Nhóm ngôn ngữ Kra

(Đổi hướng từ Ngữ chi Cờ Ương)

Nhóm ngôn ngữ Kra hay Nhóm ngôn ngữ Cờ-Ương là một nhánh ngôn ngữ Tai–Kadai ở Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây) và Bắc Việt Nam. Trong toàn hệ Tai–Kadai, Kra là nhóm ít được nghiên cứu nhất. Những ngôn ngữ Kra chỉ mới được nghiên cứu, mô tả chi tiết trong những năm gần đây.

Nhóm ngôn ngữ Kra
Nhóm ngôn ngữ Cờ-Ương
Phân bố
địa lý
Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam
Phân loại ngôn ngữ họcTai-Kadai
  • Bắc
    • Nhóm ngôn ngữ Kra
Tiền ngôn ngữCờ Ương nguyên thủy
Glottolog:kada1291[1]

Tên gọi Kra bắt nguồn từ từ *kraC[2] "người" trong tiếng Kra nguyên thủy, mà ngày nay có dạng kra, ka, fa, ha trong những ngôn ngữ Kra khác nhau. Benedict (1942) lấy thuật ngữ Kadai để gộp chung hai nhóm Kra và Hlai lại, và Ostapirat đề xuất việc dùng Kra-Dai để chỉ toàn hệ Tai-Kadai.

Tầm quan trọng

sửa

Nhiều ngôn ngữ Kra có cụm phụ âm và từ vựng song tiết, trong khi hầu hết những ngôn ngữ Tai–Kadai khác chỉ có phụ âm đơn. Hiện tượng song tiết trong tiếng Bố Ương đã được Sagart (2004)[3] lấy làm chứng cớ ủng hộ quan điểm rằng Tai-Kadai là một nhánh con của ngữ hệ Nam Đảo. Khác nhóm TháiĐồng-Thủy, hầu hết ngôn ngữ Kra, gồm cả Cờ Lao và Bố Ương, lưu giữ hệ thống số đếm thừa hưởng từ ngôn ngữ Tai-Kadai nguyên thủy. Ngoài Kra, chỉ có nhóm Hlai làm giống vậy.[4] Những ngôn ngữ Tai–Kadai còn lại đều đã tiếp nhận số đếm tiếng Trung hơn 1.000 năm trước.

Jerold A. Edmondson ghi nhận rằng Nhóm ngôn ngữ Kra có những từ vựng liên quan đến chế tác kim loại, nghề thủ công, nông nghiệp riêng, vắng mặt trong các ngôn ngữ Tai-Kadai khác.[5] Điều này cho thấy rằng các dân tộc Kra hoặc đã tự tạo nên hoặc đã mượn từ một cách độc lập với phần còn lại của ngữ hệ.

Phân loại

sửa

Về hình thái học, Nhóm ngôn ngữ Kra mang nhiều nét tương đồng với Nhóm ngôn ngữ Đồng-Thủy nhất. Số ngôn ngữ Kra biến thiên tùy theo việc "ngôn ngữ" và "phương ngữ" được định nghĩa ra sao. Nổi tiếng nhất có lẽ là cụm phương ngữ Cờ Lao (Klao), với khoảng 8.000 người nói ở Trung Quốc trên tổng số 500.000 người Cờ Lao.

Phân loại dưới đây là của Weera Ostapirat (2000), chia nhóm Kra ra thành 7 ngôn ngữ.

Kra 
 Tây 

La Ha (Việt Nam)

 Cờ‑Chí 

Cờ Lao (Trung Quốc, Việt Nam)

La Chí (Trung Quốc, Việt Nam)

 Đông 

Pa Ha (thường bị gộp vào Bố Ương)

 Ương‑Péo 

Bố Ương (Trung Quốc)

Nùng Vẻn (En) (Việt Nam)

Pu Péo (Laqua, Pupeo) (Trung Quốc, Việt Nam)

Theo Jerold Edmondson (2002), tiếng La Ha quá khác biệt để xếp vào nhóm Tây; ông tách nó ra thành nhánh riêng. Ethnologue xếp nhầm tiếng Ngật Long (Cun) nhánh Hlai ở Hải Nam vào Nhóm ngôn ngữ Kra.

Andrew Hsiu (2013, 2017) viết rằng tiếng Bố Y Hách Chương, một ngôn ngữ Thái Bắc sắp biến mất, có năm người nói ở Đại Trại (大寨), Phụ Xứ hương (辅处乡), Hách Chương, Quý Châu có một lớp nền (substratum) gốc Kra.[6][7][8]

Tiếng Maza, một ngôn ngữ Lô Lô-Miến ở Mạnh Mai 孟梅, Phú Ninh, Vân Nam, nổi bật vì có lớp nền tiếng Pu Péo (Hsiu 2014:68-69).[9][10]

Theo Lí Cẩm Phương (1999),[11] người Tráng Ngưỡng ở Quảng Tây có lẽ ban đầu nói một ngôn ngữ Kra, nhưng đã chuyển sang tiếng Tráng.

Dân cư

sửa

Tổng số người nói ngôn ngữ Kra là chừng 22.000 người.[5] Ở Việt Nam, những dân tộc Kra được công nhận chính thức là Cờ Lao, La Chí, La HaPu Péo. Ở Trung Quốc, chỉ người Cờ Lao được chính thức công nhận. Những tộc Kra còn lại bị coi là người Tráng, Bố Y, Di, hay Hán.

Số đếm

sửa
Số đếm trong nhóm Kra[12]
Một Hai Ba Bốn Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười
(Nam Á nguyên thủy) *isa *duSa *telu *Sepat *lima *enem *pitu *walu *Siwa *sa-puluq
Kra nguyên thủy *tʂəm C *sa A *tu A *pə A *r-ma A *x-nəm A *t-ru A *m-ru A *s-ɣwa B *pwlot D
Bố Ương, Ba Hà tɕam45 θa32 tu32 pa32 m̥a33 nam31 ðu33 mu31 dʱa33 pʷat55
Bố Ương, Nga Thôn pi53 θa24 tu24 pa24 ma44 nam24 tu44 ma ðu44 va55 put55
Bố Ương, Lang Giá am35 ɕa54 tu54 pa54 ma312 nam54 ðu312 ma ðu312 va11 put55
Bố Ương, Nha Lang ɔm55 θau53 taːi53 po53 mo43 naːm53 təu31 ɬəu43 vo55 pɔt55
Nùng Vẻn ʔam32 θa243 tu243 pa33 ma243 nəm243 ʔam32 tu243 me32 ru33 wa54 θət33
Pu Péo tɕia33 ɕe53 tau53 pe53 ma33 ma33 nam35 ma33 tu53 ma33 ʐɯ3 ma33 ɕia31 pət31
La Ha Ướt tɕɐm31 sa343 tu343 pɑ343 mɑ33 dɐm343 tʰo343 ma3 hu3 so3 wa24 pɤt23
La Chí tɕa33 su11 te11 pu11 m̩11 ȵiã11 te24 ŋuɛ11 liu24 pɛ11
Cờ Lao, Tỉ Cống sɿ55 təɯ33 səɯ31 təɯ33 tɔ31 pɔ31 mɔ31 nai31 tʰɔ31 ʑɔ31 ʑɔu31 hui13
Cờ Lao, Ma Cơ tsɿ53 səu31 ta31 pu31 mlau31 tɕʰau31 xei31 xe31 kəu31 tsʰei53
Cờ Lao, Phổ Định se55 so55 tua55 pu45 mu53 naŋ53 ɕi33 vra53 su33 paɯ33
Cờ Lao, Phổ Để sɪ55 səɯ42 tji42 pau42 mau31 mjaŋ31 te42 ɣe31 sau13 ɕye13
Cờ Lao Đỏ tsə44 se33 tua44 pu44 maŋ44 ɬoŋ44 te44 wu35 ʂe35 la51 kwe44
Cờ Lao Trắng[13] tsɿ33 sɯn35 tau55 pu55 mlən35 tɕʰau5 hi55 ɕiau55 ku55 tɕʰiu33
Cờ Lao, Tam Xung ʂɿ43 ʂa45 tau45 pu45 mei21 ȵaŋ21 tʂau45 ʑau21 ʂo43 sɿ43 pie43
Mộc Lão tsɿ53 ɬu24 ta24 pʰu24 mu31 ȵe31 sau31 ɣau31 so24 ve53
Cờ Lao, Tiêm Sơn[14] ʐɤ42 sw42 tuɑ42 pu44 - - - - - -
Cờ Lao, Bản Lật Loan[14] i53 ɑ53 ɑ53 muŋ53 ɑŋ44 - - - - - -
Cờ Lao, Tuân Nghĩa[14] 失 (shi) 沙 (sha) 刀 (dao) 波 (bo) 媒 (mei) 娘召 (niangshao) 召 (shao) 饶 (rao) 署 (shu) 失不 (shibu)
Cờ Lao, Nhân Hoài[14] 思 (shi) 沙 (sha) 刀 (dao) 波 (bo) 差 (cha) 良 (liang) - 绕 (rao) 素 (su) 死比 (sibi)

Chú thích

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kadai”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ C là thanh điệu.
  3. ^ Sagart, Laurent. 2004. The Higher Phylogeny of Austronesian and the Position of Tai-Kadai.
  4. ^ Norquest, Peter K. 2007. A Phonological Reconstruction of Proto-Hlai Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine. Ph.D. Department of Anthropology, University of Arizona.
  5. ^ a b Diller, Anthony, Jerold A. Edmondson, and Yongxian Luo ed. The Tai–Kadai Languages. Routledge Language Family Series. Psychology Press, 2008.
  6. ^ Hsiu, Andrew. 2013. "Shui" varieties of western Guizhou and Yunnan. Presented at the 46th International Conference on Sino-Tibetan Languages and Linguistics (ICSTLL 46), Dartmouth College, Hanover, New Hampshire, United States, August 7-10, 2013 (Session: Tai-Kadai Workshop).
  7. ^ Hsiu, Andrew. 2017. Hezhang Buyi (Dazhai) audio word list. Zenodo. http://doi.org/10.5281/zenodo.1122579
  8. ^ Hsiu, Andrew. 2017. Hezhang Buyi: a highly endangered Northern Tai language with a Kra substratum.
  9. ^ Hsiu, Andrew. 2014. "Mondzish: a new subgroup of Lolo-Burmese Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine". In Proceedings of the 14th International Symposium on Chinese Languages and Linguistics (IsCLL-14). Taipei: Academia Sinica.
  10. ^ Hsiu, Andrew. 2017. Maza audio word list. Zenodo. http://doi.org/10.5281/zenodo.1123369
  11. ^ Lý Cẩm Phương (1999). Studies in the Buyang Language. Beijing: Central University for Nationalities Press.
  12. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  13. ^ Số 1-9 có hậu tố du35.
  14. ^ a b c d Zunyi Prefecture Ethnic Gazetteer [遵义地区志:民族志] (1999)

Tài liệu

sửa
  • Ostapirat, Weera (2000). "Proto-Kra". Linguistics of the Tibeto-Burman Area 23 (1): 1-251
  • Edmondson, Jerold A. (2002). The Laha language and its position in Proto-Kra[1]
  • Sagart, L. (2004) The higher phylogeny of Austronesian and the position of Tai-Kadai. Oceanic Linguistics 43,2: 411-444.[2]

Liên kết ngoài

sửa