Luyện ngục

Quan niệm tôn giáo
(Đổi hướng từ Ngục luyện tội)

Luyện ngục (Purgatory) hay luyện tội là một trạng thái trung gian sau khi chếtthể xác sẽ được thanh tẩy qua một quá trình[1]. Quá trình luyện tội là quá trình thanh tẩy cuối cùng của người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ đáng bị nguyền rủa[2]. Trong niềm tin Kitô Giáo, theo Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội thì luyên ngục là nơi mà các linh hồn thánh đã lìa đời trong ơn nghĩa Chúa nhưng chưa được hoàn hảo đủ để vào ngay Thiên đàng[3]. Các linh hồn này phải khu trú tại luyện ngục để được thanh tẩy một thời gian đòi hỏi trước khi được vào Thiên Đàng. Luyện ngục là sự thanh tẩy cuối cùng khỏi tất cả những ràng buộc còn lại với tội lỗi trong cuộc sống[4]. Một số giáo phái của Cơ đốc giáo phương Tây, đặc biệt là trong đạo Tin lành đã phủ nhận sự tồn tại của luyện ngục. Các giáo phái khác của Cơ đốc giáo phương Tây coi luyện ngục là một nơi rực lửa[5].

Họa phẩm về luyện ngục

Đại cương

sửa

Từ "luyện ngục" được dùng để chỉ một loạt các quan niệm lịch sử và hiện đại về sự đau khổ sau khi chết không phải là sự nguyền rủa vĩnh viễn, luyện ngục với nghĩa không cụ thể để chỉ bất kỳ địa điểm hoặc tình trạng đau khổ hoặc dày vò nào, là một cõi tạm[6]. Giáo hội Công giáo La Mã cho rằng "tất cả những ai chết trong ân sủng và tình thân của Thiên Chúa nhưng vẫn được thanh tẩy bất toàn" đều phải trải qua quá trình thanh luyện mà Giáo hội gọi là luyện ngục, "để đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng". Đạo Công giáo cũng dựa trên việc thực hành cầu nguyện cho người chết, được sử dụng trong Giáo hội[7]. Theo Jacques Le Goff thì quan niệm về luyện ngục như một nơi hiện hữu đã xuất hiện ở Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ XII[8]. Le Goff cho biết rằng quan niệm liên quan đến ý tưởng về một ngọn lửa luyện tội mà theo ông là để thanh tẩy chứ không phải để trừng phạt như lửa hỏa ngục[9]. Qua một số đoạn ghi chép trong Kinh thánh, người ta coi quá trình này giống như một ngọn lửa thanh tẩy hay lửa luyện tội.

Chú thích

sửa
  1. ^ "purgatory" Lưu trữ 2019-01-05 tại Wayback Machine, Merriam-Webster Dictionary
  2. ^ Catechism of the Catholic Church #1030−1031. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2019.
  3. ^ Luyện ngục là gì?-Giáo phận Vĩnh Long
  4. ^ Các linh hồn trong luyện ngục
  5. ^ “Purgatory Summary (Class 12)”. Mero Notice (bằng tiếng Anh). 11 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ “purgatory definition - English definition dictionary - Reverso”. dictionary.reverso.net. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2007. - "a place or condition of suffering or torment, esp. one that is temporary"
  7. ^ “Catechism of the Catholic Church - IntraText”. www.vatican.va. 1030-32. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ LeGoff, Jacques. The Birth of Purgatory. Trans. Arthur Goldhammer. Chicago: U of Chicago P, 1986, pp. 362–366
  9. ^ Robert Osei-Bonsu, "Purgatory: A Study of the Historical Development and Its Compatibility with the Biblical Teaching on the Afterlife" in Philosophy Study, ISSN 2159-5313 April 2012, Vol. 2, No. 4, p. 291

Tham khảo

sửa
  • Vanhoutte, Kristof K.P. and McCraw, Benjamin W. (eds.). Purgatory. Philosophical Dimensions (Palgrave MacMillan, 2017)
  • Gould, James B. Understanding Prayer for the Dead: Its Foundation in History and Logic (Wipf and Stock Publishers, 2016).
  • Le Goff, Jacques. The Birth of Purgatory (U of Chicago Press, 1986).
  • Pasulka, Diana Walsh. Heaven Can Wait: Purgatory in Catholic Devotional and Popular Culture (Oxford UP, 2015) online review
  • Tingle, Elizabeth C. Purgatory and Piety in Brittany 1480–1720 (Ashgate Publishing, Ltd., 2013).
  • Walls, Jerry L. (2012). Purgatory: The Logic of Total Transformation. Oxford UP. ISBN 9780199732296.

Liên kết ngoài

sửa

Xem thêm

sửa