Người hiện đại sơ khai
Thuật ngữ người hiện đại sơ khai (tiếng Anh: early modern human; viết tắt là EMH), người hiện đại về mặt giải phẫu (tiếng Anh: anatomically modern human; viết tắt là AMH) [1] hoặc Homo sapiens hiện đại về mặt giải phẫu[2] trong cổ nhân loại học (paleoanthropology) đề cập đến các thành viên của loài Homo sapiens với các biểu hiện phù hợp với kiểu hình ở con người hiện đại.
Người hiện đại về mặt giải phẫu tiến hóa từ Homo sapiens cổ xưa ở Trung kỳ đồ đá cũ, khoảng 200 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước) [3]. Sự xuất hiện của con người hiện đại về giải phẫu đánh dấu buổi bình minh của loài H. sapiens sapiens[4], tức là phân loài của Homo sapiens bao gồm tất cả con người hiện đại.
Các hóa thạch lâu đời nhất của con người hiện đại về giải phẫu có ở di chỉ Omo ở Ethiopia[5], bao gồm các phần của hai hộp sọ, cũng như cánh tay, chân, bàn chân và xương chậu, được định tuổi bằng đồng vị argon là 195 ±5 Ka BP.
Các hóa thạch khác được đề nghị bao gồm
Homo sapiens idaltu có ở di chỉ Herto ở Ethiopia[6] được định tuổi gần 160 Ka, và ở di chỉ Skhul ở Israel là 90 Ka tuổi[7]. Di cốt lâu đời nhất chiết xuất được toàn bộ hệ gen là thuộc về một người đàn ông sống khoảng 45 Ka BP ở Tây Siberia[8].
Tên và phân loại
sửaDanh pháp hai phần Homo sapiens được Carl Linnaeus đặt ra năm 1758.[9] Danh từ Latin homō (thuộc cách hominis) có nghĩa là "người đàn ông, con người".
H. sapiens bao gồm Homo sapiens idaltu, một phân loài cổ của H. sapiens. Quần thể người còn sinh tồn đã được chia thành các phân loài về phương diện lịch sử, nhưng kể từ thập niên 1980 mọi nhóm còn tồn tại có xu hướng được xếp trong một phân loài duy nhất, H. sapiens sapiens. Lịch sử về các phân loài được tuyên bố hay đề xuất của H. sapiens là phức tạp và đầy mâu thuẫn. Phân loài duy nhất được công nhận rộng khắp là H. sapiens idaltu (1993). Tên gọi H. s. sapiens là do Carl Linnaeus đặt năm 1758, theo định nghĩa để nói tới phân loài mà chính bản thân Linnaeus là mẫu vật điển hình. Tuy nhiên, Linnaeus cũng công nhận 4 phân loài còn sinh tồn khác là H. s. afer, H. s. americanus, H. s. asiaticus và H. s. ferus để chỉ người châu Phi, người châu Mỹ, người châu Á và chủng Mã Lai.[9] Phân loại này vẫn được sử dụng phổ biến tới giữa thế kỷ 20, đôi khi được thêm cả H. s. tasmanianus để chỉ thổ dân Australia.[10]
Một số nguồn cho thấy người Neanderthal (Homo neanderthalensis) là một phân loài (Homo sapiens neanderthalensis).[11][12] Tương tự như vậy, các mẫu vật phát hiện được của Homo rhodesiensis đã được một vài tác giả phân loại thành một phân loài (Homo sapiens rhodesiensis), mặc dù vẫn phổ biến khi coi hai loài đề cập trên đây là những loài riêng biệt trong chi Homo hơn là các phân loài trong H. sapiens.[13]
Nguồn gốc
sửaTheo truyền thống, có hai quan điểm cạnh tranh nhau trong cổ nhân loại học về nguồn gốc của H. sapiens: thuyết nguồn gốc châu Phi gần đây và thuyết nguồn gốc đa khu vực.
Từ năm 2010, nghiên cứu gen đã dẫn đến sự xuất hiện của một vị trí trung gian, có đặc trưng chủ yếu của thuyết nguồn gốc châu Phi gần đây cộng thêm hỗn hợp với con người cổ xưa có giới hạn.
Nguồn gốc châu Phi gần đây của người hiện đại là học thuyết chính thống mô tả nguồn gốc và lan tỏa ban đầu của giải phẫu người hiện đại. Lý thuyết được gọi là mẫu Rời khỏi châu Phi (gần đây) trên truyền thông phổ biến, và một cách hàn lâm, là mẫu giả thuyết một nguồn gốc gần đây (recent single-origin hypothesis - RSOH), giả thuyết thay thế (Replacement Hypothesis), và Nguồn gốc châu Phi gần đây (Recent African Origin - RAO). Học thuyết cho rằng con người có nguồn gốc duy nhất (monogenesis) đã được xuất bản trong tác phẩm Nguồn gốc loài Người của Charles Darwin năm 1871. Khái niệm này là suy đoán cho đến những năm 1980, khi nó đã được chứng thực bởi một nghiên cứu DNA ti thể ngày nay, kết hợp với các bằng chứng dựa trên nhân chủng học sinh học của các mẫu vật cổ xưa. Theo di truyền học và bằng chứng hóa thạch, người Homo sapiens cổ xưa tiến hóa thành người hiện đại chỉ duy nhất ở châu Phi, trong khoảng 200.000 đến 100.000 năm trước, với các thành viên của một nhánh rời châu Phi 60.000 năm trước và qua thời gian thay thế những loài người trước đó như người Neanderthal và người đứng thẳng. Gần đây hơn, vào năm 2017, các hóa thạch tìm thấy ở Jebel Irhoud (Maroc) đã gợi ra rằng Homo sapiens có thể đã tiến hóa sớm tới 300.000 năm trước,[15] và bằng chứng khác cũng gợi ra rằng Homo sapiens có lẽ đã di cư từ châu Phi sớm tới 270.000 năm trước.[16][17]
Nguồn gốc duy nhất gần đây của loài người hiện đại ở Đông Phi có vị trí gần như đồng thuận trong cộng đồng khoa học.[18][19][20][21][22] Tuy nhiên, trình tự bộ gen đầy đủ của người Neanderthal gần đây đã ám chỉ rằng người Neanderthal và một số nhóm người hiện đại có cùng một dòng dõi gen cổ đại.
Các tác giả của nghiên cứu cho rằng các phát hiện của họ phù hợp với sự pha trộn của người Neanderthal lên đến 4% trong một số quần thể. Nhưng những nghiên cứu cũng cho thấy rằng có thể có những lý do khác tại sao người hiện đại và người Neanderthal lại chia sẻ cùng dòng dõi di truyền cổ đại.[23] Tháng 8 năm 2012, một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Cambridge đã đặt câu hỏi về kết luận này, giả định rằng thay vào đó, DNA trùng là một phần còn lại của một tổ tiên chung của cả người Neanderthal và người hiện đại. Tuy nhiên, nghiên cứu đó không giải thích tại sao chỉ có một phần của người hiện đại có DNA của người Neanderthal.[24][25]
Học thuyết nguồn gốc đa khu vực cung cấp một lời giải thích cho các mô hình tiến hóa của loài người, được đề xuất bởi Darien H. Wolpoff[26] năm 1988[27] Nguồn gốc đa khu vực cho rằng sự tiến hóa của loài người từ đầu thế Pleistocen, khoảng 2,5 triệu năm trước cho đến ngày nay là thuộc về một loài người duy nhất và liên tục, tiến hóa trên khắp thế giới thành người Homo sapiens sapiens.
Tiến hóa
sửaKhung thời gian cho sự tiến hóa của chi Homo từ tổ tiên chung cuối cùng là người vượn khoảng 10 đến 2 triệu năm trước, còn của H. sapiens từ người đứng thẳng là khoảng 1,8 đến 0,2 triệu năm trước.
Nghiên cứu khoa học về sự tiến hóa của con người đề cập đến chủ yếu là sự phát triển của chi Homo (loài người còn sinh tồn và đã tuyệt chủng), nhưng thường liên quan đến việc nghiên cứu những loài khác thuộc họ Người; bao gồm cả vượn người phương Nam, một tổ tiên quan trọng của con người, và những họ hàng hiện tại đồng thời đã tuyệt chủng của chúng ta trong phân họ Homininae: tinh tinh, tinh tinh lùn, khỉ đột, và các loài có liên quan thuộc tông người (Hominin) đã tuyệt chủng.
"Người hiện đại" được xác định là loài Homo sapiens, trong đó phân loài duy nhất còn tồn tại được gọi là Homo sapiens sapiens.
Homo sapiens idaltu, phân loài còn lại được biết đến, hiện tại đã tuyệt chủng.[28] Homo neanderthalensis, loài tuyệt chủng 30.000 năm trước, đôi khi cũng được phân loại là một phân loài, "Homo sapiens neanderthalensis"; các nghiên cứu về di truyền hiện đang cho rằng những DNA chức năng của người hiện đại và người Neanderthal đã khác nhau từ 500.000 năm trước.[29]
Tương tự, những mẫu vật phát hiện được của loài Homo rhodesiensis đã được một vài tác giả phân loại là một phân loài, nhưng sự phân loại này không được chấp nhận rộng rãi.
Người hiện đại về mặt giải phẫu lần đầu xuất hiện trong các hóa thạch tại châu Phi khoảng 195.000 năm trước (xem di cốt Omo), và các nghiên cứu về sinh học phân tử đã cho thấy các bằng chứng rằng thời gian xấp xỉ của sự chia tách (về DNA) từ chung một tổ tiên của tất cả loài người là 200.000 năm trước.[30][31][32][33][34] Những nghiên cứu rộng rãi về sự đa dạng hóa gen của châu Phi đã tìm thấy người San ǂKhomani có sự đa dạng hóa gen nhiều nhất trong số 113 mẫu dân cư khác nhau, khiến họ trở thành một trong 14 "cụm dân cư cổ đại". Nghiên cứu cũng đồng thời định vị khởi nguồn của cuộc di cư của loài người hiện đại là ở phía Tây nam châu Phi, gần vùng duyên hải biên giới giữa Namibia và Angola.[35][36]
Chọn lọc tự nhiên đã tiếp tục tiếp diễn ra với loài người, với những bằng chứng cho thấy một số vùng hệ gen nhất định đã cho thấy sự chọn lọc có hướng trong 15.000 năm qua.[37]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Matthew H. Nitecki, Doris V. Nitecki. Origins of Anatomically Modern Humans. Springer, Jan 31, 1994
- ^ Major Events in the History of Life. Edited by J. William Schopf. p. 168.
- ^ Human Evolution: A Neuropsychological Perspective. By John L. Bradshaw. p. 185.
- ^ Chủng tộc (human classification) for more on H. s. sapiens
- ^ Hopkin, Michael (2005). Ethiopia is top choice for cradle of Homo sapiens. Nature News.
- ^ White, Tim D.; Asfaw, B.; DeGusta, D.; Gilbert, H.; Richards, G. D.; Suwa, G.; Howell, F. C. (2003). Pleistocene Homo sapiens from Middle Awash, Ethiopia. Nature 423 (6491), p. 742–747. PMID 12802332
- ^ Trinkaus, E. (1993). Femoral neck-shaft angles of the Qafzeh-Skhul early modern humans, and activity levels among immature near eastern Middle Paleolithic hominids Lưu trữ 2013-10-17 tại Wayback Machine. Journal of Human Evolution (INIST-CNRS) 25 (5), p. 393–416. ISSN 0047-2484. Truy cập 22/10/2015.
- ^ Oldest human genome reveals when our ancestors had sex with Neandertals. nature.com. 22/10/2014. Truy cập 22/10/2015.
- ^ a b Linné, Carl von (1758). Systema naturæ. Regnum animale (ấn bản thứ 10). Sumptibus Guilielmi Engelmann. tr. 18, 20. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2019..
- ^ Cụ thể, xem John Wendell Bailey, 1946. The Mammals of Virginia, tr. 356; Journal of Mammalogy 26-27 (1945), tr. 359.; The Mankind Quarterly 1-2 (1960), 113ff ("Zoological Subspecies of Man"). Sự phân loại quần thể người còn sinh tồn thành các phân loài dần dần bị từ bỏ trong thập niên 1970 (như Grzimek's Animal Life Encyclopedia, quyển 11, tr. 55).
- ^ Hublin, J. J. (2009). “The origin of Neandertals”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 106 (38): 16022–7. Bibcode:2009PNAS..10616022H. doi:10.1073/pnas.0904119106. JSTOR 40485013. PMC 2752594. PMID 19805257.
- ^ Harvati, K.; Frost, S.R.; McNulty, K.P. (2004). “Neanderthal taxonomy reconsidered: implications of 3D primate models of intra- and interspecific differences”. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 101 (5): 1147–52. Bibcode:2004PNAS..101.1147H. doi:10.1073/pnas.0308085100. PMC 337021. PMID 14745010.
- ^ “Homo neanderthalensis King, 1864”. Wiley-Blackwell Encyclopedia of Human Evolution. Chichester, West Sussex: Wiley-Blackwell. 2013. tr. 328–331.
- ^ Stringer, C. (2012). “What makes a modern human”. Nature. 485 (7396): 33–35. Bibcode:2012Natur.485...33S. doi:10.1038/485033a. PMID 22552077.
- ^ Callaway, Ewan (ngày 7 tháng 6 năm 2017). “Oldest Homo sapiens fossil claim rewrites our species' history”. Nature. doi:10.1038/nature.2017.22114. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017.
- ^ Zimmer, Carl (ngày 4 tháng 7 năm 2017). “In Neanderthal DNA, Signs of a Mysterious Human Migration”. New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
- ^ Posth, Cosimo (ngày 4 tháng 7 năm 2017). “Deeply divergent archaic mitochondrial genome provides lower time boundary for African gene flow into Neanderthals”. Nature Communications. doi:10.1038/ncomms16046. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
- ^ Liu, Hua (2006). “A Geographically Explicit Genetic Model of Worldwide Human-Settlement History”. The American Journal of Human Genetics. 79 (2): 230–237. doi:10.1086/505436. PMC 1559480. PMID 16826514.
Currently available genetic and archaeological evidence is generally interpreted as supportive of a recent single origin of modern humans in East Africa. However, this is where the near consensus on human settlement history ends, and considerable uncertainty clouds any more detailed aspect of human colonization history.
- ^ “Out of Africa Revisited”. Science. 308 (5724): 921g. ngày 13 tháng 5 năm 2005. doi:10.1126/science.308.5724.921g. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
- ^ Nature (ngày 12 tháng 6 năm 2003). “Human evolution: Out of Ethiopia”. Nature. 423 (6941): 692–695. Bibcode:2003Natur.423..692S. doi:10.1038/423692a. PMID 12802315. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
- ^ “Origins of Modern Humans: Multiregional or Out of Africa?”. ActionBioscience. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
- ^ “Modern Humans – Single Origin (Out of Africa) vs Multiregional”. Asa3.org. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
- ^ Green, RE; Krause, J; Briggs, AW; và đồng nghiệp (2010). “A Draft Sequence of the Neandertal Genome”. Science. 328 (5979): 710–22. Bibcode:2010Sci...328..710G. doi:10.1126/science.1188021. PMC 5100745. PMID 20448178.
- ^ Study casts doubt on human-Neanderthal interbreeding theory, The Guardian, Tuesday ngày 14 tháng 8 năm 2012
- ^ Anders Eriksson and Andrea Manica Effect of ancient population structure on the degree of polymorphism shared between modern human populations and ancient hominins PNAS 2012: 1200567109v1-201200567. ngày 20 tháng 7 năm 2012
- ^ Wolpoff M. H.; Hawks J.; Caspari. R (2000). “Multiregional, not multiple origins”. Am. J. Phys. Anthropol. 112 (1): 129–136. doi:10.1002/(SICI)1096-8644(200005)112:1<129::AID-AJPA11>3.0.CO;2-K. PMID 10766948.[liên kết hỏng]
- ^ Wolpoff, M. H.; J. N. Spuhler; F. H. Smith; J. Radovcic; G. Pope; D. W. Frayer; R. Eckhardt; G. Clark (1988). “Modern human origins”. Science. 241 (4867): 772–774. Bibcode:1988Sci...241..772W. doi:10.1126/science.3136545. PMID 3136545.
- ^ Human evolution: the fossil evidence in 3D, by Philip L. Walker and Edward H. Hagen, Dept. of Anthropology, University of California, Santa Barbara. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2005.
- ^ Green R. E.; Krause J.; Ptak S. E.; Briggs A. W.; Ronan M. T.; Simons J. F.; và đồng nghiệp (2006). Analysis of one million base pairs of Neanderthal DNA. Nature. tr. 16, 330–336.
- ^ “New Clues Add 40,000 Years to Age of Human Species – NSF – National Science Foundation”. www.nsf.gov.
- ^ “Age of ancient humans reassessed”. BBC News. ngày 16 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2010.
- ^ The Oldest Homo Sapiens: – Tra cứu ngày 15-5-2009.
- ^ Alemseged Z.; Coppens Y.; Geraads D. (2002). “Hominid cranium from Homo: Description and taxonomy of Homo-323-1976-896”. Am. J. Phys. Anthropol. 117 (2): 103–112. doi:10.1002/ajpa.10032. PMID 11815945.
- ^ Stoneking Mark; Soodyall Himla (1996). “Human evolution and the mitochondrial genome”. Current Opinion in Genetics & Development. 6 (6): 731–736. doi:10.1016/S0959-437X(96)80028-1.
- ^ Henn, Brenna; Gignoux, Christopher R.; Jobin, Matthew (2011). “Hunter-gatherer genomic diversity suggests a southern African origin for modern humans”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. National Academy of Sciences. 108 (13): 5154–62. Bibcode:2011PNAS..108.5154H. doi:10.1073/pnas.1017511108. PMC 3069156. PMID 21383195.
- ^ Gill, Victoria (ngày 1 tháng 5 năm 2009). “Africa's genetic secrets unlocked”. BBC News.; các kết quả công bố trong bản trực tuyến của tạp chí Science.
- ^ Wade, N. (ngày 7 tháng 3 năm 2006). “Still Evolving, Human Genes Tell New Story”. The New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2008.
Liên kết ngoài
sửa- Dữ liệu liên quan tới Homo sapiens tại Wikispecies
- Tư liệu liên quan tới Homo sapiens tại Wikimedia Commons
- Human Timeline (Interactive) – Viện Smithsonian, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Hoa Kỳ (tháng 8 năm 2016).