Ngụy An Ly vương (chữ Hán: 魏安僖王; trị vì: 277 TCN - 243 TCN),[1] tên thật là Ngụy Ngữ (魏圉), là vị vua thứ sáu của nước Ngụy - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con của Ngụy Chiêu vương, vua thứ năm của nước Ngụy. Năm 277 TCN, Chiêu vương chết, An Ly vương kế vị.

Ngụy An Ly vương
魏安僖王
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Ngụy
Trị vì277 TCN243 TCN
Tiền nhiệmNgụy Chiêu vương
Kế nhiệmNgụy Cảnh Mẫn vương
Thông tin chung
Mất243 TCN
Trung Quốc
Hậu duệNgụy Cảnh Mẫn vương
Tên thật
Ngụy Ngữ (魏圉)
Thụy hiệu
An Ly vương (安僖王)
Chính quyềnnước Ngụy
Thân phụNgụy Chiêu vương

Sự nghiệp

sửa

Một năm sau khi lên ngôi, Ngụy An Ly vương đã phong cho em mình là Ngụy Vô Kỵ làm Tín Lăng quân, ban cho đất Tín Lăng (nay thuộc Hà Nam).

Năm 275 TCN, tướng quốc nước Tần là Nhương hầu Ngụy Nhiễm đem quân đánh nước Hàn, quân Hàn thất bại, 4 vạn quân bị giết, tướng Bạo Diên sang đầu hàng nước Ngụy, Ngụy xin cắt 8 thành cầu hoà. Nhương hầu không nghe, đem quân chiếm Bắc Trạch, bao vây Đại Lương, Ngụy phải dâng đất xin hàng.

Năm 274 TCN, thấy nước Tần lớn mạnh, Ngụy An Ly vương cùng Tề Tương vương hợp tung chống Tần. Tần Chiêu vương sai Nhương hầu đánh Ngụy chiếm 4 thành, bốn vạn quân bị giết.

Năm 273 TCN, Ngụy cùng nước Triệu hợp binh đánh Hàn, vây Hoa Dương. Nhương hầu cùng Vũ An quân Bạch Khởi, khách khanh Hồ Dương đánh Ngụy cứu Hàn, đánh bại Ngụy ở thành Hoa Dương (nay là Trịnh Châu, Hà Nam), giết 13 vạn quân Ngụy, đại thần Đoàn Can Mộc xin An Ly vương cắt đất cầu hoà, Tô Đại lại ngăn cản nhưng ông không nghe.

Cùng năm đó, Bạch Khởi lại đánh Ngụy, Mạnh Thường quân tiến cử Mang Mão làm tướng chống Tần, bị Bạch Khởi đánh bại, Hoa Dương bị chiếm, Mang Mão bỏ chạy, Mạnh Thường quân hoảng sợ, vội vào dưới trướng Tín Lăng quân để chạy tội.

Mưu thần nhà Chu là Mã Phạm sang Ngụy nói với Ngụy An Ly Vương rằng vua Chu tuổi cao sắp qua đời, nếu Ngụy trợ giúp binh cho nhà Chu thì sẽ dâng cửu đỉnh cho Ngụy. Ngụy An Ly Vương nghe theo, cấp một đội quân phòng thủ cho nhà Chu.

Mã Phạm lại đến nước Tần xui Tần Chiêu Tương Vương thử đánh Chu xem Ngụy có cứu không. Vua Tần sai tướng đánh Đông Chu. Mã Phạm trở lại nói với Ngụy An Ly vương rằng:

Việc Ngụy đưa quân vào Chu khiến thiên hạ ngờ vực Ngụy muốn đánh Chu chứ không phải muốn cứu Chu. Chi bằng giúp nhà Chu xây thành phòng thủ để cứu Chu, khi nào vua Chu bớt bệnh sẽ thuyết phục lại việc cho Ngụy chín đỉnh.

Ngụy An Ly vương nghe theo, bèn sai quân đi đắp thành cho nhà Chu.

Năm 257 TCN, Tần đánh Hàm Đan của Triệu, nước Triệu lâm vào nguy khốn, Bình Nguyên quân phải sai chính thê là chị của Ngụy An Ly vương sang cầu cứu Ngụy, An Ly vương không nghe, Tín Lăng quân cố khuyên. Ngụy An Ly vương bèn sai tướng quân Tấn Bỉ cầm mười vạn quân đi cứu Triệu nhưng vì bị sứ Tần sang doạ sẽ đánh Nguỵ nên ông ra lệnh cho Tấn Bỉ đóng quân án binh bất động chờ tình hình chiến sự hai bên.

Bình Nguyên quân sai sư đến giục. Tín Lăng quân bèn bí mất sai Chu Hợi giết Tấn Bỉ, đoạt binh phù rồi đem 8 vạn quân cứu Triệu. Tướng Tần là Vương Lăng thấy hai cánh quân cứu viện lâu ngày không dám tiến, nghĩ rằng quân chư hầu nhát, không ngờ quân Nguỵ ồ ạt kéo đến. Nguỵ Vô Kỵ dẫn quân kịch chiến với quân Tần. Quân Tần thua trận, phải giải vây rút lui.

Tín Lăng quân tuy cứu Triệu nhưng sợ Ngụy An Ly vương giận mình cướp binh phù bèn ở lại nước Triệu, được vua Triệu phong đất Hoắc.

Năm 247 TCN, Tần Trang Tương vương sai tướng là Mông Ngao ngày đêm đem binh về hướng Đông đánh Ngụy. An Ly vương mời Tín Lăng quân về.

Ngụy An Ly vương gặp lại em trai, lập tức trao cho ấn thượng tướng quân. Tín Lăng quân cầm quân cả năm nước đánh tan quân Tần ở Hà Ngoại. Tướng Tần là Mông Ngao bỏ chạy. Nguỵ Vô Kỵ thừa thắng đuổi quân Tần đến ải Hàm Cốc.

Qua đời

sửa

Năm 243 TCN, An Ly vương mất. Con ông là Ngụy Cảnh Mẫn vương lên nối ngôi.

Sau này Hàn Phi tử viết sách đã khen An Ly vương là vị quân chủ trung hưng của nước Ngụy.

Mối tình đồng tính

sửa

Trong thời kỳ trị vì của mình, Ngụy An Ly Vương cũng từng vướng vào thứ tình yêu đồng giới với Long Dương quân. Tương truyền một lần ông cùng Long Dương Quân đi câu cá. Long Dương Quân câu được nhiều cá. Đang chơi vui, Long Dương quân khóc. Ngụy Vương dò hỏi nguyên do. Long Dương quân vừa khóc vừa bẩm rằng:

Ngụy An Ly Vương nghe thấy vậy, cảm động vô cùng, vội vàng an ủi Long Dương quân rồi ban lệnh:

Hành động này của Long Dương quân làm cho những mỹ nhân trong cung khó bề tiếp cận Ngụy An Ly Vương, từ đó người đời sau thường dùng thành ngữ Long Dương hay mê Long Dương để chỉ mối tình đồng giới.

Phả hệ

sửa
Thế phả


Tất Vạn
Ngụy Mang Quý
Ngụy Vũ tử
Ngụy Sưu
Ngụy Khỏa
Lệnh Hồ thị
Ngụy Kỹ
Lã thị
?-575 TCN
Ngụy Điệu tử
Ngụy Khỏa
Lệnh Hồ Văn tử
Ngụy Hiệt
?-570 TCN
Lã Tuyên tử
Ngụy Tương
?-622 TCN
Ngụy Trang tử
Ngụy Giáng
Ngụy Hiến Tử
Ngụy Thư
565 TCN - 509 TCN
Ngụy Giản tử
Ngụy Thủ
Ngụy Mậu
Ngụy Tương tử
Ngụy Man Đa
Ngụy Hoàn tử
Ngụy Câu
?-446 TCN
(1)Ngụy Văn hầu
Ngụy Tư
?-424 TCN - 396 TCN
Ngụy Thành
(2)Ngụy Vũ hầu
Ngụy Kích
?-396 TCN - 370 TCN
Thiếu tử Chí
(3)Ngụy Huệ Thành vương
Ngụy Oanh
400-370 TCN - 319
Ngụy Hoãn
Thái tử Thân(4)Ngụy Tương vương
Ngụy Tự
?-319 TCN - 296 TCN
Công tử Hách
Thái tử Chính(5)Ngụy Chiêu vương
Ngụy Sắc
?-296 TCN - 277 TCN
(6)Ngụy An Ly vương
Ngụy Ngữ
?-277 TCN - 243 TCN
Tín Lăng quân
Ngụy Vô Kị
?-243
(7)Ngụy Cảnh Mẫn vương
Ngụy Ngọ
?-243 TCN - 228 TCN
(8)Ngụy vương Giả
?-228 TCN - 225 TCN


Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên
    • Ngụy thế gia
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng

Ghi chú

sửa
  1. ^ Sử ký, Ngụy thế gia
  2. ^ “Những mối tình đồng tính của Trung Quốc cổ đại”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2012. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.