Nghiên cứu môi trường
Nghiên cứu môi trường (Environmental studies) là một lĩnh vực học thuật đa ngành, nghiên cứu một cách có hệ thống sự tương tác của con người với môi trường. Nghiên cứu Môi trường liên hệ các nguyên lý từ khoa học vật lý, thương mại/kinh tế và khoa học xã hội để giải quyết các vấn đề môi trường đương đại phức tạp. Đây là lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và mối quan hệ giữa chúng. Lĩnh vực này bao gồm nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản của sinh thái học và khoa học môi trường, cũng như các môn học liên quan như đạo đức, địa lý, nhân chủng học, chính sách, chính trị, quy hoạch đô thị, luật pháp, kinh tế, triết học, xã hội học và công bằng xã hội, quy hoạch, kiểm soát ô nhiễm và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Có nhiều chương trình cấp bằng Nghiên cứu Môi trường bao gồm bằng Thạc sĩ và Cử nhân. Các chương trình cấp bằng Nghiên cứu Môi trường cung cấp một loạt các kỹ năng và công cụ phân tích cần thiết để đối mặt với các vấn đề môi trường mà thế giới đang phải đương đầu. Sinh viên ngành Nghiên cứu Môi trường được trang bị các công cụ trí tuệ và phương pháp để hiểu và giải quyết các vấn đề cốt yếu của môi trường và ảnh hưởng của những cá thể, xã hội và hành tinh.
Lịch sử
sửaĐại học Lâm nghiệp bang New York tại Đại học Syracuse đã thêm bằng Cử nhân Khoa học tự nhiên về Nghiên cứu Môi trường vào những năm 1950, lần trao bằng đầu tiên vào năm 1956. Đại học Middlebury thành lập chuyên ngành này vào năm 1965.[1]
Hiệp hội Nghiên cứu Môi trường Canada (ESAC) được thành lập năm 1993 "để tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy các hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu môi trường ở Canada".[2] Tạp chí của ESAC, A\J: Alternatives Journal được xuất bản lần đầu bởi Robert A. Paehlke vào ngày 4 tháng 7 năm 1971.
Năm 2008, Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học và Môi trường (AESS) được thành lập với vai trò như hiệp hội chuyên nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu liên ngành về môi trường tại Hoa Kỳ. Năm 2010, Hội đồng Khoa học và Môi trường Quốc gia (NCSE) đã đồng ý thông tin và hỗ trợ Hiệp hội. Vào tháng 3 năm 2011, tạp chí học thuật của Hiệp hội, Tạp chí Khoa học và Khoa học Môi trường (JESS), đã bắt đầu xuất bản.[3][4]
Tại Hoa Kỳ, nhiều học sinh trung học có thể lấy Khoa học Môi trường làm khóa học cấp đại học.[5] Hơn 500 trường cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ có chương trình đào tạo và cấp bằng chuyên ngành Nghiên cứu Môi trường.[6]
Giáo dục
sửaTrên thế giới, chương trình về Nghiên cứu Môi trường có thể được cung cấp bởi các trường cao đẳng nghệ thuật tự do, khoa học đời sống, khoa học xã hội hoặc nông nghiệp. Sinh viên ngành Nghiên cứu Môi trường sử dụng tất cả kiến thức học được từ các ngành khoa học, khoa học xã hội và nhân văn để hiểu rõ hơn những vấn đề môi trường và đưa ra những giải pháp cho những vấn đề môi trường. Sinh viên sẽ nhìn vào cách nhân loại tương tác với thế giới tự nhiên và đưa ra ý tưởng để ngăn chặn sự hủy hoại của tự nhiên.[7]
1 | Đại học Stanford | Hoa Kỳ |
2 | Đại học Harvard | Hoa Kỳ |
3 | Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) | Hoa Kỳ |
4 | Đại học Oxford | Vương quốc Anh |
5 | ETH Zurich - Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ | Thụy Sĩ |
6 | Đại học Cambridge | Vương quốc Anh |
7 | Đại học California, Berkeley
(UCB) |
Hoa Kỳ |
8 | Viện Đại học Wageningen | Hà Lan |
9 | Đại học Hoàng gia Luân Đôn | Vương quốc Anh |
10 | Đại học Thanh Hoa | Trung Quốc (đại lục) |
Kỹ năng có được từ ngành Nghiên cứu Môi trường
sửaThông qua các khóa học liên ngành, liên kết các kỹ năng khoa học xã hội mạnh mẽ với đào tạo kỹ thuật, sinh viên được đào tạo để phân tích các vấn đề đa diện với một loạt các công cụ và kỹ năng phân tích. Những kỹ năng này bao gồm:
- Một cách tiếp cận toàn cầu
- Tư duy không gian
- Một quan điểm liên ngành
- Hiểu về sự phức tạp của sự tương tác giữa con người và môi trường
- Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, phân tích chính sách và kỹ năng kỹ thuật
- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, lời nói và hình ảnh
- Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phần mềm lập bản đồ [9]
Lựa chọn nghề nghiệp với Nghiên cứu Môi trường
sửaCó rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực Nghiên cứu Môi trường. Một số lựa chọn sau có thể yêu cầu đào tạo bổ sung hoặc chương trình sau đại học. Dưới đây là danh sách gợi ý lựa chọn nghề nghiệp nhưng thực tế sẽ còn nhiều sự lựa chọn hơn đối với ngành này.
- Nhà hoạt động
- Kỹ thuật viên nông nghiệp
- Nhân viên dịch vụ động vật
- Nhà thực vật học
- Nhà phát triển cộng đồng
- Nhà bảo tồn sinh học
- Nhà sinh thái học
- Luật sư môi trường
- Nhà khoa học thực phẩm
- Nhà địa chất
- Chuyên gia về GIS
- Quản lý nhà kính
- Quản lý chất thải nguy hại
- Người tổ chức sức khỏe
- Nhà phát triển quốc tế
- Nhà báo
- Quản lý đất đai
- Người vận động hành lang
- Phóng viên truyền thông
- Tư vấn khai thác
- Quản trị viên phi lợi nhuận
- Nhà hải dương học
- Kiểm lâm viên
- Cố vấn chính trị
- Giáo sư
- Nhà nghiên cứu
- Nhà khoa học đất
- Giám đốc phát triển bền vững
- Giáo viên
- Quy hoạch đô thị
- Thanh tra chất lượng
- Nhà bảo tồn động vật hoang dã [10]
Các đại học ở Việt Nam hiện nay chỉ đào tạo ngành Khoa học môi trường (Environmental Science). Trong khi ngành Nghiên cứu môi trường (Environmental studies) cung cấp nhiều kiến thức liên ngành từ khối Khoa học xã hội ví dụ như nhân chủng học, xã hội học, kinh tế, chính sách v.v., thì chương trình của ngành Khoa học môi trường tập trung nhiều hơn vào kiến thức Lý-Hóa-Sinh và Kỹ thuật môi trường. Danh sách sau đây liệt kê các trường đại học Việt Nam có chương trình đào tạo Khoa học môi trường:
Đối với Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM chưa có chương trình đào tạo đối với ngành Khoa học môi trường (Environmental Science). Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ đào tạo ngành Khoa học môi trường ở hệ sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ). Cả hai trường này đều trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Xem thêm
sửaNguồn tham khảo
sửa- ^ “Environmental Studies - Middlebury”. middlebury.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2018.
- ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2012.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết) "A Brief History of ESAC". Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Association for Environmental Studies & Sciences AESSonline.org”. AESSOnline.org. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2018.
- ^ “The History and Development of AESS”. Association for Environmental Studies and Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2016.
- ^ “AP Environmental Science”. Collegeboard. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Major: Environmental Studies”. Collegeboard. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Environmental Studies College Degree Programs | The College Board”. bigfuture.collegeboard.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2020.
- ^ “Environmental Sciences”. Top Universities (bằng tiếng Anh). 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2020.
- ^ “Environmental Studies”. www.cla.temple.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2020.
- ^ “Environmental Studies | Career Centre” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2020.
- ^ “Ngành Khoa học môi trường”. Tuyển sinh số. 15 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.