Người Tiều (Việt Nam)

Người Tiều là cách gọi người người Triều Châu, là bộ phận người Hoa xuất xứ từ Triều Châu, Trung Quốc, đến định cư sinh sống ở Việt Nam. Người Tiều chiếm số đông trong cộng đồng di dân Trung Hoa. Người Hoa Triều Châu tập trung sinh sống đông đúc ở Chợ Lớn, ngoài ra còn tập trung sinh sống ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu, Hà Tiên (Kiên Giang).

Người Tiều
潮州人/潮汕人
Khu vực có số dân đáng kể
Chợ Lớn, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng Tháp
Ngôn ngữ
Tiếng Triều Châu, Tiếng Việt
Tôn giáo
Chủ yếu là Tôn giáo dân gian Trung Quốc (kể cả Đạo giáo, Nho giáo, thờ cúng tổ tiên và khác) và Đại thừa.
Sắc tộc có liên quan
khác người Hán, Người Triều Châu

Trên toàn thế giới, người Tiều hiện nay có dân số khoảng 25 triệu và có mặt tại hơn 40 quốc gia.[1]

Giới thiệu

sửa
 
Hội quán Nghĩa An, Thành phố Hồ Chí Minh
 
Hội quán Triều Châu, Hội An.

Theo tư liệu, người Hoa di cư đến đàng Trong từ thế kỷ 17. Khi nhà Nguyễn ban hành quy chế thành lập các Bang Hoa Kiều, người Hoa sinh sống ở Việt Nam có tất cả là 7 bang, đã có 1 bang của người Tiều, (bên cạnh 6 bang khác là: Quảng Triệu (còn gọi là Bang Quảng Đông), Khách Gia, Phước Kiến, Phước Châu, Hải NamQuỳnh Châu).

Dân Tiều thường mang họ Trần, Trương, Lý, Lâm, Mã, Quách, Tạ, Trầm, Nhiêu, Huỳnh ...[2] Người Tiều ở Nam Bộ sống chan hòa với cộng đồng người Việt và Khmer. Họ hòa nhập cùng các lễ tục của cộng đồng nhưng vẫn giữ nét văn hóa cổ truyền của dân tộc mình.[3]

Doanh nhân Tiều rất giỏi làm giàu nên thành đạt và đóng góp tài lực dồi dào cho xã hội. Có thời, những ngai "vua" trong các ngành nghề kinh doanh ở Chợ Lớn đều do người Tiều nắm giữ.

Người Tiều có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Tiều. Người Tiều nói riêng cùng với cộng đồng người Hoa kiều nói chung có nền văn hóa nghệ thuật phát triển rất phong phú, đặc sắc, mang đậm nét Trung Hoa truyền thống. Trong đó, hát tiều là thể loại ca kịch độc đáo vẫn được bảo tồn, phát triển.[4]

Tại Việt Nam, ẩm thực của người Tiều phong phú và đặc sắc với nhiều món ăn đã thành danh và được người dân yêu chuộng như xá bấu (chai por), phá lấu (lou mei), cháo Tiều, bột chiên (chai tau kueh), bò pía, hủ tiếu Hồ (kway chap), hủ tiếu (kway teow), chè hột gà nấu đường, bánh lá liễu...

Người Tiều cũng như các cộng đồng người Hoa khác có các hội quán, không chỉ là nơi có ý nghĩa về tín ngưỡng mà còn là nơi sinh hoạt gặp gỡ của cộng đồng như Hội quán Triều Châu (chùa Ông Bổn) tại Hội An được người Tiều xây dựng vào năm 1845, làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng khi đến Hội An sinh sống; Hội quán Nghĩa An tại quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là nơi chiêm bái của người Tiều ở vùng Chợ Lớn, mà còn là một công trình có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.[5][6]

Người Tiều nổi tiếng

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Things you must know as a Teochew”. theteochewstore.org. Ngày 23 tháng 11 năm 2014.
  2. ^ “Người Tiều chịu chơi”. Báo Người Lao động. Ngày 24 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ “Người Tiều ăn Tết”. Báo Thanh Niên. Ngày 18 tháng 2 năm 2010.
  4. ^ “Độc đáo hát Tiều người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn”. Báo Giáo dục và thời đại. Ngày 18 tháng 11 năm 2018.[liên kết hỏng]
  5. ^ Kiến thức phục vụ thuyết minh du lịch, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chính Minh, 1995, tr. 56.
  6. ^ Sài Gòn năm xưa, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 197.