Nguyễn Hoài Anh (chính khách)

Chính trị gia Việt Nam

Nguyễn Hoài Anh (sinh ngày 2 tháng 5 năm 1977) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh ủy Bình Thuận, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận.[1] Ông từng là Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận; Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận; Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận; Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Thuận.[2]

Nguyễn Hoài Anh
Chức vụ
Nhiệm kỳ29 tháng 3 năm 2024 – nay
276 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tô Lâm
Tiền nhiệmDương Văn An
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríBình Thuận
Chủ tịch
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận
Nhiệm kỳ3 tháng 12 năm 2020 – nay
4 năm, 27 ngày
Bí thư Tỉnh ủyDương Văn An
Tiền nhiệmNguyễn Mạnh Hùng
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríBình Thuận
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng
Nhiệm kỳ30 tháng 1 năm 2021 – nay
3 năm, 335 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tô Lâm
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận
Nhiệm kỳ1 tháng 12 năm 2016 – 25 tháng 7 năm 2019
Bí thư Tỉnh ủyNguyễn Mạnh Hùng
Tiền nhiệmPhan Văn Đăng
Kế nhiệmĐặng Hồng Sỹ
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh2 tháng 5, 1977 (47 tuổi)
Đô Vinh, Phan Rang – Tháp Chàm, Thuận Hải
Nơi ởPhú Thủy, Phan Thiết, Bình Thuận
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Anh văn
Kiến trúc sư
Thạc sĩ Quản lý hành chính công
Cao cấp lý luận chính trị
Alma materHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
WebsiteTiểu sử Nguyễn Hoài Anh
Quê quánĐiện Hòa, Điện Bàn, Quảng Nam

Nguyễn Hoài Anh là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Anh văn, Kiến trúc sư, Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Cao cấp lý luận chính trị. Ông là chính trị gia trẻ tuổi xuất phát điểm từng các cơ quan và hoạt động thanh niên tỉnh Bình Thuận.

Xuất thân và giáo dục

sửa

Nguyễn Hoài Anh sinh ngày 2 tháng 5 năm 1977 tại phường Đô Vinh, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Thuận Hải, nay là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Ông có quê quán tại xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Thuận Hải, sau đó sinh sống ở Bình Thuận được phân tách từ Thuận Hải. Ông theo học đại học chuyên ngành ngoại ngữ, nhận bằng Cử nhân Anh văn, sau đó tiếp tục học chuyên ngành kiến trúc và nhận bằng Kiến trúc sư. Ông học cao học và là Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công.[3]

Ngày 17 tháng 3 năm 2003, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 17 tháng 3 năm 2004. Trong quá trình hoạt động ĐảngNhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị. Nay, ông thường trú tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.[4]

Sự nghiệp

sửa

Giai đoạn đầu

sửa

Tháng 11 năm 2000, Nguyễn Hoài Anh trở về Bình Thuận, được tuyển dụng vào vị trí Chuyên viên Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận. Tháng 2 năm 2003, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận bàn giao công chức cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Thuận, Nguyễn Hoài Anh được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Tư tưởng văn hóa, Tỉnh đoàn Bình Thuận. Đầu năm 2004, ông được thăng chức là Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Tỉnh đoàn. Tháng 1 năm 2005, ông nhậm chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bình Thuận. Đến tháng 9 năm 2007, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn Bình Thuận khi 30 tuổi, và sau đó, tháng 12 cùng năm, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ 9, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Tháng 10 năm 2010, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Tính đến năm 2014, ông có hơn 6 năm là Bí thư Tỉnh đoàn, hơn 10 năm công tác ở Tỉnh đoàn Bình Thuận. Tháng 3 năm 2014, Tỉnh ủy Bình Thuận điều chuyển Nguyễn Hoài Anh tới huyện Tuy Phong, vào Ban Thường vụ Huyện ủy, nhậm chức Bí thư Huyện ủy Tuy Phong. Sau đó, tháng 9 năm 2015, ông được điều trở lại Tỉnh ủy, nhậm chức Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Thuận. Ông cũng là Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận từ năm 2004 cho đến nay.[5][6]

Bình Thuận

sửa

Tháng 10 năm 2015, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII, Nguyễn Hoài Anh được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy,[7] và phân công làm Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận từ tháng 12 năm 2015. Tháng 7 năm 2019, ông được miễn nhiệm chức vụ Trưởng ban Dân vận, được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận vào ngày 25 tháng 7.[8] Ngày 16 tháng 10 năm 2020, trong kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận khóa XIV, ông tiếp tục được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận khóa 2020 – 2025, nhậm chức Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy.[9] Ngày 3 tháng 12 năm 2020, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận.[10] Tháng 1 năm 2021, ông tham gia Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 30 tháng 1,[11] sau đó tái đắc cử Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 16 tháng 7.[12] Ngày 27 tháng 3 năm 2024, Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, kế nhiệm Dương Văn An.[13]

Khen thưởng

sửa

Trong sự nghiệp của mình, Nguyễn Hoài Anh nhận được những giải thưởng như:[4]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Ủy viên dự khuyến Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Nguyễn Hoài Anh”. Đại hội Đảng. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Quế Hà (ngày 16 tháng 7 năm 2021). “Nhân sự Bình Thuận: Ông Nguyễn Hoài Anh, Lê Tuấn Phong tái cử Chủ tịch HĐND và UBND tỉnh”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ T.Toàn (ngày 16 tháng 7 năm 2021). “Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận tái đắc cử”. Công luận. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b “Danh sách những người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại đơn vị bầu cử số 1, huyện Tuy Phong”. Cổng thông tin Bình Thuận. ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “Công bố những người trúng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI” (PDF). Cổng thông tin Bình Thuận. ngày 28 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.[liên kết hỏng]
  6. ^ “Ứng cử viên HĐND tỉnh đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri huyện Tuy Phong”. Sở Nội vụ Bình Thuận. ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ “Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận”. Báo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Quế Hà (ngày 25 tháng 7 năm 2019). “Bình Thuận có tân Phó chủ tịch HĐND 42 tuổi”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Đình Châu (ngày 16 tháng 10 năm 2020). “Bế mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025”. Báo Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ “Bình Thuận có tân Chủ tịch HĐND tỉnh tuổi 43”. Người lao động. ngày 3 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ “Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII”. VTV. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  12. ^ Duy Quang (ngày 16 tháng 7 năm 2021). “Ông Nguyễn Hoài Anh tái đắc cử Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận”. Tiền phong. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ Hồng Đức (ngày 29 tháng 3 năm 2024). “Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Hoài Anh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận”. Báo Chính phủ. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa
Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Phan Văn Đăng
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận
2016–2019
Kế vị:
Đặng Hồng Sỹ
Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận
2020–nay
Đương nhiệm