Nguyễn Từ Huấn, sinh năm 1959 tại Việt Nam, là một sĩ quan người Mỹ gốc Việt của Quân đội Hoa Kỳ. Ngày 10 tháng 10 năm 2019, tại Washington, D.C, ông Nguyễn Từ Huấn đã được thăng hàm Chuẩn đô đốc cấp thấp. Ông là Chuẩn đô đốc cấp thấp người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ.[2][3][4]

Nguyễn Từ Huấn
Sinh1959
Huế, Việt Nam Cộng hòa
Thuộc Hoa Kỳ
Quân chủng Hải quân Hoa Kỳ
Năm tại ngũ1982––Nay
Cấp bậc Chuẩn đô đốc (nửa dưới)
Đơn vịBinh chủng Hải quân Trừ bị Hoa Kỳ
Hệ thống Kỹ thuật Hải quân Hoa Kỳ
Tặng thưởngLegion of Merit[1]
Bronze Star Medal
Meritorious Service Medal
Navy Commendation Medal

Cuộc đời

sửa

Nguyễn Từ Huấn sinh tại Huế, Việt Nam. Ông Huấn là con trai của Trung tá thiết giáp Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Tuấn và bà Từ Thị Như Tùng. Theo BBC, trong một trận đánh dịp Tết Mậu Thân vào Trại thiết giáp Phù Đổng, Sài Gòn, bố mẹ và năm anh chị em của ông Huấn đã bị biệt kích Việt Cộng giết tại nhà riêng. Ông Huấn khi đó cũng bị trúng đạn, nhưng vẫn được ở cạnh mẹ trong hai giờ trước khi bà mất máu rồi qua đời, may mắn ông vẫn sống sót. Người chú của ông Huấn lúc đó là một đại tá không quân đã nhận ông Huấn về làm con nuôi.[2]

Có một số nguồn cho rằng việc sát hại gia đình ông Nguyễn Từ Huấn là do Bảy Lốp thực hiện dẫn đến việc Tướng Nguyễn Ngọc Loan tử hình ông này trên đường phố Sài Gòn vào năm 1968.[4][5]

... thông cáo phát đi sau lễ trao quân hàm của ông Nguyễn Từ Huấn, NAVSEA viết rằng ông Nguyễn Từ Huấn chính là người con trai duy nhất sống sót trong vụ thảm sát được nhiều người biết đến hồi Tết Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn.[3]

Năm 1975, khi được 16 tuổi, ông Huấn và gia đình người chú đại tá không quân Nguyễn Tú cùng vợ ông là bà Kim Chi[6] rời khỏi Sài Gòn trước khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Ông Huấn cảm kích trước việc hải quân Mỹ thuộc Hạm đội 7 khi đó đã giúp dỡ những Người Việt trong việc di tản, đưa họ đến đảo Guam an toàn, vì vậy ông đã nuôi ý muốn sau này sẽ gia nhập Hải quân Hoa Kỳ. Gia đình đại tá Nguyễn Tú trong đó có Nguyễn Từ Huấn sau đó đã được một đại tá không quân Mỹ là Ed Veiluva bảo trợ để giúp họ được nhập cư vào Hoa Kỳ theo diện tị nạn chính trị.[2]

Sư nghiệp quân ngũ

sửa

Năm 1981, Nguyễn Từ Huấn tốt nghiệp bằng cử nhân kỹ sư điện tại Đại học Oklahoma, ông học thêm thạc sĩ tại Đại học Southern Methodist, Đại học PurdueĐại học Carnegie Mellon chuyên ngành kỹ thuật thông tin. Nguyễn Từ Huấn làm việc cho bộ phận thiết kế các hệ thống điều khiển điện tử trên chiến đấu cơ thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.[7] Năm 1991, Nguyễn Từ Huấn đăng ký vào quân đội, cũng là lúc Chiến tranh Vùng Vịnh đang diễn ra. Năm 1993, ông Huấn trở thành sĩ quan hải quân trừ bị và đồng thời ông cũng làm thêm việc ở Bộ Năng lượng. Ông Huấn tiếp tục chuyển công việc sang làm cho General Motors (GM), phụ trách mảng thiết kế hệ thống điện tử cho xe hơi.[7]

Tháng 6 năm 2013, Ông Huấn được thăng hàm cấp Hạm trưởng[8]. Từ năm 2018, ông Huấn là Phó phòng Truyền tin, Bộ Tư lệnh các Hệ thống hải quân biển (NAVSEA).[8] Theo trang thông tin Quốc hội Hoa Kỳ (Congress.gov) ngày 5 tháng 6 năm 2019[8], một hồ sơ của Đại tá Nguyễn Từ Huấn được văn phòng Tổng thống Donald Trump gởi đến Quốc hội và sau đó chuyển qua Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ về việc đề bạt ông lên cấp bậc Chuẩn đô đốc cấp thấp, thuộc binh chủng Hải quân Trừ bị Hoa Kỳ.[6] Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn trở thành người Việt thứ tư mang cấp tướng trong Quân đội Hoa Kỳ.[8]

Ngày 10 tháng 10 năm 2019, tại Washington, D.C, Hạm trưởng Nguyễn Từ Huấn được thăng lên cấp bậc Phó Đề đốc Hải Quân Hoa Kỳ.[2] Tại lễ thăng quân hàm có mặt Bà Nguyễn Kim Hương là vợ ông và 3 người con, cùng gia đình người chú Nguyễn Tú đã cưu mang ông và Thiếu tướng Lương Xuân Việt, Phó Tư lệnh hành quân Quân đoàn 8 ở Nam Hàn; Chuẩn tướng Châu Lập Thể Flora, Phó Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ tại Châu Phi kiêm Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia Virgina 91th.[5]

Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn hiện đang làm việc cho Bộ Tư lệnh Hệ thống Kỹ thuật Hải quân Mỹ (Naval Sea Systems Command – NAVSEA) với nhiệm vụ tham mưu phó Bộ tư lệnh NAVSEA, đặc trách An ninh Mạng.[3]

Ông Nguyễn Từ Huấn từng được trao Huân chương Danh dự Legion of Merit, Huy chương Bronze Star của Hải quân và Thủy quân lục chiến.[3]

"...Thật sự tôi không sợ chiến tranh. Tôi ghét chiến tranh tại vì tôi đã là nạn nhân của chiến tranh và tôi cũng là người đã từng tham gia trong chiến tranh. Chiến tranh đem đến những sự đau khổ, chia rẽ, tàn phá, không những chỉ con người mà cả môi trường, thành phố và những gì tốt đẹp của nhân loại. Nhưng mà chúng ta đang sống trong một xã hội có dân chủ, có hòa bình, có nhân quyền thì tôi muốn tham gia vào quân đội vì tôi muốn bảo tồn tự do, dân chủ và nhân quyền đó. Những giá trị đó, nếu chúng chúng ta không bảo tồn thì sẽ mất đi rất dễ dàng

— Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn.[6]

Nhận xét

sửa

Hình ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Rear Admiral Huan T. Nguyen”. Virtual Leadership Convention 2020 by NAAAP (bằng tiếng Anh). National Association of Asian American Professionals. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ a b c d BBC Tiếng Việt (27 tháng 09 năm 2019). “Nguyễn Từ Huấn trở thành phó đề đốc Mỹ gốc Việt đầu tiên”. BBC New online.
  3. ^ a b c d VN (11 tháng 10 năm 2019). “Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn, người Việt đầu tiên đeo quân hàm cấp tướng trong Hải quân Mỹ”. VOA online.
  4. ^ a b Mai Hoa (28 tháng 11 năm 2019). “Hạt giống yêu thương (267) Cánh đại bàng đã qua bờ sinh tử...”. sbs.com.au.
  5. ^ a b Nguyễn Việt Linh (10 tháng 10 năm 2019). “Tướng Nguyễn Từ Huấn – phó đề đốc Hải Quân Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên”. Người Việt online.[liên kết hỏng]
  6. ^ a b c d RFA (10 tháng 10 năm 2019). “Tướng Hải quân Hoa kỳ gốc Việt Nguyễn Từ Huấn tri ân bố mẹ bị thảm sát trong Biến cố Mậu Thân”. Đài Châu Á Tự Do online.
  7. ^ a b Mạnh Kim (11 tháng 10 năm 2019). “Những 'món nợ' của một tân Phó Đề Đốc”. VOA online.
  8. ^ a b c d Nguyễn Quân (10 tháng 10 năm 2019). “Hải Quân Đại Tá Nguyễn Từ Huấn, người Việt đầu tiên được đề cử thăng cấp Phó Đề Đốc Hải Quân Hoa Kỳ”. Nguoivietdallas. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.

Liên kết ngoài

sửa