Hữu Thỉnh
Bài này có thể cần phải được sửa các lỗi ngữ pháp, chính tả, tính mạch lạc, trau chuốt lại lối hành văn sao cho bách khoa. (tháng 6/2022) |
Hữu Thỉnh (sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942) là một nhà thơ người Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đồng thời là Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Đại biểu Quốc hội khóa X.
Hữu Thỉnh | |
---|---|
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 24 tháng 9 năm 2010 – 14 tháng 1 năm 2021 10 năm, 112 ngày |
Tiền nhiệm | Vũ Giáng Hương |
Kế nhiệm | Đỗ Hồng Quân |
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 25 tháng 4 năm 2005 – 25 tháng 11 năm 2020 15 năm, 214 ngày |
Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 18 tháng 4 năm 2000 – 11 tháng 7 năm 2015 15 năm, 84 ngày |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Hữu Thỉnh |
Ngày sinh | 15 tháng 2, 1942 |
Nơi sinh | Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Nhà thơ, nhà văn của Việt Nam |
Sự nghiệp văn học | |
Thành viên của | Hội Nhà văn Việt Nam |
Tác phẩm | Thương lượng với thời gian, Trường ca biển (danh sách chi tiết) |
Giải thưởng | |
Giải thưởng Hồ Chí Minh 2012 Văn học nghệ thuật | |
Tiểu sử và sự nghiệp
sửaHữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại Phú Vinh, Duy Phiên, Tam Đảo (Tam Dương), Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.
Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9.
Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường.
Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.
Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần)[1], đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm
sửaHữu Thỉnh có những thi tuyển và những bản trường ca sau:
- Sang thu (thơ, 1977)
- Âm vang chiến hào (in chung, 1976)
- Đường tới thành phố (trường ca, 1979), 5 chương
- Tiếng hát trong rừng (thơ, 1985)
- Từ chiến hào đến thành phố (trường ca, thơ ngắn, 1985)
- Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung)
- Thư mùa đông (thơ, 1994)
- Trường ca biển (trường ca, 1994), 6 chương
- Thơ Hữu Thỉnh (thơ tuyển, 1998)
- Sức bền của đất (trường ca, 2004)
- Thương lượng với thời gian (thơ, 2005)
- Hoang dại dưới trời (thơ chọn, 2010)
- Trăng Tân Trào (2016), 8 chương
- Ghi chú sau mây (thơ, 2020)
Các tác phẩm văn xuôi của ông:
- Đường lửa mùa xuân (tập truyện ký, 1987)
- Mưa xuân trên tháp pháo (truyện ký, 2009)
- Lý do của hi vọng (truyện ký, 2010)
- Bến văn và những vòng sóng (tiểu luận, phê bình, 2020)
Giải thưởng văn học
sửa- Giải A, cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1975 - 1976 bài Chuyến đò đêm giáp ranh, Trường ca Sức bền của đất.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 với Trường ca Đường tới thành phố.
- Giải thưởng Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và Trung ương Đoàn (1991)
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 với tập thơ Thư mùa đông
- Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng năm 1994 với Trường ca biển
- Giải thưởng Văn học ASEAN, 1999.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học đợt I, 2001.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật năm 2012
Tranh cãi
sửa- Ngày 30 tháng 11 năm 2006, trong lễ trao giải thưởng và lễ kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hữu Thỉnh đã "xin miễn nhận giải thưởng" của chính Hội Nhà văn mà ông đang là chủ tịch, cho tập thơ Thương lượng với thời gian được ông viết trong hơn 10 năm[3][4], đồng thời cũng từ chối giải thích lý do.
- Hữu Thỉnh cũng là người bị phê phán mạnh mẽ trong cuốn hồi ký được cho là bị đưa lên mạng Internet một cách bất hợp pháp (do chưa được tác giả hồi ký cho phép) của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh. Trong tác phẩm này, Hữu Thỉnh bị miêu tả là một người cơ hội chủ nghĩa và nhiều thủ đoạn.
Vụ các nhà văn bỏ hội vào tháng 5 năm 2015
sửaHội trưởng Hội nhà văn Việt Nam Nguyễn Hữu Thỉnh bị cho là phải chịu trách nhiệm việc các nhà văn rời bỏ hội vào tháng 5 năm 2015. Mặc Lâm, biên tập RFA, cho là ông "âm thầm tạo một hàng rào vững chãi chống lại mọi giá trị mà một nhà văn phải có."[5] Nhà thơ Ý Nhi nói về lý do, bà đã chính thức gửi đơn rút tên ra khỏi hội vào năm 2002: "tôi bất tín nhiệm Tổng thư ký, tôi cảm thấy anh Hữu Thỉnh là người không trung thực cho nên chữ tôi dùng "Biến hình trùng" là cái chữ chính xác của một nhà thơ Hà Nội nói về anh là đúng, tức là người nay nói tròn mai nói méo, mốt nói dài làm mình có cảm giác một người như thế mà lãnh đạo một cái hội mà mình tham gia thì tôi thấy nó xúc phạm tới cá nhân mình."[5]
Tham khảo
sửa- ^ Nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục làm Chủ tịch Hội Nhà Văn
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
- ^ Nhà Thơ Hữu Thỉnh: Xin miễn cho tôi nhận giải thưởng!
- ^ “Vì sao nhà thơ Hữu Thỉnh từ chối giải thưởng?”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015.
- ^ a b Hội Nhà văn Việt Nam phục vụ cho ai?, Mặc Lâm, RFA, 9.5.2015