Nguyễn Chính Trung tên khai sinh là Nguyễn Chí Chính (sinh ngày 10 tháng 10 năm 1932) là giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Việt Nam, thiếu tướng, nguyên trưởng khoa thông tin tại học viện quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng Việt Nam). Ông là người có nhiều cống hiến cho ngành Khoa học quân sự Việt Nam, và là một cán bộ quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Phápkháng chiến chống Mỹ.

Tiểu sử

sửa

Sự nghiệp

sửa

Đóng góp

sửa

Trong suốt sự nghiệp tham gia cách mạng và cống hiến cho giáo dục, ông đã có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng:

  • Khi ông là thực tập sinh tại Viện tự động hóa chỉ huy tại Cộng hòa Dân chủ Đức, ông đã tham gia nghiên cứu đề tài "Tính toán phân bố tần số tối ưu cho hệ thống Vô tuyến toàn quân." Công trình được đánh giá đạt mức xuất sắc bởi học viện IMAT.
  • Năm 1988, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ "Dùng phương pháp sơ đồ hóa (graph) lập chương trình tối ưu và dạy học môn thông tin chiến dịch." Công trình được chọn báo cáo tại Hội nghị khoa học giáo dục toàn quốc.
  • Trong quá trình công tác, ông luôn có ý thức tìm những phương pháp dạy học có hiệu quả và có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy như[1]:
    • "Đề xuất phương pháp lập chương trình môn học tối ưu và dạy học bằng phương pháp sơ đồ hóa (graph)"
    • "Những vấn đề chung về phương pháp dạy học ở Học viện Quốc phòng"
    • "Xây dựng phương pháp học tập chủ động trong quá trình học tập ở học viện quân sự cấp cao"
    • "Phương pháp nghiên cứu khoa học quân sự"
    • "Vận dụng phương pháp hệ thống cấu trúc trong quân sự"
  • Ông có nhiều đóng góp trong việc soạn thảo quá trình môn học Thông tin liên lạc và Tác chiến điện tử trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện đại.
  • Ngoài ra, ông còn có 8 công trình khoa học đề tài cấp bộ, 11 giáo trình, tài liệu, sách tham khảo, và nhiều các báo cáo khoa học đăng tải trên các tạp chí.

Trong quá trình giảng dạy và công tác giáo dục, ông đã hướng dẫn 24 nghiên cứu sinh, học viên cao học. Nhiều học viên của ông là những người có tầm vóc và cống hiến quan trọng sau này như trung tướng Nguyễn Chiến (nguyên Trưởng ban cơ yếu chính phủ), đại tá Đào Văn Giá (nguyên Trưởng ban cơ yếu chính phủ),...

Danh hiệu

sửa
  • Năm 1989, ông được phong làm phó giáo sư Khoa Học Quân sự.
  • Năm 1992, ông được trao tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.
  • Năm 1998, ông được trao tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân Việt Nam.
  • Năm 2002, ông được phong làm giáo sư Khoa Học Quân sự.
  • Năm 2000, ông được trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quân.
  • Ông còn nhận được nhiều danh hiệu khen thưởng khác:
    • Về Cách mạng:
      • Huân chương kháng chiến hạng nhất
      • Quân công hạng ba
      • Chiến công hạng ba
      • Huân chương chiến thắng hạng ba
      • Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba
    • Về Giáo dục và khoa học:
      • Huy chương quân kỳ quyết thắng
      • Huy chương vì sự nghiệp giáo dục
      • Huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ

Câu nói

sửa

Điều tâm huyết nhất mà tôi vẫn thực hiện và muốn truyền lại cho con cháu đó là câu nói của một nhà văn hào Pháp mà thầy giáo đã đọc cho chúng tôi nghe trong buổi học cuối cùng trước khi ghi tên nhập ngũ (tháng 1 năm 1950). Câu đó là: "Không tha thiết thì không làm nên được việc gì. Hãy giữ lấy ngọn lửa ấy trong lòng hỡi thanh niên, còn nó người còn trẻ, nếu nó mất thì dù hai mươi tuổi người cũng đã già rồi!"

Chú thích

sửa

"Từ một báo vụ viên trở thành giáo viên giỏi" - Lê Tiến Trung, báo Quân đội Nhân Dân (1987)

"Một nhà giáo say mê Học và Dạy" - Lê Văn Chung, tạp chí Thông tin giáo dục Khoa Học Quân sự - Cục nhà trường Bộ Tổng Tham mưu (1992)

"Từ một báo vụ viên trở thành nhà khoa học - người thầy mẫu mực" - Hiền Lương, in trong sách Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ (tập 1) - điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng toàn quân thời kì Đổi Mới, Nhà xuất bản Quân đội Nhân Dân Việt Nam (2000)

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Sưu tầm tài liệu của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Chính Trung”.[liên kết hỏng]