Người Saba hoặc Sabea (tiếng Ả Rập: اَلـسَّبَئِيُّون, as-Saba’iyyūn; tiếng Hebrew: סבא; Musnad: 𐩪𐩨𐩱) là một tộc người cổ đại nói một ngôn ngữ Nam Ả rập cổ đại, họ sinh sống ở khu vực miền nam bán đảo Ả Rập.[1]

Vương quốc Saba
Tên bản ngữ
  • مَمْلَكَة سَبَأ
trong khoảng giữa năm 1200 và 800 TCN–275 SCN
Sabaeans (khaki) vào thế kỷ thứ 3 SCN
Sabaeans (khaki) vào thế kỷ thứ 3 SCN
Thủ đôSirwah
Ma'rib, Sana'a
Ngôn ngữ thông dụngSaba
Tôn giáo chính
Các tôn giáo Ả rập tiền Islam
Chính trị
Chính phủQuân Chủ
Mukarrib 
• 700–680 TCN
Karibi-ilu
• 620–600 TCN
Karib'il Watar
• 60–20 TCN
Ilasaros
Lịch sử
Thời kỳThời đại đồ sắt tới Kỷ nguyên Cổ điển
• Thành lập
trong khoảng giữa năm 1200 và 800 TCN
• Giải thể
275 SCN
Kế tục
Himyarite Kingdom

Vương quốc Saba’ (tiếng Ả Rập: سَـبَـأ)[2][3] được đồng nhất với vùng đất của Sheba trong Kinh thánh.[4][5][6] Quan điểm cho rằng vương quốc của Sheba trong kinh thánh là nền văn minh Semit cổ đại của Saba ở miền Nam Ả Rập lại gây tranh cãi: Israel FinkelsteinNeil Asher Silberman viết rằng "vương quốc Saba đã bắt đầu phát triển chỉ từ thế kỷ thứ 8 TCN trở đi" và rằng câu chuyện của Solomonnữ hoàng Sheba là "một tác phẩm thế kỷ thứ 7 được biên soạn sai thời gian với ý định để hợp thức hóa sự tham gia của Judah trong tuyến thương mại giàu có với Ả Rập."[7][cần giải thích] Viện bảo tàng Anh tuyên bố rằng không có bằng chứng khảo cổ học nào dành cho một vị nữ hoàng như vậy ngoại trừ vương quốc được miêu tả là thuộc về bà là Saba, "vương quốc cổ nhất và quan trọng nhất trong số các vương quốc ở miền Nam Ả Rập".[8] Kenneth Kitchen xác định khoảng thời gian của vương quốc này là từ năm 1200 TCN cho tới tận năm 275 CN, cùng với kinh đô của nó là Ma'rib.[9] Vương quốc này đã sụp đổ sau một cuộc nội chiến kéo dài nhưng rời rạc giữa một vài triều đại Yemen tuyên bố vương quyền;[10][11] và từ đó vương quốc Himyar đã trỗi dậy là kẻ chiến thắng.

Người Saba được đề cập vài lần trong Kinh thánh Hebrew. Trong kinh Quran, họ được miêu tả là cư dân của Saba’,[2][3] hoặc là cư dân của Tubba' qawm Ṭubba‘ (tiếng Ả Rập: قَـوْم تُـبَّـع[12][13]).[14]

Lịch sử

sửa
 
Bức tượng "Người đồng" tìm thấy tại Al-Baydā' (Nashqum cổ đại, Vương quốc Saba'). Thế kỷ thứ 6–5 TCN. bảo tàng Louvre

Nguồn gốc của vương quốc Saba là không chắc chắn. Kenneth Kitchen xác định khoảng thời gian của vương quốc này là vào khoảng năm 1200 TCN,[15] trong khi Israel Finkelstein và Neil Asher Silberman viết rằng "vương quốc Saba đã bắt đầu phát triển từ thế kỷ thứ 8 TCN trở đi",[16] và Jan Ratso viết rằng "hầu như không có bằng chứng gì" dành cho một vương quốc như vậy cho tới tận thế kỷ thứ 9 hoặc thứ 8.[17] Ban đầu, người Saba là một trong số các sha`bs, "các cộng đồng", nằm ở bờ rìa của sa mạc Sayhad. Ngay từ rất sớm, vào giai đoạn đầu của thiên niên kỷ thứ 1 TCN, các nhà lãnh đạo chính trị ( 'mlk) của cộng đồng này đã thành công trong việc tạo ra một liên bang khổng lồ từ các sha`bs chiếm lĩnh phần lớn khu vực miền nam Ả Rập, và sử dụng tước hiệu mkrb SB', "mukarrib của người Saba".[18]

Một vài nhân tố đã gây ra sự suy yếu trực tiếp của nhà nước Saba và nền văn minh của nó vào giai đoạn cuối thiên niên kỷ thứ 1 TCN.[19] Saba' đã bị vương quốc Himyar chinh phục vào đầu thế kỷ thứ 1 TCN; nhưng sau khi vương quốc Himyar đầu tiên tan rã, vương quốc Trung kỳ Saba đã được tái lập vào đầu thế kỷ thứ 2,[20] Vương quốc Trung kỳ Saba này khác với vương quốc Saba cổ đại ở nhiều khía cạnh quan trọng.[21] Vương quốc Saba cuối cùng đã bị vương quốc Ḥimyar chinh phục vào giai đoạn cuối thế kỷ thứ 3 vào thời điểm này kinh đô của nó là Ma'rib. Nó nằm dọc theo dải đất sa mạc được các nhà địa lý Ả rập thời trung cổ gọi tên là Sayhad, ngày nay nó có tên gọi là Ramlat al-Sab'atayn.

Chú thích

sửa
  1. ^ Stuart Munro-Hay, Aksum: An African Civilization of Late Antiquity, 1991.
  2. ^ a b Qur'an 27:6
  3. ^ a b Qur'an 34:15
  4. ^ Robert D. Burrowes (2010). Historical Dictionary of Yemen. Rowman & Littlefield. tr. 319. ISBN 0810855283.
  5. ^ St. John Simpson (2002). Queen of Sheba: treasures from ancient Yemen. British Museum Press. tr. 8. ISBN 0714111511.
  6. ^ Kenneth Anderson Kitchen (2003). On the Reliability of the Old Testament. Wm. B. Eerdmans Publishing. tr. 116. ISBN 0802849601.
  7. ^ Israel Finkelstein, Neil Asher Silberman, David and Solomon: In Search of the Bible's Sacred Kings and the Roots of the Western Tradition p. 171
  8. ^ “The kingdoms of ancient South Arabia”. Britishmuseum.org. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
  9. ^ Kenneth A. Kitchen: The World of "Ancient Arabia" Series. Documentation for Ancient Arabia. Part I. Chronological Framework and Historical Sources p.110
  10. ^ D. H. Muller, 1891; Mordtmann, Himyarische Inschriften, 1893, p. 53
  11. ^ Javad Ali, The Articulate in the History of Arabs before Islam, Volume 2, p. 420
  12. ^ Qur'an 44:37
  13. ^ Qur'an 50:12
  14. ^ Brannon M. Wheeler (2002). Prophets in the Quran: An Introduction to the Quran and Muslim Exegesis. Continuum International Publishing Group. tr. 166. ISBN 0-8264-4956-5.
  15. ^ Kenneth A. Kitchen: The World of "Ancient Arabia Series. Documentation for Ancient Arabia. Part I. Chronological Framework and Historical Sources, p.110
  16. ^ Israel Finkelstein, Neil Asher Silberman, David and Solomon: In Search of the Bible's Sacred Kings and the Roots of the Western Tradition, p. 171
  17. ^ Retso, Jan (2002). The Arabs in Antiquity: Their History from the Assyrians to the Umayyads. Routledge. tr. 175. ISBN 978-0700716791.
  18. ^ Andrey Korotayev. Pre-Islamic Yemen. Wiesbaden: Harrassowitz Verlag, 1996. ISBN 3-447-03679-6. P. 2-3.
  19. ^ Andrey Korotayev. Ancient Yemen. Oxford: Oxford University Press, 1995. ISBN 0-19-922237-1. P. 98.
  20. ^ Andrey Korotayev. Pre-Islamic Yemen. Wiesbaden: Harrassowitz Verlag, 1996. ISBN 3-447-03679-6.
  21. ^ KOROTAYEV, A. (1994). Middle Sabaic BN Z: clan group, or head of clan?. Journal of semitic studies, 39(2), 207-219.

Liên kết ngoài

sửa