Ngữ hệ Tupi

Ngữ hệ chính của thế giới phân bố khắp Nam Mỹ

Ngữ hệ Tupi hay ngữ hệ Tupí là một ngữ hệ gồm khoảng 70 ngôn ngữ hiện diện tại Nam Mỹ, trong đó nổi tiếng nhất là tiếng TupiGuarani.

Ngữ hệ Tupi
Sắc tộcTupí
Phân bố
địa lý
Brasil, Bolivia, Paraguay, Uruguay, và Đông Bắc Argentina
Phân loại ngôn ngữ họcJe–Tupi–Carib?
  • Ngữ hệ Tupi
Ngữ ngành con
ISO 639-2 / 5:tup
Glottolog:tupi1275[1]
{{{mapalt}}}
Tupi–Guarani (hồng), các ngôn ngữ Tupí khác (tím), và phân bố có khả năng năm 1500 (hồng xậm)

Nơi bắt nguồn (urheimat)

sửa

Rodrigues (2007) cho rằng urheimat của ngôn ngữ Tupi nguyên thủy nằm ở đâu đó giữa sông Guaporésông Aripuanã, trong vùng lưu vực sông Madeira.[2] Đa phần vùng này tương ứng với Rondônia, Brasil ngày nay. 5 trong số 10 nhánh ngôn ngữ Tupi, cũng như vài ngôn ngữ Tupi–Guarani (đặc biệt là tiếng Kawahíb), có mặt trong vùng này. Rodrigues tin rằng ngôn ngữ Tupi nguyên thủy hiện diện vào khoảng 5.000 TCN

Lịch sử và phân loại

sửa

Khi người Bồ Đào Nha đến Brasil, họ đã nhận ra, khi đi dọc dải bờ biển của vùng đất mới này, rằng đa số người bản địa đều nói những ngôn ngữ tương tự nhau. Những nhà truyền giáo Dòng Tên đã sử dụng lợi thế này, hệ thống hóa thành một ngôn ngữ chuẩn chung, khi đó có tên línguas gerais, mà vẫn được sử dụng cho tới tận thế kỷ XIX. Ngôn ngữ nổi tiếng nhất và từng được dùng rộng rãi nhất là tiếng Tupi cổ, nay chỉ còn được nói bởi thổ dân Nam Mỹ tại vùng Rio Negro, nơi nó được gọi là Nheengatu ([ɲɛʔẽŋaˈtu]), nghĩa là "ngôn ngữ tốt".

Tại những thuộc địa Tây Ban Nha lân cận, tiếng Guaraní, một ngôn ngữ Tupi khác, có liên quan đến tiếng Tupi cổ, cũng có lịch sử tương tự, nhưng đã thành công trong việc không bị tiếng Tây Ban Nha lấn át. Hiện nay, tiếng Guaraní có hơn 7 triệu người nói, và là một trong những ngôn ngữ chính thức của Paraguay. Ngữ hệ Tupi còn gồm nhiều ngôn ngữ khác với số người nói ít hơn.

Rodrigues & Cabral (2012) liệt kê 10 nhánh ngôn ngữ Tupi, chia vào hai nhóm Tupi Tây và Tupi Đông.[2]

Chú thích

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tupian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ a b Rodrigues, Aryon Dall'Igna, and Ana Suelly Arruda Câmara Cabral (2012). "Tupían". In Campbell, Lyle, and Verónica Grondona (eds). The indigenous languages of South America: a comprehensive guide. Berlin: De Gruyter Mouton.
  • Rodrigues, Aryon Dall'Igna (2007). "As consoantes do Proto-Tupí". In Ana Suelly Arruda Câmara Cabral, Aryon Dall'Igna Rodrigues (eds). Linguas e culturas Tupi, p. 167-203. Campinas: Curt Nimuendaju; Brasília: LALI.

Liên kết ngoài

sửa