Ngữ tộc Nahua

Nhánh con của ngữ hệ Ute-Aztec

Ngữ tộc Nahua hoặc Aztec là nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ute-Aztec được nói ở miền trung Mexico. Ngôn ngữ Nahua được biết đến nhiều nhất là tiếng Nahuatl.

Ngữ tộc Nahua
Ngữ tộc Azteca
Khu vựcEl SalvadorMexico: México (bang), México City, Puebla, Veracruz, Hidalgo, Guerrero, Morelos, San Luis Potosi, Oaxaca, MichoacánDurango
Tổng số người nói1,74 triệu
Phân loạiUte-Aztec
  • Ngữ tộc Nahua
Địa vị chính thức
Quy định bởiInstituto Nacional de Lenguas Indígenas
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2nah
ISO 639-3tùy trường hợp:
nci – Nahuatl Cổ điển
nhn – Nahuatl Trung tâm
nch – Nahuatl Trung Huasteca
ncx – Nahuatl Trung Puebla
naz – Nahuatl Coatepec
nln – Nahuatl Durango
nhe – Nahuatl Đông Huasteca
ngu – Nahuatl Guerrero
azz – Nahuatl Cao nguyên Puebla
nhq – Nahuatl Huaxcaleca
nhk – Nahuatl Isthmus-Cosoleacaque
nhx – Nahuatl Isthmus-Mecayapan
nhp – Nahuatl Isthmus-Pajapan
ncl – Nahuatl Michoacán
nhm – Nahuatl Morelos
nhy – Nahuatl Bắc Oaxaca
ncj – Nahuatl Bắc Puebla
nht – Nahuatl Ometepec
nlv – Nahuatl Orizaba
ppl – Tiếng Pipil
nhz – Nahuatl Santa María la Alta
npl – Nahuatl Đông Nam Puebla
nhc – Nahuatl Tabasco
nhv – Nahuatl Temascaltepec
nhi – Nahuatl Tenango
nhg – Nahuatl Tetelcingo
nuz – Nahuatl Tlamacazapa
nhw – Nahuatl Tây Huasteca
nsu – Nahuatl Sierra Negra
xpo – Pochutec
Glottologazte1234[1]
Bản đồ thể hiện các khu vực của Mesoamerica nơi các phương ngữ Nahuatl được sử dụng ngày nay (màu trắng) và nơi được biết là đã từng được sử dụng trong lịch sử (màu xám)[2]

Chính phủ Mexico, EthnologueGlottolog, coi các phương ngữ tiếng Nahuatl hiện đại là các ngôn ngữ riêng biệt, bởi vì chúng thường không thông hiểu lẫn nhau và người nói của họ có bản sắc dân tộc riêng biệt. Tính đến năm 2008, chính phủ Mexico công nhận ba mươi phương ngữ được nói ở Mexico là ngôn ngữ.

Các nhà nghiên cứu phân biệt giữa một số khu vực phương ngữ mà mỗi khu vực có một số đặc điểm chung: một phân loại phân biệt nhóm phương ngữ trung tâm có nhiều đổi mới, được nói xung quanh Thành phố Mexico, với các nhóm phương ngữ khu vực ngoại vi còn giữ nhiều nét nguyên thủy được nói ở phía bắc, phía nam và phía đông của khu vực trung tâm, trong khi một phân loại khác phân biệt giữa phương ngữ phương tây và phương đông. Ngoài các phương ngữ tiếng Nahuatl, ngữ tộc Aztec còn bao gồm tiếng Pipil (còn tồn tại) và tiếng Pochutec (đã biến mất).

Sự khác biệt giữa các phương ngữ Nahuatl không phải là nhỏ, và trong nhiều trường hợp sự thông hiểu lẫn nhau ở mức độ thấp hoặc không có sự thông hiểu lẫn nhau. Do đó, theo tiêu chí đó, chúng có thể được coi là các ngôn ngữ khác nhau.

Tuy nhiên, tất cả các phương ngữ đều có mối quan hệ rõ ràng chặt chẽ với nhau hơn so với tiếng Pochutec.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Aztec”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Dựa theo Lastra de Suárez 1986; Fowler 1985.

Liên kết ngoài

sửa