Người Makassar (còn gọi là Macassar, Mangasara, Mengkasara, Taena, Tena, hoặc Gowa) là một nhóm dân tộc sinh sống ở phía Nam bán đảo Nam Sulawesi (trước đây gọi là Celebes) ở Indonesia. Họ sống quanh thành phố Makassar là thủ phủ của tỉnh Nam Sulawesi, cũng như ở cao nguyên Konjo, các khu vực ven biển, và các đảo Selayar (Saleyer) và Spermonde.

Người Makassar
Tu Mangkasara'
ᨈᨕᨘ ᨆᨀᨔᨑ
A Makassar man, 1913.
Khu vực có số dân đáng kể
 Indonesia (2010 census)2.672.590[1]
     Nam Sulawesi2.380.208
     Đông Nam Sulawesi59.301
     Tây New Guinea41.239
     Đông Kalimantan31.701
     Jakarta29.444
     Tây Sulawesi25.367
 Malaysia1.654.398
Ngôn ngữ
Tiếng Makassar, Makassar Malay, Indonesia
Tôn giáo
Chủ yếu là Islam, một số Animism, Shaman, Kitô
Sắc tộc có liên quan
Bugis, Mandar, Toraja

Người Makassar nói tiếng Makassar, một ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ đến tiếng Bugis và cùng với một thổ ngữ của tiếng Malay được gọi là Makassar Malay. Tiếng Makassar được phân loại trong nhánh Nam Sulawesi trong nhóm ngôn ngữ Malay-Sumbawa thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo [2].

Lịch sử

sửa

Ngôn ngữ

sửa

Tiếng Makassar

sửa

Tiếng Makassar, cũng được gọi là "Basa Mangkasara", mã ISO: mak, là ngôn ngữ chính của người Makassar vùng Nam Sulawesi, Indonesia. Ngôn ngữ này được phân loại là một phần của chi nhánh Makassar của chi nhánh Nam Sulawesi, thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo (Austronesia) [2][3].

Tiếng Makassar Malay

sửa

Tiếng Makassar Malay, thường được gọi là "Logat Makassar" (Makassar Dialect) mã ISO: mfp, là một thổ ngữ của tiếng Malay. Ngôn ngữ này được sử dụng như là ngôn ngữ thương mại tại cảng Makassar, Nam Sulawesi. Số lượng người nói đạt được 1.889 triệu người vào năm 2000 và một số lượng ước tính số người dùng này đang tiếp tục phát triển, có thể đạt đến 3,5 triệu người. Ngôn ngữ này chủ yếu được sử dụng bởi người nhập cư từ bên ngoài vào thành phố Makassar, và cư dân ở phần nam bán đảo Sulawesi, phần lớn là các cư dân trẻ và những người không thạo tiếng Makassar.

Văn hóa

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Kewarganegaraan, Suku Bangsa, Agama dan Bahasa Sehari-hari Penduduk Indonesia Hasil Sensus Penduduk 2010. Badan Pusat Statistik. 2011. ISBN 9789790644175.
  2. ^ a b Makassar at Ethnologue. "Austronesian, Malayo-Polynesian, South Sulawesi", Makassarese Malay. Ethnologue, 2010. Truy cập 10/10/2017.
  3. ^ Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Makasar". Glottolog 3.0. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History.