Ngũ tộc cộng hòa là một trong những nguyên tắc quan trọng khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập năm 1911 cùng thời điểm diễn ra cách mạng Tân Hợi.[1][2][3][4]

Ngũ tộc cộng hòa
Lá cờ ở giữa là cờ ngũ sắc của Trung Hoa Dân Quốc, dòng chữ ở bên dưới viết: "Cộng hòa vạn tuế" (共和萬歲)
Phồn thể五族共和
Nghĩa đennăm dân tộc cùng chung sống hòa thuận với nhau
Quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc
TênCờ 5 màu (五色旗)
Sử dụngDân sựcờ nhà nước
Tỉ lệ5:8
Ngày phê chuẩn10 tháng 1 năm 1912

Mô tả

sửa

Nguyên tắc này nhấn mạnh sự chung sống hài hòa của năm dân tộc lớn nhất Trung Quốc mà được đại diện bằng những sọc màu trên quốc kỳ ngũ sắc của nền cộng hòa: người Hán (đỏ), người Mãn Châu (vàng), người Mông Cổ (xanh), người Hồi (tức người Hồi giáo) (trắng) và người Tây Tạng (đen).[5] Tuy nhiên rất nhiều người cho rằng học thuyết này thực chất vẫn lấy người Hán làm trung tâm.

Thuật ngữ "Hồi giáo" trong văn cảnh này (kể cả thuật ngữ 回, Hồi trong tiếng Trung) chủ yếu đề cập đến những người Turk theo đạo Hồi ở miền tây Trung Quốc kể từ khi cái tên "Hồi Cương" (回疆; "Huijiang") được đổi thành Tân Cương dưới thời nhà Thanh.[6].

Lịch sử

sửa

Sau khởi nghĩa Vũ Xương, nhà Thanh chuyển giao quyền lực cho Trung Hoa Dân Quốc. Đã có một số lá cờ được Đồng Minh Hội sử dụng. Các đơn vị quân sự của Vũ Xương muốn dùng cờ 9 sao có thái cực đồ.[7] Còn Tôn Dật Tiên lại muốn sử dụng cờ Thanh Thiên Bạch Nhật để vinh danh Lục Hạo Đông.[5]

Mặc dù mục tiêu chung của các khởi nghĩa là chống người Mãn Châu, Tôn Trung Sơn, Tống Giáo NhânHoàng Hưng đều nhất trí hòa hợp chủng tộc phải được đặt lên hàng đầu; do đó các màu khác nhau được sử dụng trong lá quốc kỳ.[7] Ý kiến chung là tất cả các dân tộc ngoài người Hán cũng là người Trung Quốc mặc dù những người không phải người Hán chỉ chiếm tỉ lệ dân số tương đối nhỏ.[8]

Cờ "ngũ tộc cộng hòa" không còn được sử dụng nữa từ sau cuộc Bắc phạt (1926-1928).

Một biến thể của lá cờ này đã được dùng bởi Đế quốc Trung Hoa của Viên Thế Khảichính phủ bù nhìn thân Nhật của Mãn Châu Quốc. Tại Mãn Châu Quốc, khẩu hiệu "Ngũ sắc cộng hòa" cũng được sử dụng nhưng với năm dân tộc khác là người Nhật (đỏ), người Hán (xanh), người Mông Cổ (trắng), người Tây Tạng (đen) và người Mãn Châu (vàng).

Hình ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Murray A. Rubinstein (1994). Murray A. Rubinstein (biên tập). The Other Taiwan: 1945 to the present . M.E. Sharpe. tr. 416. ISBN 1-56324-193-5. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  2. ^ James A. Millward (2007). Eurasian crossroads: a history of Xinjiang . Columbia University Press. tr. 208. ISBN 0-231-13924-1. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  3. ^ The Far East: a history of the Western impact and the Eastern response (1830–1970). Paul Hibbert Clyde, Burton F. Beers . Prentice-Hall. 1971. tr. 409. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  4. ^ Making of America Project (1949). Harper's magazine, Volume 198. Harper's Magazine Co. tr. 104. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2011.
  5. ^ a b Fitzgerald, John. [1998] (1998). Awakening China: Politics, Culture, and Class in the Nationalist Revolution. Stanford University Press publishing. ISBN 0-8047-3337-6, ISBN 978-0-8047-3337-3. pg 180.
  6. ^ Suisheng Zhao (2004). A nation-state by construction: dynamics of modern Chinese nationalism . Stanford University Press. tr. 171. ISBN 0-8047-5001-7. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2011.
  7. ^ a b Hsiao-ting Lin. [2010] (2010). Modern China's ethnic frontiers: a journey to the west. Taylor & Francis publishing. ISBN 0-415-58264-4, ISBN 978-0-415-58264-3. pg 7.
  8. ^ Chow, Peter C. Y. [2008] (2008). The "one China" dilemma. Macmillan publishing. ISBN 1-4039-8394-1, ISBN 978-1-4039-8394-7. pg 31.