Nguyễn Đình Sách
Nguyễn Đình Sách (1638-1697), vốn tên là Nguyễn Tiến Sách,[1] tự Dực Hiên, là danh thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Đình Sách | |
---|---|
Tên húy | Nguyễn Tiến Sách |
Tên chữ | Dực Hiên |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên húy | Nguyễn Tiến Sách |
Ngày sinh | 1638 |
Nơi sinh | Phú Thọ |
Mất | 1697 |
Giới tính | nam |
Học vấn | Tiến sĩ Nho học |
Chức quan | Tả thị lang bộ Binh |
Quốc tịch | Đại Việt |
Thời kỳ | nhà Lê trung hưng |
Tiểu sử
sửaNguyễn Đình Sách là người ở xã Văn Trưng, huyện Bạch Hạc, tỉnh Phú Thọ (nay là phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Năm Canh Tuất (1670) đời Lê Huyền Tông, ông thi đỗ Tiến sĩ lúc 32 tuổi, được bổ chức quan.
Năm Canh Ngọ (1690)[2], ông cùng Chính sứ Nguyễn Quý Đức đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) nộp lễ cống hàng năm. Dịp này, cùng ông Nguyễn Quý Đức hợp soạn bộ Hoa trình thi tập. Sau khi đi sứ về, ông được thăng chức Tả thị lang bộ Binh, tước Nam.
Năm 1697, Nguyễn Đình Sách mất lúc 59 tuổi, được tặng chức Thượng thư bộ Công, tước Tử.
Tác phẩm
sửaTác phẩm của Nguyễn Đình Sách hiện còn 34 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục. Thơ ông hầu hầu hết làm trong chuyến đi sứ. Dưới đây tuyển giới thiệu 1 bài:
|
|
Sách tham khảo
sửa- Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (mục từ "Nguyễn Đình Sách"). Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1992.
- Trần Thị Băng Thanh (chủ biên), Văn học thế kỷ XV-XVII. Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2004.
Chú thích
sửa- ^ Chép theo Văn học thế kỷ XV-XVII (tr. 1112). Sách Việt sử thông giám cương mục và Đại Việt lịch triều đăng khoa lục đều chép là Nguyễn Tiến Sách.
- ^ Chép theo Lịch triều hiến chương loại chí (mục "Nhân vật chí", tr.282) và Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 517). Sách Văn học thế kỷ XV-XVII (tr. 1112) và Trần Văn Giáp (Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tr. 152) đều chép là năm Tân Mùi (1691).
- ^ Triệu, Ngụy, Hàn, Lương là tên 4 nước thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
- ^ Tin cá do điển tích có người mổ bụng cá chép nhận được bức thư, lại cũng do người xưa thường làm hộp đựng thư hình cá chép để gửi đi. Do đó nói "tin cá" tức là nói đến tin tức, thư từ gửi cho nhau (theo Văn học thế kỷ XV-XVII, tr. 116).