Quốc Tuấn (diễn viên)

NSƯT diễn viên, đạo diễn phim Việt Nam
(Đổi hướng từ Nguyễn Quốc Tuấn)

Nguyễn Quốc Tuấn (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1961) là một diễn viên, đạo diễn truyền hình nổi tiếng Việt Nam thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Ông được biết đến với các phim truyền hình Những người sống bên tôi, 12A và 4H, Người thổi tù và hàng tổng.[1]

Quốc Tuấn
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Quốc Tuấn
Ngày sinh
12 tháng 6, 1961 (63 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Diễn viên
  • Đạo diễn
Gia đình
Vợ
Phạm Thị Thúy Minh
Con cái
Nguyễn Tuấn Anh
Đào tạoĐại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1994 – nay
Quản lýHãng Phim truyện Việt Nam
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1991 – 2002
Quản lýNhà hát Tuổi trẻ
Website

Tiểu sử

sửa

Quốc Tuấn sinh ngày 12 tháng 6 năm 1961 tại Hà Nội,[2][3] khi còn học phổ thông tại trường Trần Phú, ông từng là học sinh giỏi toán cấp thành phố và có dự định thi vào trường Đại học Kiến trúc. Quốc Tuấn từng học nhạc lýguitar từ nhạc sĩ Đoàn Chuẩn trong hai năm, ông cũng là thành viên của một nhóm nhạc trong trường phổ thông có tên gọi ACE – rút học từ tên lớp của các thành viên: 10A, 10C và 10E.[3][4] Cả nhóm sau này rủ nhau thi vào trường Sân khấu - Điện ảnh, nhưng cuối cùng chỉ có mình ông đi thi.[5]

Sự nghiệp

sửa

Năm 1981,[6] Quốc Tuấn thi vào khoa diễn viên thuộc hệ đại học đầu tiên của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, lớp của ông do hai đạo diễn Trần Minh NgọcXuân Huyền phụ trách.[4] Là một học viên ngỗ nghịch nên ông thường không được giao các vai chính mà chỉ nhận được những vai diễn rất nhỏ. Năm 1990,[6] Quốc Tuấn gia nhập Nhà hát Tuổi trẻ, một phần lý do vì không phải diễn do nhà hát đào tạo nên ông tiếp tục phải nhận những vai phụ,[4][6] trong hai năm, ông làm thêm một số công việc như chơi nhạc ở vũ trường hay làm lễ tân khách sạn.[6][7] Với sự cạnh tranh khắc nghiệt của lĩnh vực sân khấu, một diễn viên phụ khó có cơ hội vượt qua những diễn viên tên tuổi hơn, nên Quốc Tuấn quyết định đóng thêm phim truyền hình.[8]

Năm 1994, Quốc Tuấn có được vai diễn phim truyền hình đầu tiên trong Cuốn sổ ghi đời của đạo diễn Tất Bình.[9] Qua bộ phim điện ảnh truyền hình 12A và 4H của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, Quốc Tuấn bắt đầu nổi lên như một ngôi sao truyền hình.[10] Thành công lớn nhất trong sự nghiệp của Quốc Tuấn phải kể đến phim truyền hình năm 1996, Những người sống bên tôi, trong phim ông vào vai Thi từ khi còn một thanh niên nhiệt tình, ham học trong giai đoạn chiến tranh đến một cựu chiến binh và cũng là một thầy giáo trong thời kì mở cửa.[11] Qua bộ phim này, Quốc Tuấn được khán giả truyền hình bình chọn là Nam diễn viên xuất sắc 1995-1996.[12][13]

Năm 2000, Quốc Tuấn học thêm khóa đạo diễn tại trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội và làm phó đạo diễn bộ phim Vua bãi rác của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.[14] Năm 2002, nhận thấy sân khấu đang mất dần sức hút nên Quốc Tuấn chuyển sang làm việc tại xưởng II - Hãng phim truyện Việt Nam.[6][8] Lúc này Hãng phim cũng đang mất dần phong độ, phải hoạt động cầm chừng, theo Quốc Tuấn quyết định thay đổi công việc là lựa chọn sai lầm nhất trong cuộc đời ông.[8] Ông tốt nghiệp thủ khoa năm 2004 với bộ phim ngắn Có một món quà quê.[15][16] Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu lên ý tưởng cho bộ phim đầu tay, năm 2007 kịch bản Vua cầu được viết. Năm 2009, kịch bản hoàn tất và được lên kế hoạch dựng thành phim truyền hình với tựa đề Trái tim kiêu hãng. Bộ phim được ông thực hiện các khâu chính, từ lên ý tưởng, viết kịch bản và đạo diễn.[17] Năm 2010, bộ phim Trái tim kiêu hãng được khởi quay. Sau khi hoàn thành bộ phim này năm 2013,[18] ông dự định viết kịch bản cho bộ phim tiếp theo với tựa đề Con cầu tự.[15][13]

Sau bộ phim điện ảnh Luật đời, từ 2008, Quốc Tuấn tạm dừng việc đóng phim để tập trung chữa chạy cho con trai.[7][11]

Trong 3 năm không có công việc tại Hãng phim và cũng không được nhận lương, tháng 10 năm 2021, Quốc Tuấn chính thức nghỉ hưu.[19][20] Cũng trong năm 2021, Quốc Tuấn trở lại với khán giả truyền hình sau 14 năm vắng bóng, lần này ông tham gia đóng vở kịch truyền hình Cuộc chiến không cân sức do Kim Oanh đạo diễn.[21]

Năm 2023, ông tham gia bộ phim điện ảnh Người vợ cuối cùng, đây là lần đầu ông trở lại đóng phim điện ảnh sau Đường thư năm 2005.[22]

Đời tư

sửa

Quốc Tuấn kết hôn năm 2000 và vợ chồng anh đón con chào đời năm 2002, lúc này Quốc Tuấn đã 41 tuổi. Cậu bé Nguyễn Tuấn Anh (Bôm) ra đời và được xác định mắc chứng bệnh xương cứng sớm cục bộ. Năm 3 tuổi rưỡi, xương sọ của cậu bắt đầu ngừng phát triển kích thước trong khi não vẫn phát triển bình thường.[15] Bôm có năng khiếu trong piano và tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia.

Năm 2017, chương trình Điều ước thứ 7 số 167 của Đài Truyền hình Việt Nam kể về hành trình chữa bệnh của bố con Quốc Tuấn, trong thời gian ngắn đã lọt Top Thịnh hành của Youtube tại Việt Nam. Đây cũng là tập có lượt xem kỷ lục của chương trình vào thời điểm đó.[23] Tập này cũng giành được một giải tại Ấn tượng VTV năm 2018 và một giải Vàng tại Liên hoan truyền hình toàn quốc 37.[24][25]

Sự nghiệp điện ảnh

sửa

Phim truyền hình

sửa
Năm Phim Vai diễn Hình thức Phát sóng Chú thích
1994 Cuốn sổ ghi đời Hiếu Điện ảnh truyền hình
12A và 4H Thầy Minh Ngắn tập VTV
1995 Những người sống bên tôi - Phần 1 Thi
Cô bé bên hồ Điện ảnh truyền hình
Sông Hồng reo HN
1996 Chuyện tình người lính VTV
Nguyễn Thị Minh Khai
Giữa anh là hai người đàn bà
Những người sống bên tôi - Phần 2 Thi Ngắn tập
Con sẽ là cô chủ HN
Sáng mãi tên anh Điện ảnh truyền hình
1997 Cơn bão đen VTV
1998 Chuyện nhà Mộc Thành
Người cha nhu nhược
1999 Nơi gặp gỡ của hai con tàu
Người thổi tù và hàng tổng Lê Trung Kiên VTV
Ngày mai
2000 Cảnh sát hình sự (Từ đen đến trắng) Ngắn tập
Đồng quê xào xạc
2001 Bến nước ... Đời người Điện ảnh truyền hình VTV
Nguyên tắc là nguyên tắc
Chiều tàn thu muộn Ngắn tập
Hoa cỏ may Bố Na
Con nhện xanh Nguyễn Kỳ
Hồi ức tình yêu HN
2002 Gái một con Điện ảnh truyền hình VTV
2003 Đất lành Ngắn tập
Người thừa của dòng họ
2005 Vượt qua thử thách Dài tập
2006 Chuyện ở tỉnh lẻ VTV
2007 Luật đời Đại
2013 Trái tim kiêu hãnh (đạo diễn - đồng biên kịch)
2019 Vương tơ Ngắn tập VTC
2024 Cuộc chiến không cân sức Việt Kịch truyền hình VTV

Phim ngắn

sửa
  • 2004 – Có một món quà quê (đạo diễn)
  • 2021 – Để ngày mai luôn tới (diễn viên chính)[26]

Phim điện ảnh

sửa
Năm Tựa đề Vai diễn Chú thích
1994 Nơi núi rừng yên ả
1997 Hà Nội mùa đông năm 46 Họa sĩ Hân [27]
Lời thì thầm của chiến tranh
Vầng trăng lửa
2002 Hà Nội 12 ngày đêm Thượng úy Nhân
2004 Cầu ông Tượng
2005 Đường thư Tân
2023 Người vợ cuối cùng Ông Thanh

Kịch bản (chưa dựng thành phim)

sửa
  • 2002 – Một chuyến tàu, một chuyến xe (phim ngắn)
  • 2002 – Về cõi nhân gian – cùng Phi Tiến Sơn[28]
  • 2013 – Con cầu tự

Chương trình truyền hình

sửa
Năm Chương trình - tập Vai trò Chú thích
2017 Bước nhảy ngàn cân – tập 8 Khách mời [29]
2017 Điều ước thứ 7 – tập 162 [30]
2020 50 giờ đếm ngược
2024 Lời tự sự [5]
2024 Have A Sip - 183 [31]

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Ngọc Diệp (26 tháng 9 năm 2017). “NSƯT Quốc Tuấn: 'Tôi không thể nợ một vạn người'. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ “Kiến nghị lao động của Hãng Phim truyện Việt Nam”. Facebook/Hãng Phim truyện Việt Nam. 8 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ a b Yến Thanh (3 tháng 4 năm 2024). “Nghệ sĩ Quốc Tuấn: "Tôi từng cùng ban nhạc biểu diễn tại đám cưới, sàn nhảy". Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ a b c Hà Tùng Long, Yên Phong (1 tháng 11 năm 2021). “Nghệ sĩ Quốc Tuấn: "Thật ra tôi có nhiều tính xấu". Báo Dân Việt. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ a b Thảo Nguyên (26 tháng 5 năm 2024). “NSƯT Quốc Tuấn: 'Tôi phải lì lợm'. Thời Báo VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ a b c d e Theo báo EVA (27 tháng 5 năm 2014). “Tìm lại dàn diễn viên "Người thổi tù và hàng tổng". Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ a b Nguyệt Hà (30 tháng 7 năm 2014). “Nghệ sĩ Quốc Tuấn: Muốn được sống đúng mình”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ a b c Việt Hà. “Diễn viên, đạo diễn Quốc Tuấn: Chất liệu không làm nên nghệ thuật”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ Toàn Vũ (27 tháng 3 năm 2024). “Nghệ sĩ Quốc Tuấn: 'Đã có lúc tôi tuyệt vọng và đau khổ tột cùng…'. VietNamNet (bằng tiếng vietnamese). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  10. ^ Kim Anh (24 tháng 9 năm 2013). “Đi tìm người xưa trong bộ phim "12A và 4H". Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ a b Hoàng Anh (22 tháng 10 năm 2021). “Những vai diễn ấn tượng của NSƯT Quốc Tuấn”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ CSTN (25 tháng 1 năm 2015). “Dàn diễn viên 'Những người sống bên tôi' ngày ấy - bây giờ”. Thời Báo VTV. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ a b Thúy Hằng, Trung Thu (1 tháng 6 năm 2015). “Sao phim truyền hình ngày ấy, bây giờ: 'Trưởng thôn' làm đạo diễn”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ Hà Thu (21 tháng 10 năm 2021). “Nghệ sĩ Quốc Tuấn nghỉ hưu”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  15. ^ a b c Thu Thủy (8 tháng 7 năm 2014). “Rơi nước mắt với chuyện gia đình của diễn viên Quốc Tuấn”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  16. ^ Theo Tiền Phong Online (5 tháng 7 năm 2005). “Quốc Tuấn giã từ nhà hát”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  17. ^ Hồng Hà (3 tháng 7 năm 2010). “Quốc Tuấn lần đầu thử sức với vai trò đạo diễn”. Báo Pháp Luật. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  18. ^ Hà An (26 tháng 11 năm 2013). “Đạo diễn Quốc Tuấn và "Trái tim kiêu hãnh". Báo Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  19. ^ “Quốc Tuấn: 'Về hưu là niềm vui nhưng cũng khá đau xót với tôi'. VietNamNet. 30 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  20. ^ theo Vietnamnet (21 tháng 10 năm 2021). “Diễn viên Quốc Tuấn nghỉ hưu”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
  21. ^ Quỳnh An (19 tháng 10 năm 2021). “Diễn viên Quốc Tuấn trở lại màn ảnh ở tuổi 60 sau 14 năm vắng bóng”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  22. ^ Quỳnh An (3 tháng 11 năm 2023). “Diễn viên Quốc Tuấn trở lại đóng phim điện ảnh sau 18 năm”. Báo Nghệ An. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  23. ^ Theo Infonet (28 tháng 12 năm 2017). “Quốc Tuấn: Con tôi thế đấy, nhưng tôi sẽ chữa cho nó khỏi!”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  24. ^ theo Zing News (17 tháng 12 năm 2017). “Câu chuyện cảm động của cha con Quốc Tuấn nhận Giải vàng truyền hình”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
  25. ^ An An (8 tháng 9 năm 2018). 'Điều ước' của diễn viên Quốc Tuấn và con trai nhận giải thưởng tại VTV Awards”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
  26. ^ Kim Anh (24 tháng 12 năm 2021). “Quốc Tuấn: 'Tôi thấy chính mình trong phim ngắn về tình cha con'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  27. ^ Dương Hòa (22 tháng 12 năm 2022). “Quốc Tuấn trong Hà Nội 12 ngày đêm”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  28. ^ theo Tạp chí Đẹp (23 tháng 1 năm 2002). “Quốc Tuấn sẽ làm đạo diễn”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  29. ^ Vân Anh (20 tháng 10 năm 2017). “Việt Hương xin cúi đầu trước diễn viên Quốc Tuấn”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  30. ^ Hà Thu (25 tháng 9 năm 2017). “Diễn viên Quốc Tuấn, bé Bôm và câu chuyện truyền cảm hứng”. Báo Công Lý. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  31. ^ Vietcetera (6 tháng 9 năm 2024), Tưởng kết thúc - là lúc… bắt đầu! - Nghệ sĩ Quốc Tuấn | #HaveASip 183, truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024