Nguyễn Huân (trung tướng)

trung tướng Việt Nam

Nguyễn Huân (19262017) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương từ năm 1981 đến 1993.[1]

Nguyễn Huân
Sinh1926
Yên Bắc, Duy Tiên, Hà Nam, Liên bang Đông Dương
Mất14 tháng 10, 2017(2017-10-14) (90–91 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ19451994
Cấp bậcTập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg Trung tướng

Tiểu sử

sửa

Nguyễn Huân sinh năm 1926; mất ngày 14 tháng 10 năm 2017; quê quán: Thôn Lũng Xuyên, Xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam. Ông tham gia cách mạng từ tháng 3-1945, nhập ngũ: tháng 8-1945 và được kết nạp vào Đảng tháng 6-1946; chính thức là tháng 8-1946

Từ tháng 3-1945 đến tháng 7-1945, đồng chí tham gia cách mạng, là Việt Minh tự vệ ở địa phương huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Từ tháng 8-1945 đến tháng 6-1946: Ủy viên quân sự trong Ủy ban Giải phóng huyện Duy Tiên, Trung đội trưởng bộ đội huyện Duy Tiên.

Từ tháng 7-1946 đến tháng 11-1948: Chính trị viên Đại đội, Trung đoàn 34-Liên khu 3.

Từ tháng 12-1948 đến tháng 9-1949: Trưởng tiểu ban Tuyên huấn, Trung đoàn 34.

Từ tháng 10-1949 đến tháng 10-1950: Phó chủ nhiệm Chính trị, Trung đoàn 42, Quân khu Tả Ngạn.

Từ tháng 11-1950 đến tháng 8-1951: Chính trị viên Tiểu đoàn 648, Trung đoàn 42.

Từ tháng 9-1951 đến tháng 1-1953: Phó chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 42.

Từ tháng 2-1953 đến tháng 3-1954: Phó chính ủy Trung đoàn 42.

Từ tháng 4-1954 đến tháng 7-1955: Phụ trách Chính ủy Trung đoàn 42.

Từ tháng 8-1955 đến tháng 8-1958: Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 328.

Từ tháng 9-1958 đến tháng 7-1959: Trưởng ban Tuyên huấn, Quân khu Tả Ngạn.

Từ tháng 8-1959 đến tháng 7-1964: Chủ nhiệm Chính trị, Sư đoàn 320, Quân khu 3.

Từ tháng 8-1964 đến tháng 4-1965: Phó chính ủy, Sư đoàn 320, Quân khu 3.

Từ tháng 5-1965 tháng 12-1965: Phó chủ nhiệm Chính trị kiêm Trưởng phòng Tuyên huấn, Quân khu 3.

Từ tháng 1-1966 đến tháng 8-1970: Chính ủy Sư đoàn 320b, Quân khu Hữu Ngạn.

Từ tháng 9-1970 đến tháng 8-1972: Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Hữu Ngạn kiêm Bí thư Đảng ủy Sư đoàn 320b.

Từ tháng 9-1972 đến tháng 5-1974: Chính ủy Sư đoàn 320b.

Từ tháng 6-1974 đến tháng 7-1978: Phó chính ủy Bộ tư lệnh Binh chủng công binh.

Từ tháng 8-1978 đến tháng 7-1981: Chính ủy Bộ tư lệnh Binh chủng công binh.

Từ tháng 8-1981 đến tháng 12-1993: Phó chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương.

Tháng 1-1994: ông nghỉ hưu.

Nguyễn Huân qua đời ngày 14/10/2017 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Hà Nội.

Lịch sử thụ phong quân hàm

sửa
Năm thụ phong 1965 1973 1980 1990
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Senior Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg
Cấp bậc Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng

Khen thưởng

sửa
  • Huân chương Độc lập hạng Nhì.
  • Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì.
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì.
  • Huân chương Chiến thắng hạng Nhì.
  • Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhì.
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
  • Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.
  • Huy hiệu Chiến sĩ Bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.
  • Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng
  • Và nhiều phần thưởng cao quý khác.[1]

Gia đình

sửa

Vợ: Bùi Thị Liêm (mất tháng 5/2017).

Con gái: Trung tá Nguyễn Thị Thu Hà.

Con trai: Đại tá Nguyễn Chương, Nguyễn Đăng Khôi, Đại tá Trịnh Ngọc Châu, Đại tá Nguyễn Mai.

Con rể: Đại tá Nguyễn Hữu Dũng.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương/Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Huân từ trần”. Dân Trí. ngày 14 tháng 10 năm 2017.

Liên kết ngoài

sửa