Nguyễn Nam Trung
Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp cải thiện hoặc thảo luận về những vấn đề này bên trang thảo luận. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa những thông báo này)
|
Nguyễn Nam Trung (tên trên tạp chí quốc tế: Nam-Trung Nguyen; chữ Hán: 阮南忠; sinh ngày 14 tháng 4 năm 1970) là một học giả người Việt trong lĩnh vực vi lưu (Microfluidics) và vi lưu nano (Nanofluidics). Ông nổi tiếng với các công trình nghiên cứu cảm biến chất độc thần kinh,[1] phản ứng chuỗi polymerase (PCR),[2] vi hỗn hợp khí (Micromixer),[3] vi lưu giọt lỏng [4], vi lưu từ tính (Micro Magnetofluidics),[5] hạt lỏng (Liquid Marbles) và vi lưu đàn hồi tính (Micro Elastofluidics)[6]. Ông hiện là Giáo sư và Giám đốc Trung tâm Công nghệ Nano và Vi mô Queensland tại Đại học Griffith. Ông từng là Phó Giáo sư tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. Nguyễn Nam Trung là thành viên cấp Fellow của hiệp hội ASME [7] và thành viên cao cấp của hiệp hội IEEE.
Nguyễn Nam Trung | |
---|---|
Sinh | 14 tháng 4, 1970 Hà Nội, Việt Nam |
Quốc tịch | Australian, Vietnamese |
Trường lớp | Chemnitz University of Technology |
Nổi tiếng vì | cảm biến Sarin, phản ứng chuỗi PCR, vi hỗn hợp khí, vi lưu giọt lỏng, vi lưu từ tính, hạt lỏng, vi lưu đàn hồi tính |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Vi lưu, Vi lưu nano |
Nơi công tác | Griffith University Nanyang Technological University |
Cố vấn nghiên cứu | Prof. Dr.-Ing. Wolfram Dötzel |
Đầu đời
sửaNguyễn Nam Trung sinh năm 1970 tại Hà Nội, có bố là kỹ sư và mẹ là giáo viên. Ông bắt đầu đi học vào năm 1975, năm chiến tranh Việt Nam kết thúc. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông thi vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội [8]. Với điểm số cao trong kỳ thi này, ông được nhận học bổng đào tạo đại học ở nước ngoài tại khối Đông Âu cũ [9]. Là một trong những người đạt điểm cao nhất, ông được tự chọn quốc gia du học. Cha ông là một kỹ sư được đào tạo ở Liên Xô cũ khuyên nên đi Đông Đức. Sau khi hoàn thành khóa học tiếng Đức tại Hà Nội năm 1987 và khóa dự bị đại học tại Zwickau năm 1988, ông theo học ngành kỹ thuật chính xác và công nghệ vi hệ thống tại Đại học Công nghệ Chemnitz, Đức. Khối Đông Âu sụp đổ vào năm 1989 khi ông đang học năm thứ hai. Ông tiếp tục theo học tại trường cũ sau khi nước Đức thống nhất. Trong thời gian này, ông từng làm công nhân bán thời gian trên dây chuyền lắp ráp tủ lạnh, nhân viên nhập liệu ngân hàng và bồi bàn tại các nhà hàng. Ông từng là sinh viên nghiên cứu tại hãng Robert Bosch GmbH, nơi ông được làm quen với các hệ thống vi cơ điện tử (MEMS) được ứng dụng trong ô tô. Ông từng đóng góp vào thiết kế phát triển hệ thống phun nhiên liệu dựa trên MEMS cũng như hệ thống cảm biến áp suất và lưu lượng. Nguyễn Nam Trung lần lượt nhận bằng kỹ sư và tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Chemnitz vào năm 1993 và 1997. Những năm tháng đầu đời ở hậu chiến Việt Nam, Đông Đức và nước Đức thống nhất đã ảnh hưởng lớn đến tính cách và sự nghiệp sau này của ông. Ông trở lại Chemnitz vào năm 2004 để bảo vệ học vị tiến sĩ khoa học (habilitation). Học vị tiến sĩ khoa học (Dr. Ing Habil) là học vị cao nhất dành cho học hàm giáo sư đầy đủ ở Đức. Sau khi Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vào năm 1995, ông tiếp tục được đào tạo tại Hoa Kỳ. Sau khi có học vị tiến sĩ năm 1997, ông sang Hoa Kỳ và làm kỹ sư nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trung tâm Cảm biến và Truyền động Berkeley (Đại học California tại Berkeley, Hoa Kỳ).
Sự nghiệp
sửaTừ năm 1999 đến năm 2012, Nguyễn Nam Trung là nghiên cứu viên, trợ lý giáo sư và phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore (NTU) [10]. Ông nguyên là giám đốc chương trình giáo dục bán thời gian của Khoa Cơ khí và Hàng không vũ trụ tại NTU. Từ năm 2000 đến 2012, ông lãnh đạo một nhóm nghiên cứu độc lập cạnh tranh tầm quốc tế tại NTU. Năm 2013, ông chuyển về Đại học Griffith ở Úc và đảm nhận vị trí Giáo sư kiêm Giám đốc Trung tâm Công nghệ Nano và Vi mô Queensland. Nguyễn Nam Trung là thành viên nhóm chuyên gia xét duyệt tài trợ nghiên cứu quốc gia (Hội đồng nghiên cứu Úc) từ năm 2014 đến 2017 và thường xuyên hợp tác nghiên cứu với đối tác công nghiệp Úc qua các hợp đồng nghiên cứu và trung tâm hợp tác nghiên cứu (CRC) [11]. Các công trình nghiên cứu của ông tập trung vào phát hiện các nguyên lý cơ bản của vật lý chất lỏng ở kích thước vi mô và áp dụng những tiến bộ này cho các giải pháp kỹ thuật thực tế trong công nghệ phòng thí nghiệm trên một con chip (lab on a chip) và chẩn đoán tại nơi chăm sóc y tế (point-of-care-diagnostics). Ông có ba bằng sáng chế của Hoa Kỳ (US7975531B2, US7736788B2, US7534097B2) về các ứng dụng công nghệ vi lưu như pin nhiên liệu và thiết bị đo chất lỏng. Nguyễn Nam Trung phát minh và phát triển một số công nghệ xử lý chất lỏng được quốc tế công nhận, đặc biệt là gia công polyme chính xác, vi thanh lưu (micro acoustofluidics), vi hỗn hợp (micromixing) và vi lưu từ tính (micro magnetofluidics). Ông đã công bố hơn 470 bài báo trên các tạp chí quốc tế, 9 cuốn sách tiếng Việt, Anh và Đức, 24 chương sách. Ông hướng dẫn thành công 36 nghiên cứu sinh tiến sĩ. Ấn bản báo cáo đặc biệt về nghiên cứu của báo The Australian năm 2020 từng vinh danh ông là nhà lãnh đạo nghiên cứu của Úc trong lĩnh vực hóa học phân tích, và là một trong 17 học giả hàng đầu về khoa học hóa học và vật liệu [12]. Ông được bầu là thành viên cấp Fellow của Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Hoa Kỳ (ASME)[7] và là thành viên cấp cao của Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE). Danh tiếng quốc tế và khả năng lãnh đạo của ông được thể hiện qua vai trò biên tập các tạp chí trong lĩnh vực vi lưu, công nghệ vi mô và công nghệ nano gồm tổng biên tập (Micromachines) [13], phó tổng biên tập (tạp chí Microfluidics và Nanofluidics [14], tạp chí Thiết bị vi sinh y sinh [15], tạp chí Cảm biến và Hệ thống Cảm biến [16], tạp chí Khoa học: Vật liệu và Thiết bị Tiên tiến [17], tạp chí Công nghệ [18] và thành viên ban cố vấn tạp chí Lab on a Chip [19].
Vinh danh
sửaNguyễn Nam Trung nhận giải nhì của Giải thưởng Nhà khoa học trẻ Net-Scopus về Phát triển bền vững năm 2009 và á quân Giải thưởng Nhà khoa học trẻ ASAIHL-Scopus năm 2008.[20]
Sau đây là danh sách đầy đủ các thành tích của ông:
- 2020, 2021, 2022, 2023, 2024, lãnh đạo nghiên cứu của Úc về hóa học phân tích [12]
- 2018, giải thưởng nghiên cứu xuất sắc của hiệu trưởng cho lãnh đạo nghiên cứu [10]
- 2017, giải thưởng nghiên cứu xuất sắc của phó hiệu trưởng dành cho lãnh đạo nghiên cứu
- 2014, thành viên nhóm chuyên gia của Hội đồng Nghiên cứu Úc[21]
- 2012, thành viên chương trình SMART, liên minh nghiên cứu và công nghệ Singapore-MIT [8]
Thư mục chọn lọc
sửa- Nguyen, Nam-Trung (2011). Micromixers: Fundamentals, Design and Fabrication (ấn bản thứ 2). Elsevier. ISBN 9781437735215.
- Nguyen, Nam-Trung; Abgrall, Patrick (2009). Nanofluidics. Artech House. ISBN 9781596933507.
- Nguyen, Nam-Trung (2009). “Micropumping and microvalving”. Trong Jeffrey D. Zahn (biên tập). Methods in Bioengineering: Biomicrofabrication and Biomicrofluidics. Boston: Artech House. ISBN 9781596934009.
- Nguyen, Nam-Trung; Wu, Zhigang (2005). “Micromixers—a review”. Journal of Micromechanics and Microengineering. 15: R1–R16. doi:10.1088/0960-1317/15/2/R01.
Ghi chú
sửa- ^ 2 years of work for S’pore team to make lab-in-chip[liên kết hỏng]
- ^ High-throughput polymerase chain reaction in parallel circular loops using magnetic actuation
- ^ Nam-Trung Nguyen, Micromixers-Fundamentals, Design and Fabrication
- ^ Thermally mediated droplet formation in microchannels
- ^ Micro-magnetofluidics: interactions between magnetism and fluid flow on the microscale
- ^ Micro Elastofluidics: Elasticity and Flexibility for Efficient Microscale Liquid Handling
- ^ a b ASME Fellow list
- ^ a b “Aus Hanoi über Chemnitz nach Australien”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2021.
- ^ Grit: A Combination of Passion, Perseverance and Persistence
- ^ a b Nam-Trung Nguyen’s Curriculum Vitae[liên kết hỏng]
- ^ Personalised nutrition smart patch to be developed in Australia
- ^ a b “The Australian Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2021.
- ^ New editor-in-chief of Micromachines
- ^ Microfluidics and Nanofluidics - Editors
- ^ Biomedical Microdevices – Editors
- ^ Journal of Sensors and Sensor Systems – Editorial Board
- ^ Journal of Science: Advanced Materials and Devices, Technologies – Editorial Board
- ^ Technologies – Editorial Board
- ^ Lab on a Chip – Advisory Board
- ^ Winners of the 2008 ASAIHL-Scopus Awards Announced and Honored
- ^ “ASME Fellows”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2013.