Nguyễn Bá Huân
Nguyễn Bá Huân (1853-1915)[1] tự Ôn Thanh, hiệu Mộ Chân sơn nhân, sau lấy tên hiệu nữa là Ái Cúc ẩn sĩ; là một danh sĩ thời nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Bá Huân | |
---|---|
Tên chữ | Ôn Thanh |
Tên hiệu | Mộ Chân sơn nhân, Ái Cúc ẩn sĩ |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1853 |
Nơi sinh | Bình Định |
Mất | 1915 |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Nguyễn Khuê |
Anh chị em | Nguyễn Trọng Trì |
Quốc tịch | nhà Nguyễn |
Thân thế và sự nghiệp
sửaNguyễn Bá Huân người làng Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là con trưởng tú tài Nguyễn Khuê, một vị thầy đồ đức độ, tiết tháo, đào tạo nhiều thế hệ học trò làm nên danh phận và cũng là người có biệt tài làm thơ quốc âm.
Vốn thông minh, lại sinh ra trong một gia đình có nhiều người hay chữ (ngoài cha, ba em ông là Nguyễn Trọng Trì, Nguyễn Thúc Mân, Nguyễn Quý Luân đều là người có tài văn chương), nên ông có điều kiện trao dồi việc học.
Vì thế ai cũng kỳ vọng rằng ông sẽ thong dong trên con đường công danh, khoa cử. Thế nhưng sự thể ngược lại. Các sĩ tử đi thi thì lều chõng cồng kềnh, còn ông đi thi chỉ mang theo một bầu rượu đầy. Hễ làm được câu thơ hay thì tự thưởng mình một chén rượu, thưởng mãi thành say nên Bá Huân không làm được bài thi. Ông cùng với Phạm Trường Phát ở huyện Phù Cát được dân trong vùng gọi là "Bình Định song cuồng.
Sau mấy lần vào trường thi chỉ để say như thế, ông không còn đi thi nữa, mà ở nhà làm nghề dạy học và sáng tác văn thơ như cha.
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam. Đến cuối tháng 5 năm 1885, thì kinh thành Huế bị thất thủ. Vua Hàm Nghi phải theo Tôn Thất Thuyết chạy ra Quảng Trị rồi xuống dụ Cần Vương. Đào Doãn Địch vốn người Bình Định đang làm quan tại kinh, mang chiếu về quê tụ nghĩa. Sau trận Cần Úc, Đào công lâm bệnh nặng rồi mất, trao binh quyền cho Mai Xuân Thưởng.
Lúc bấy giờ, cả ba anh em Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Nguyễn Quý Luân cùng tìm đến Bình Khê ứng nghĩa, được thủ lĩnh Mai Xuân Thưởng cử làm Nguyễn Bá Huân làm Tham tán sự vụ, trấn thủ mật khu Linh Đỗng.
Năm 1887 Mai Xuân Thưởng cùng một số võ tướng bại trận, bị bắt sống rồi bị giết, Nguyễn Bá Huân nhờ ở hậu cứ nên trốn thoát được.
Mãi đến tháng 4 năm Ất Mùi (1895) vua Thành Thái có chiếu chỉ bãi bỏ việc truy nã, truy tố các chiến sĩ Cần Vương đào tỵ, ông mới cùng hai anh em trở về làng cũ (Vân Sơn).
Về nhà thì em ông là Nguyễn Thúc Mân vừa mất, sau đó đến cha ông qua đời. Trước mất mát liên tiếp của gia đình, ông quyết định: Cứu nước không xong thì phải ra sức cứu người. Vì vậy, ông chọn lấy nghề bốc thuốc đông y làm phương tiện.
Năm 1904, Đào Tấn về hưu tại Vinh Thạnh, Tuy Phước, mang theo các nghệ sĩ từng cộng tác với ông, lập nên "Học bộ đình Vinh Thạnh". Đây không chỉ là lò đào tạo các thế hệ nghệ sĩ hát bội Bình Định, mà còn là nơi hội tụ các văn nhân, tài tử trong vùng đi lại.
Nguyễn Bá Huân cùng Nguyễn Trọng Trì, Đào Phan Duân, Hồ Sĩ Tạo... là những người thường đến đó để đàm đạo về thế sự, nhân tình, phẩm bình nghệ thuật.
Do những nỗi muộn phiền vì việc dân, việc nước cộng với sự buông thả rượu chè, sức khoẻ ông ngày càng suy cạn. Năm 1915 [2], sau khi âm thầm làm lễ tế danh tướng nhà Tây Sơn Trần Quang Diệu, Nguyễn Bá Huân chết uất giữa gò. Năm đó ông 62 tuổi.
Tác phẩm
sửaNgoài số lượng thơ, từ, tạp văn hứng đâu viết đó hợp thành Mộ Châu sơn nhân thi văn từ tập, ông cũng như em ông là Nguyễn Trọng Trì, còn chú tâm nghiên cứu, biên soạn về nhà Tây Sơn. Đây là mảng đề tài quan trọng nhất trong đời văn của ông.
Các tác phẩm chính của ông gồm:
- Tây Sơn cân quắc anh hùng truyện (nói về Đô đốc Bùi Thị Xuân và các nữ tướng)
- Tây Sơn văn thần liệt truyện
- Tây Sơn tiềm long lục (nói về nhà Tây Sơn lúc chưa dấy nghĩa)
- Bình Định hào kiệt truyện (nói về các chiến sĩ Cần Vương).
Theo tài liệu của Quách Tấn, ông còn một tác phẩm nữa, gọi là Trinh phụ khốc phu từ gồm 64 khổ, tức 256 câu song thất lục bát. Tác giả mượn lời người quả phụ khóc chồng để gởi gắm nỗi đau mất nước. Tác phẩm này hiện thất lạc.
Thơ
sửaNguyễn Bá Huân đã ca ngợi các tướng giỏi của nhà Tây Sơn như sau:
|
|