Nguyễn Kế Nhơn
Nguyễn Kế Nhơn (sinh ngày 10 tháng 06 năm 1988), biệt danh Già gân,[1][Ghi chú 1] là một võ sĩ chuyên nghiệp người Việt. Lĩnh vực của anh là bộ môn Muay Thái[Ghi chú 2] và Kickboxing. Anh hiện đang thi đấu chuyên nghiệp giải đấu Muay Thái thế giới trong khuôn khổ WBC Muay Thái, đồng thời là huấn luyện viên Muay Thái tại Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn (SSC).[2]
Nguyễn Kế Nhơn | |
---|---|
Sinh | 10 tháng 6, 1988 An Nhơn, Bình Định, Việt Nam |
Tên khác | Già gân |
Quốc tịch | Việt Nam |
Cao | 163 cm (5 ft 4 in) |
Nặng | 52 kg (115 lb; 8,2 st) |
Hạng cân | Bantamweight |
Võ thuật | Muay Thái Kickboxing Quyền Anh không chuyên Vovinam không chuyên Võ cổ truyền truyền thống |
Đến từ | Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Đội | Saigon Sport Club |
Sự nghiệp Muay Thái | |
Tổng | 39 |
Thắng | 30 |
Thua | 7 |
Hòa | 2 |
Thông tin khác | |
Đại học | Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh |
Thành tích huy chương | ||
---|---|---|
Vận động viên Muay Thái chuyên nghiệp | ||
Đại diện cho Việt Nam | ||
Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á 2009 | ||
2013 Băng Cốc | Hạng bantamweight | |
Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á | ||
2016 Đà Nẵng | Hạng bantamweight |
Nguyễn Kế Nhơn là vận động viên Việt Nam đầu tiên giành đai vô địch WBC Muay Thái chuyên nghiệp thế giới,[1][3] nhiều năm liền giữ vững vị trí nhà vô địch Muay Thái Việt Nam, đồng thời là võ sĩ vô địch Mekong Fighting Championship thể loại võ thuật mở rộng.[4]
Xuất thân tiểu sử
sửaNguyễn Kế Nhơn sinh ra và lớn lên ở vùng quê thôn Ngãi Chánh, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bố của anh là võ sư Ba Sang của võ cổ truyền gốc Bình Định. Võ sư Ba Sang có nghệ danh là Lý Xuân Sang hoặc Nguyễn Đình Sang, từng là võ sĩ tham gia tỉ thí võ thuật khắp Nam Bắc, vang danh một thời. Anh được bố dạy và tiếp xúc với võ thuật.[5]
Thời kỳ đầu, Nguyễn Kế Nhơn không được bố cho phép luyện võ, mặc dù võ sư Ba Sang mở võ đường dạy võ, bởi lo lắng rằng anh sẽ nóng nảy, hiếu động và không tập trung vào việc học. Anh đã trốn bố để lén lút đến học võ ở một võ đường gần nhà. Một thời gian sau, với năng khiếu và sự yêu thích, anh đã bộc lộ tài năng vượt trội.[5]
Những năm 12 đến 15 tuổi, Nguyễn Kế Nhơn liên tục vô địch giải võ thuật võ cổ truyền thiếu niên tỉnh Bình Định, nhưng không tham gia đội tuyển vận động viên của tỉnh.[5] Giai đoạn 2003–2007, Nguyễn Kế Nhơn tạm ngưng tập luyện võ thuật, tập trung vào việc học phổ thông.[6]
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh tiến vào Thành phố Hồ Chí Minh, theo đuổi đam mê võ thuật và thi vào Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Anh học tập ngành thể chất và tốt nghiệp cử nhân thể thao.[7] Từ đó, anh định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh, sự nghiệp của anh bắt đầu.
Sự nghiệp
sửaBộ môn võ thuật và phong cách
sửaThời niên thiếu, Nguyễn Kế Nhơn tập luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam, phái võ thuật Bình Định ở quê nhà. Trường phái võ cổ truyền với kỹ thuật đa dạng, linh hoạt theo thể chất nhỏ, gọn đặc trưng người Việt Nam. Thời gian đầu ở Thành phố Hồ Chí Minh, anh bắt đầu học hỏi Quyền Anh ở đội tuyển trẻ thành phố, tham gia các giải đấu thành phố và quốc gia. Một thời gian sau, anh chuyển sang bộ môn Kickboxing, bởi cảm thấy không hợp với Quyền Anh.[6]
Năm 2009–2010, anh có tham gia tập luyện Vovinam một thời gian ngắn phục vụ đội tuyển vận động viên. Sau khi thi đấu, từ năm 2010, Nguyễn Kế Nhơn xác định tập trung vào Kickboxing và Muay Thái, tập luyện cho đến ngày nay. Anh có chiều cao 163 cm, thể hình thon gọn, phong cách chiến đấu tập trung vào sự bền bỉ, kiên cường, đòn đánh cường độ sát thương và tập trung nguy hiểm.[8]
Võ thuật nghiệp dư
sửaNăm 2007, 2008, đồng thời học Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, anh giành Huy chương Bạc giải Quyền Anh Thành phố Hồ Chí Minh, được tuyển vào đội tuyển thành phố, tham gia giải quốc gia. Anh bị loại khỏi các trận vòng loại giải này.
Năm 2009, Nguyễn Kế Nhơn giành Huy chương Đồng môn Kickboxing tại Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á 2009.[9] Ngay sau đó, đội tuyển Kickboxing thành phố giải tán, anh phải chuyển sang đội tuyển Bình Dương, tập luyện Vovinam. Năm 2010, anh giành Huy chương Vàng môn Vovinam tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc 2010.[10]
Năm 2011, anh vô địch Kickboxing toàn quốc. Bên cạnh đó, anh có tới mười một lần đoạt Huy chương Vàng vô địch Muay Thái toàn quốc.[11] Năm 2016, tại Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á, Nguyễn Kế Nhơn giành Huy chương Đồng hạng 48–51 kg, bộ môn Muay tại Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á 2016.[11]
Võ thuật chuyên nghiệp
sửaNăm 2014, anh bắt đầu sự nghiệp thi đấu Muay Thái chuyên nghiệp.
Ngày 07 tháng 10 năm 2017, Nguyễn Kế Nhơn đối đầu võ sĩ Phạm Minh Tiến, tại giải vô địch bán chuyên nghiệp Coco Championship, sự kiện 23 tại Đà Nẵng. Anh đã chiến thắng KO trong hiệp một.[12]
Ngày 21 tháng 10 năm 2017, anh đối đầu với võ sĩ Nguyễn Văn Thắng, tại giải vô địch bán chuyên nghiệp Coco Championship, sự kiện 27 tại Đà Nẵng. Anh đã chiến thắng KO trong hiệp một, giành đai vô địch Coco Championship, hạng bantam weight 56 kg.[13]
Ngày 27 tháng 02 năm 2018, Nguyễn Kế Nhơn đối đầu võ sĩ người Nga Sergei Belik tại Sân vận động Lumpinee, Băng Cốc. Anh đã giành chiến thắng tính điểm sau ba hiệp đấu, qua đó giành đai vô địch WBC Muay Thái chuyên nghiệp thế giới.[14]
Ngày 13 tháng 10 năm 2019, Nguyễn Kế Nhơn đối đầu với Prakartsuek Kaewsamrit, người Thái tại Ayutthaya, Thái Lan, trong sự kiện Miracle Muay Thái Festival, tranh đai vô địch WPMP chuyên nghiệp thế giới hạng 53,5 kg của Liên đoàn Muay Thái Chuyên nghiệp Thế giới (World Professional Muaythai Federation).[15] Anh đã thua tính điểm tỉ số sau năm hiệp đấu, đai WPMP thuộc về đối thủ.[16]
Giải thưởng
sửa- 2009 Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á 2009, môn Kickboxing, hạng bantamweight, Huy chương Đồng.
- 2016 Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á, môn Muay Thái, hạng 48–51 kg, Huy chương Đồng.
- 2010 Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc, môn Vovinam, Huy chương Vàng.
- 2011 Giải vô địch võ thuật toàn quốc, môn Kickboxing hạng nhẹ, Huy chương Vàng.
- 11 lần vô địch Muay Thái toàn quốc hạng 51 kg, Huy chương Vàng.
- Đai vô địch hạng bantamweight Coco Championship, bán chuyên nghiệp.
- Đai vô địch WBC Muay Thái thế giới chuyên nghiệp, hạng 52 kg.
Thống kê
sửaThống kê võ thuật chuyên nghiệp
Các trận đấu đặc biệt | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
30 trận thắng, 7 trận thua, 2 trận hòa
|
Chú thích
sửaGhi chú
sửaNguồn trực tuyến
sửa- ^ a b Nhân Kiệt (ngày 12 tháng 3 năm 2019). “Nguyễn Kế Nhơn: Thèm lên đài đến mất cả ngủ!”. Web thể thao. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Review chi tiết về Saigon Sports Club”. GYMborg. ngày 6 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
- ^ K.V (ngày 1 tháng 3 năm 2018). “Việt Nam lần đầu giành đai WBC muay Thái”. Báo Đại đoàn kết. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ N.Đ (ngày 3 tháng 5 năm 2020). “Bại tướng vô địch "thách đấu" Nguyễn Kế Nhơn”. Web thể thao. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ a b c Nhân Kiệt (ngày 4 tháng 4 năm 2019). “Tuổi thơ "bá đạo" bị ba cấm chơi võ của Nguyễn Kế Nhơn”. Web thể thao. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ a b Võ Đạt, Thùy Liên (ngày 30 tháng 4 năm 2018). “Võ sĩ Nguyễn Kế Nhơn: "Võ thuật đã ngấm vào máu rồi thì sao bỏ được"”. Võ thuật. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ Khôi Nguyên (ngày 15 tháng 5 năm 2020). “Góc khuất của một nhà vô địch: Những điều đánh đổi”. Web thể thao. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ Đức Anh (ngày 20 tháng 6 năm 2019). “Điểm mặt những võ sĩ Việt Nam sáng giá trong tương lai tại ONE Championship”. HTV. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ Giang Lê (ngày 7 tháng 9 năm 2013). “Muay Thái đại chiến tại võ đài Let's Viet”. Tin thể thao. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Nguyễn Kế Nhơn tranh đai WBC Muay Thái Thế giới hạng 52 kg”. Web thể thao. ngày 19 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ a b “SAU ĐAI WBC THẾ GIỚI, NHÀ VÔ ĐỊCH MUAY THÁI NGUYỄN KẾ NHƠN TIẾP TỤC CÓ MỤC TIÊU MỚI!”. UFC Việt Nam. ngày 1 tháng 2 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Tượng đài Muay Thái Nguyễn Kế Nhơn quyết VĐ Coco Championship 27 bằng knock-out”. Web thể thao. ngày 16 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Chiến tích võ sĩ Nguyễn Kế Nhơn”. Mekong fighting championship. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Nguyễn Kế Nhơn xuất sắc giành chiếc đai WBC Muay Thái”. Võ thuật. ngày 27 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Miracle Muay Thai Festival”. MuayThai TV. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.
- ^ Viết Nghĩa (ngày 17 tháng 3 năm 2019). “Nguyễn Kế Nhơn lỡ hẹn chiếc đai thế giới thứ 2 trên đất Thái”. Web thể thao. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.