Người Lombard hay Langobard (tiếng La Tinh: Langobardī) là một bộ tộc German đã thống trị một vương quốc ở Ý từ năm 568 đến 774.

Miện đồng của Lombardy, được sử dụng cho lễ đăng quang của vua Ý cho tới năm 1946.

Sử gia người Lombard là Paul người trợ tế đã viết trong Historia Langobardorum rằng người Lombard bắt nguồn từ một bộ tộc nhỏ gọi là Winnili,[1] cư ngụ ở nam Scandinavia[2] (Scadanan), bộ tộc này đã di cư xuống phía nam để tìm kiếm những vùng đất mới. Vào thế kỷ thứ nhất sau CN, họ thành lập nên một phần Suebi, ở phía tây bắc nước Đức ngày nay. Vào thế kỷ thứ 5, họ chuyển tới khu vực mà ngày nay gần trùng khớp với Áo, nằm ở phía bắc sông Danube, tại đây họ đã khuất phục người Herul và sau đó tiến hành các cuộc chiến với người Gepid. Vua của Lombard là Audoin đã đánh bại thủ lĩnh Thurisind của người Gepid năm 551 hoặc 552; người kế tục ông là Alboin cuối cùng đã hủy diệt người Gepid trong trận Asfeld năm 567.

Sau chiến thắng, Alboin quyết định cho dân di cư tới Ý, nơi đã trở nên rất thưa thớt dân cư sau cuộc chiến tranh Gothic (535–554) kéo dài giữa Đế quốc ByzantineVương quốc Ostrogoth. Rất nhiều người Saxon, Herul, Gepid, Bulgar, Thuringian, và Ostrogoth đã gia nhập với người Lombard và cuộc chiếm đóng Ý của người Lombard gần như không có đối thủ. Cuối năm 569, họ đã chiếm được hầu hết các thành phố chủ chốt phía bắc sông Po ngoại trừ Pavia, thành phố thất thủ vào năm 572. Cùng lúc đó, họ cũng chiếm đóng những khu vực ở miền TrungNam Ý. Họ thành lập nên Vương quốc Lombard và sau đổi tên thành Regnum Italicum ("Vương quốc Ý"), vương quốc này đạt tới đỉnh cao vào thế kỷ 8 dưới sự trị vì của nhà lãnh đạo Liutprand. Năm 774, vương quốc bị vua người FrankCharlemagne chinh phục và bị sáp nhập vào đế chế của người Frank. Tuy nhiên, các quý tộc Lombard tiếp tục cai trị nhiều khu vực của Bán đảo Ý cho tới thế kỷ 11, khi họ bị người Norman khuất phục và sáp nhập vào Vương quốc Sicilia. Di sản của họ cho tới ngày nay chính là cái tên của vùng Lombardia.

Lịch sử

sửa

Nguồn gốc và tên gọi

sửa

Tác phẩm đầy đủ nhất về nguồn gốc, lịch sử, và phong tục tập quán của người Lombard là Historia Langobardorum (Lịch sử của người Lombard) của Paul người trợ tế, được viết vào thế kỷ thứ 8. Tuy nhiên, nguồn sử liệu chính cho Paul về nguồn gốc người Lombard, lại đến từ tác phẩm được viết vào thế kỷ thứ 7 Origo Gentis Langobardorum (Nguồn gốc của người Lombard).

Origo Gentis Langobardorum kể về câu chuyện của một bộ lạc nhỏ được gọi là Winnili[1] ở miền nam Scandinavia ][2] (Scadanan) (tác phẩm Codex Gothanus viết rằng đầu tiên người Winnili cư ngụ gần một con sông được gọi là Vindilicus trên ranh giới tận cùng Gaul.) [3] người Winnili được chia thành ba nhóm và một phần rời bỏ quê hương của họ để tìm kiếm vùng đất mới. Lý do cho cuộc di cư có thể là do gia tăng dân số.[4] Những người ra đi được dẫn đầu bởi anh em Ybor và Aio cùng mẹ của họ Gambara[5] và họ đã đặt chân đến vùng đất Scoringa, có lẽ là bờ biển Baltic[6] hoặc Bardengau bên bờ sông Elbe.[7] Scoringa được cai trị bởi người Vandal, và các vị tù trưởng của họ, anh em Ambri và Assi, những người bắt người Winnili phải lựa chọn giữa cống nạp hoặc chiến tranh.

Người Winnili đều là chàng tri trẻ và dũng cảm, họ từ chối cống nạp và nói " tốt hơn hết là hãy bảo vệ tự do bằng đôi tay còn hơn là làm vấy bẩn nó bằng cách nộp cống".[8] Người Vandal đã chuẩn bị cho chiến tranh và đã thỉnh cầu thần Godan (thần Odin[2]), người đã trả lời rằng ông sẽ ban chiến thắng cho những người mà ông nhìn thấy đầu tiên vào lúc bình minh.[9] Người Winnili có ít người hơn [8] và Gambara đã cầu xin sự giúp đỡ từ Frea (nữ thần Frigg[2]), người đã khuyên rằng tất cả phụ nữ Winnili nên buộc tóc của họ ở phía trước của khuôn mặt của họ khiến nó giống như râu và hành quân với những người chồng của họ. Vì vậy, khi mà Godan phát hiện người Winnili đến đầu tiên, và hỏi, "những kẻ râu dài này là ai?" và Frea trả lời, "chúa tể của ta, người hãy ban cho họ tên, và bây giờ người cũng hãy ban cho họ chiến thắng".[10] Từ thời điểm đó trở đi, người Winnili đã được biết đến như là người Langobards (Tiếng Latinh và Ý hóa là Lombard).

Khi Paul người trợ tế viết tác phẩm Historia giữa năm 787 và 796, ông là một tu sĩ Công giáo. Ông nghĩ rằng những câu chuyện đa thần giáo về người dân của mình thật "ngớ ngẩn" và "nực cười".[9][11] Paul giải thích rằng tên "Langobard" đến từ chiều dài bộ râu của họ[12]. Một giả thuyết hiện đại cho rằng cái tên "Langobard "xuất phát từ Langbarðr, một cái tên gọi khác của Odin [12].

Bằng chứng khảo cổ học và những cuộc di cư

sửa

Kết hợp từ những ghi chép của Strabo (20 CN) và Tacitus (117 CN), ta biết được người Lombard cư ngụ ở gần cửa sông Elbe ngay sau khi bắt đầu kỷ nguyên Kitô giáo, bên cạnh người Chauci[13] Strabo cho rằng người Lombard cư ngụ cả hai bên bở của sông Elbe[14] Nhà khảo cổ học người Đức Willi Wegewitz đã xác định được một số vị trí mai táng thời kì đồ sắt ở hạ lưu Elbe như Langobardic.[15] Những bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng người Lombard là những cư dân canh tác nông nghiệp.[16]

Những ghi chép đề cập đến người Lombard đầu tiên là vào giữa năm 9CN và năm 16 CN, khi mà sử quan La Mã Velleius Paterculus, người đã tham gia một cuộc viễn chinh của người La Mã với chức vụ thái thú kỵ binh.[13] Paterculus mô tả người Lombard là "hung tợn hơn những người Đức man rợ bình thường"[17]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Priester, 16. From the Old Germanic Winnan, meaning "fighting", "winning".
  2. ^ a b c d Harrison, D.; Svensson, K. (2007). Vikingaliv Fälth & Hässler, Värnamo. ISBN 978-91-27-35725-9 p. 74 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “dick” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ CG, II.
  4. ^ Menghin, 13.
  5. ^ Priester, 16. Grimm, Deutsche Mythologie, I, 336. Old Germanic for "Strenuus", "Sibyl".
  6. ^ Priester, 16
  7. ^ Hammerstein-Loxton, 56.
  8. ^ a b PD, VII.
  9. ^ a b PD, VIII.
  10. ^ OGL, appendix 11.
  11. ^ Priester, 17
  12. ^ a b Pohl and Erhart. Nedoma, 449–445.
  13. ^ a b Menghin, 15.
  14. ^ Strabo, VII, 1, 3. Menghin, 15.
  15. ^ Wegewitz, Das langobardische Brandgräberfeld von Putensen, Kreis Harburg (1972), 1–29. Problemi della civilita e dell'economia Longobarda, Milan (1964), 19ff.
  16. ^ Priester, 18.
  17. ^ Velleius, Hist. Rom. II, 106. Schmidt, 5.