Lầu Năm Góc

(Đổi hướng từ Ngũ Giác Đài)

Lầu Năm Góc hay Ngũ Giác Đài là trụ sở của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Là biểu tượng của Quân đội Hoa Kỳ, cụm từ Lầu Năm Góc thường hoán dụ cho Bộ Quốc phòng và cũng như sự lãnh đạo của cơ quan này trong quân đội.

Lầu Năm Góc
Lầu Năm Góc
Map
Thông tin chung
Tình trạngĐã hoàn thành
Phong cáchCổ điển giản lược
Địa điểmQuận Arlington, Virginia, Hoa Kỳ
Địa chỉ1400 Defense Pentagon, Washington, DC 20301-1400
Tọa độ38°52′16″B 77°03′21″T / 38,87099°B 77,05596°T / 38.87099; -77.05596
Chủ sở hữuBộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Xây dựng
Khởi công11 tháng 9 năm 1941; 83 năm trước (1941-09-11)
Hoàn thành15 tháng 1 năm 1943; 81 năm trước (1943-01-15)
Nhà thầu chínhJohn McShain, Inc.
Chi phí xây dựng83 triệu USD (tương đương 1,1 tỷ USD năm 2018
Số tầng7
Diện tích sàn6.636.360 foot vuông (620.000 m2)
Chiều cao
Tính đến mái77 foot 3,5 inch (23,559 m)
Tính đến sàn cao nhất5
Thiết kế
Kiến trúc sưGeorge Bergstrom
David J. Witmer
Thông tin khác
Bãi đỗ xe67 mẫu Anh (27 ha)
Chú thích
Tổ hợp văn phòng Lầu năm góc
Vị tríJefferson Davis Hwy./VA 110 at I-395, Arlington, Virginia
Diện tích41 mẫu Anh (17 ha)
Xây/Thành lập1941 (1941)
Kiến trúc sưBergstrom, G.E.; Witmer, D.J.
Kiểu kiến trúcTân cổ điển, hiện đại, cổ điển giản lược
Số NRHP #89000932[1]
VLR #000-0072
Những ngày quan trọng
Đưa vào NRHP27 tháng 7 năm 1988
Công nhận VLR18 tháng 4 năm 1989[2]

Tọa lạc tại Quận Arlington, Virginia, với con sông Potomac ngăn cách cơ quan này với thủ đô Washington D.C, tòa nhà này được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ George Bergstrom và được xây dựng bởi nhà thầu John McShain. Tòa nhà này được khỏi công xây dựng vào ngày 11 tháng 9 năm 1941 và hoàn thành vào ngày 15 tháng 1 năm 1943. Trước khi được khởi công, Đại tướng Brehon Somervell chính là người đứng sau thúc đẩy dự án xây dựng này. Trong thời gian xây dựng, Đại tá Leslie Groves là người chịu trách nhiệm giám sát dự án này cho quân đội Hoa Kỳ.

Lầu Năm Góc là tòa nhà văn phòng rộng nhất thế giới với diện tích khoảng 6,500,000 foot vuông (hay 600,000 mét vuông) mà trong đó khoảng 3,700,000 foot vuông (hay 340,000 mét vuông) được sử dụng làm văn phòng. Khoảng 23,000 nhân viên quân sự và dân sự, cùng 3,000 nhân viên phi quốc phòng khác làm việc tại Lầu Năm Góc. Đúng như tên gọi, cơ quan này có 5 cạnh, với 5 lầu trên mặt đất và 2 tầng hầm. Mỗi tầng có 5 hành lang dạng vòng với tổng cộng chiều dài là 17.5 dặm (hay 28.2 km). Quảng trường hình ngũ giác ở trung tâm rộng 5 mẫu Anh (hay 20,000 mét vuông) có biệt danh là "ground zero" (tạm dịch: điểm gốc - điểm phát nổ của một quả bom) với giả định nó sẽ là mục tiêu chính khi chiến tranh hạt nhân bắt đầu bùng nổ.

Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, tròn 60 năm sau khi công trình này được khởi công, chuyến bay mang số hiệu 77 của hãng American Airlines bị không tặc và lao thẳng vào mạn phía tây của tòa nhà. Theo báo cáo của Ủy ban 9/11, tổng cộng có khoảng 189 người thiệt mạng tại địa điểm này trong vụ khủng bố năm đó, bao gồm 59 hành khách và phi hành đoàn cùng với 5 tên khủng bố trên máy bay, và 125 nạn nhân bên trong tòa nhà. Sự kiện do nhóm người ngoại quốc gây ra nhằm vào các cơ quan của chính phủ ở Washington lần này là một vụ tấn công nghiêm trọng trong lịch sử Hoa Kỳ kể từ khi thủ đô bị thiêu rụi bởi quân Anh trong Chiến tranh 1812.

Lầu Năm Góc được đưa vào Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ và là Danh lam Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ.

Trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia (NMCC)

sửa

Trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia (National Military Command Center) là khu phức hợp chỉ huy và liên lạc của Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ nhánh J-3 (Chiến dịch) nằm bên trong Lầu Năm Góc rộng 30,000sq ft (2800m2) phục vụ cho National Command Authority (Quyền chỉ huy quốc gia, ví dụ như Tổng thống Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ,...). Đây cũng là nơi chỉ huy vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm cho việc phóng vũ khí hạt nhân, thay đổi mã phóng vũ khí hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân và máy bay điều khiển trên bầu trời nước Mỹ, và nằm trong quy trình phóng vũ khí hạt nhân. NMCC có các nhiệm vụ chính sau: Phục vụ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, xử lý khủng hoảng, theo dõi các sự kiện toàn cầu và kiểm soát các vũ khí chiến lược. Đường dây nóng Washington - Moscow cũng được đặt trong NMCC, cùng với các khu vực khác như Nhà Trắng, điện KremliTrung tâm chỉ huy quân sự quốc gia dự phòng (ANMCC) nằm trong boongke kiên cố Raven Rock. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, NMCC cũng có một đường dây kết nối trực tiếp với trụ sở MACV tại Sài Gòn. Với trách nghiệm như vậy, có thể nói đây là một trong những nơi quyền lực nhất và quan trọng nhất đối với quân đội Mỹ nói riêng và toàn nước Mỹ nói chung.

NMCC các gồm khu vực sau:

CAC - Current Actions Center: Trung tâm phản ứng nhanh

ECR - Emergency Conference Room: Phòng thảo luận khẩn cấp

JCS Conference Room (The Tank): Phòng họp Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ

Một số hình ảnh về NMCC

sửa


Tham khảo

sửa
  1. ^ “Hệ thống Thông tin Sổ bộ Quốc gia”. Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. 9 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ “Virginia Landmarks Register”. Virginia Department of Historic Resources. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2013.

Liên kết ngoài

sửa