Nguyễn Đăng Chương (tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Chương, sinh năm 1964) là nhà biên kịch Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017.

Nhà biên kịch
Nguyễn Đăng Chương
Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Nhiệm kỳ2012 – 2017
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Hoàng Chương
Ngày sinh
1964 (59–60 tuổi)
Nơi sinh
Ninh Bình
Nơi cư trúHà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpbiên kịch
Đào tạoĐại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Học vịtiến sĩ
Lĩnh vựckịch nói
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròtác giả kịch bản
Thể loạikịch nói
Tác phẩm
  • "Một cây làm chẳng nên non
  • Biển và bờ" (hay "Tội ác và quyền lực")
  • Đường đua trong bóng tối
Giải thưởngTác giả xuất sắc cho nhà biên kịch tại Liên hoan và diễn đàn sân khấu Trung Quốc - ASEAN lần thứ 4
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2017
Văn học Nghệ thuật

Tiểu sử

sửa

Nguyễn Đăng Chương sinh năm 1964, quê gốc Ninh Bình, tốt nghiệp Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, có học vị tiến sĩ.

Ông được bổ nhiệm chức Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn từ ngày 25 tháng 12 năm 2012.[1] Sau sự cố cấp phép ca khúc, ông được điều động về Văn phòng Bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch từ ngày 1 tháng 6 năm 2017 và 6 tháng sau, ông được bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Triển lãm Văn hoá - Nghệ thuật Việt Nam (từ ngày 1 tháng 12 năm 2017).[1]

Ông còn là Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.[2]

Sự nghiệp

sửa

Trong sự nghiệp sáng tác kịch bản của mình, Nguyễn Đăng Chương đã có nhiều vở diễn gây tiếng vang, như: "Chuyện tình người mất tích", "Nắng quái chiều hôm", "Tội ác quyền lực", "Vượt qua tâm bão", "Lâu đài cát",[3] “Đường đua trong bóng tối”, “Không phải là vụ án”, “Gặp lại người đã chết”, “Trả giá”, “Không gục ngã”...[4]

Nhiều kịch bản của ông được nhiều đơn vị sân khấu chọn dàn dựng. Kịch bản “Không phải là vụ án” có tới 3 đoàn dựng ở 3 loại hình là kịch nói, chèo, dân ca kịch; vở “Gặp lại người đã chết” có chèo, kịch nói; vở “Làm vua” có 5 đoàn dàn dựng; vở “Điều còn lại” có 6 đoàn dàn dựng; vở “Đất liền và biển cả” có 2 đoàn dàn dựng cải lương và chèo…[4] Kịch bản "Chuyện tình người mất tích" của ông có tới 18 đơn vị nghệ thuật dàn dựng.[3]

Ông là tác giả sân khấu Việt Nam duy nhất được Hiệp hội Sân khấu thế giới lựa chọn kịch bản dịch sang tiếng Anh để in và phổ biến trên toàn cầu.[3]

Ông đạt giải tác giả xuất sắc cho nhà biên kịch tại Liên hoan và diễn đàn sân khấu Trung Quốc - ASEAN lần thứ 4 (tháng 9 năm 2016) tại Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.[5]

Năm 2017, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho cụm tác phẩm kịch bản sân khấu: "Một cây làm chẳng nên non"; "Biển và bờ" (hay "Tội ác và quyền lực"); "Đường đua trong bóng tối".[6]

Sự cố cấp phép ca khúc

sửa

Vào tháng 5 năm 2017, việc cập nhật và bổ sung hơn 300 ca khúc đã phổ biến rộng rãi vào “Danh mục phổ biến các bài hát sáng tác trước năm 1975” của Cục Nghệ thuật biểu diễn đã gây phản ứng trong dư luận.[1]



Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét, việc cấp phép tác phẩm âm nhạc vừa qua là một bài học đối với ngành văn hóa. "Tôi đã điện cho Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị cho thôi giữ chức với ông Cục trưởng", Thủ tướng nói và cho rằng Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã xử lý nghiêm trong vấn đề này.[7]

Từ 1 tháng 6 năm 2017, ông Nguyễn Đăng Chương thôi giữ cương vị Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, bị điều chuyển về Văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.[8] Một số ý kiến cho rằng, việc ông Nguyễn Đăng Chương bị điều chuyển công tác được xem là trường hợp đầu tiên mất chức vì các phản ứng của dư luận.[9]

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm của Cục Nghệ thuật biểu diễn vào ngày 11 tháng 7 năm 2017, một số cán bộ của Cục đã chia sẻ tâm tư của mình về lùm xùm cấp phép ca khúc, cũng như không khí làm việc ngột ngạt trong thời gian ông Nguyễn Đăng Chương còn làm Cục trưởng.[10][11]

Tác phẩm chính

sửa

Kịch bản

sửa
  • "Chuyện tình người mất tích",
  • "Nắng quái chiều hôm",
  • "Tội ác quyền lực",
  • "Vượt qua tâm bão",
  • "Lâu đài cát"
  • “Đường đua trong bóng tối”,
  • “Không phải là vụ án”,
  • “Gặp lại người đã chết”
  • “Trả giá”
  • “Không gục ngã”...

Giải thưởng

sửa
  • Tác giả xuất sắc cho nhà biên kịch tại Liên hoan và diễn đàn sân khấu Trung Quốc - ASEAN lần thứ 4

Vinh danh

sửa
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Hà Tùng Long (29 tháng 11 năm 2017). “Ông Nguyễn Đăng Chương làm Giám đốc Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam”. dantri.com.vn. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ Mai Anh (26 tháng 6 năm 2024). “TS Nguyễn Đăng Chương - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam: Thiếu niên, nhi đồng là tương lai của sân khấu”. daidoanket.vn. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ a b c Hoài An (11 tháng 4 năm 2019). “Nhà biên kịch Nguyễn Đăng Chương: Viết về những khát vọng tốt đẹp”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ a b Hoa Nguyễn (19 tháng 7 năm 2022). “Tiến sĩ, nhà biên kịch Nguyễn Đăng Chương: Sẽ còn viết tiếp về lực lượng Công an”. cand.com.vn. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ Khánh Vi (10 tháng 5 năm 2016). “Đêm diễn thứ 100 của vở kịch "Lâu đài cát". cucnghethuatbieudien.gov.vn. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ “Chủ tịch nước Quyết định trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017”. Báo Tổ quốc. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :1
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
  9. ^ Văn Duẩn (30 tháng 5 năm 2017). “Điều chuyển ông Nguyễn Đăng Chương là phản ứng rất nhanh”. nld.com.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ Bích Hà (12 tháng 7 năm 2017). “Cán bộ Cục Nghệ thuật biểu diễn "căng thẳng" tố nguyên Cục trưởng Chương”. laodong.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024.
  11. ^ Viết Thịnh (17 tháng 7 năm 2017). 'Không khí ở Cục Nghệ thuật biểu diễn rất ngột ngạt'. plo.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024.

Xem thêm

sửa