ a b c Trung tâm Thông tin Triển lãm (30 tháng 1 năm 2019). “NSND Thế Dân: Trọn cuộc đời cho tiếng đàn dân tộc”. Cổng thông tin Sở Văn Hóa Thể Thao Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.